Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khu chợ Liên Hợp Quốc ở Lễ Bun Thạt Luống

Chủ nhật, 07:27 07/12/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Lễ hội Bun Thạt Luống (từ 8 - 13/11) là một trong những sinh hoạt văn hoá tâm linh lớn của nhân dân các bộ tộc Lào. Thạt Luống, theo tiếng Lào có nghĩa là Tháp to. Tương truyền trong ngôi tháp này còn lưu giữ xá lị của Đức Phật. Vì tháp nằm ở Thủ đô Vientiane nên hàng năm có rất nhiều du khách thập phương đến đây chiêm ngắm.

Chính vì thế, ở đây cũng hình thành một khu chợ khá đặc biệt. Bất cứ loại tiền nào cũng có thể mua được hàng mà không phải đổi sang bản tệ.
 
Thạt Luống và huyền thoại xá lị Đức Phật
 
Theo ông Sa Vắt (là một người học đại học và có 23 năm công tác ở Việt Nam) gọi Thát Luông hay Thạp Luông là không chính xác mà phải là Thạt Luống. (“Thạt” có nghĩa là tháp, “Luống” có nghĩa là to. Thạt Luống có nghĩa tháp to. Còn Bun Thạt Luống có nghĩa là Lễ hội tháp to).
 

Người dân đến dự lễ hội và cầu Đức Phật ban cho những điều lành trong cuộc sống.

 
Theo nhà sư Pa sợt Phu ma vông (một người trong ban Ban tổ chức của lễ hội), Thạt Luống được xây dựng lần đầu tiên vào năm 307 sau Công nguyên (nếu tính theo Phật lịch là vào năm 286 sau CN) với “chiều rộng 4 sải (6m) chiều cao 4 sải và một cùi chỏ (6,5m). Đến năm 1560 tức 2103 (Phật lịch), vua Lào khi đó là ngài Sệt Thá Thin Rạt xây dựng lại ngôi tháp này hoành tráng hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay. Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật.
 
Tương truyền, sau khi Đức Phật Thích ca mất, bộ xương chậu của Người được chuyển về Thạt Luống và có 5 nhà sư từ Ấn Độ đến trông coi. Cũng theo lưu truyền, đến nay một phần hài cốt của Đức Phật được lưu giữ ở bên trong tháp chính. Chính vì thế, trong thời gian diễn ra lễ hội, 4 cửa ra vào của Thạt Luống không mở. Trước đây, có người đã được vào Thạt Luống nhưng chỉ dừng lại ở chân tháp lớn. Và đến nay, sự thật về xá lị của Đức Phật cũng chỉ là huyền thoại.
 
Một trong những nét chính của lễ hội Bun Thạt Luống là lễ rước Tổn phơng. Tổn phơng là một mô hình mô phỏng theo kiến trúc Thạt Luống được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa bằng sáp màu vàng rực rỡ. Dưới tầng trệt bày rất nhiều hoa trái, vật lễ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc. Mỗi gia đình hay mỗi bản, hoặc một nhóm người chung nhau cúng một Tổn phơng. Các Phật tử tập trung thành hàng dọc, đốt nến, thắp hương. Hai người đi trước khiêng Tổn phơng lên vai, những người đi sau vừa đi vừa hò hét vui tươi theo nhịp trống đuôi. Sau khi dạo 3 vòng quanh Thạt Luống, họ dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính.
 

Toàn cảnh tháp Thạt Luống.

 
Đã từ lâu, lễ hội Thạt Luống trở thành một hoạt động văn hoá tâm linh lớn của nhân dân các bộ tộc Lào. Ngày lễ hội, người dân từ mọi nơi mang đến những bản sắc văn hoá vùng miền khác nhau. Dễ dàng nhận ra những người Lào Lùm (vùng đồng bằng) qua váy tơ lụa khăn đóng sặc sỡ, còn người Lào Xúng (trên cao) váy đen, áo chẽn, khăn đen, hoa văn trắng, vàng, đỏ. Mặc dù, các dàn âm thanh đang phát ra các bản nhạc hiện đại, nhưng trong lễ hội, kèn tre nẹt (những miếng gỗ, tre được kết lại trên khung gỗ), đặc biệt là trống đuôi dài vẫn hiện diện. Hoà mình cùng tôi trong dòng người về dự lễ hội, ông Sa Vắt tiếc rẻ: “Ở lễ hội năm nay tôi không thấy người ta thổi khèn bè nữa. Nhưng rất may là các đêm biểu diễn văn nghệ, các cháu còn múa lăm tơi, còn thuộc các điệu lăm tơi, lăm vông, lăm xắn. Xem các tiết mục này trong tôi cứ rưng rưng, cứ muốn lên sân khấu tay trong tay hoà vào cuộc nhảy”. Người Lào bây giờ cũng đang chịu ảnh hưởng văn hoá ngoại nhập khá nhiều. Những bức tượng Phật đúc bằng bạc hay chạm bằng gỗ khơ mu... thu hút du khách quốc tế tại các điểm phục vụ.
 
Và khu chợ “Liên hiệp quốc”
 
Bun Thạt Luống là ngày hội lớn nhất trong năm của nước Lào nên các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước không bỏ lỡ cơ hội vàng quảng bá thương hiệu và kinh doanh sản phẩm. Từ trục đường Noong bon  đến sân vận động khoảng 1.000m san sát các kiốt được dựng lên. “Năm nay việc sắp xếp bố trí các kiốt cho dù là dã chiến cũng ngăn nắp, không còn lộn xộn như những năm trước”, ông Sa Vắt nhận xét.
 
Hai hành lang đi vào sân vận động là kiốt bày bán các hàng bách hoá, một vài kiốt bày trò chơi ném lao. Phía trong sân vận động được chia thành các khu vực. Khu vực phía Tây là các dãy nhà quảng cáo sản phẩm ôtô, xe máy, điện tử điện lạnh, viễn thông. Phía Nam là các dãy nhà dịch vụ phục vụ giải khát. Phía Đông là dịch vụ bán hàng bách hoá. Nhộn nhịp nhất là phía Bắc phục vụ các trò chơi.
 
Tại các dãy nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm điện tử, điện lạnh chúng tôi bắt gặp nhiều doanh nhân Thái Lan ôn tồn cởi mở. Còn các doanh nhân Trung Quốc mang đến đây đủ thứ từ đồ chơi, đồ điện cho đến vải vóc quần áo, giày dép. Các gian hàng của Việt Nam được các thương nhân mang từ Vinh, Hà Tĩnh, Sài Gòn, Huế, Quảng Trị cũng không kém phần phong phú. Người Việt (nhất là Việt kiều) cũng nhanh chóng có những gian hàng trong sân vận động. Ông Sa Dit - chủ một kiốt ở đây cho biết: “Để có khoảng 12m2 đất trong sân vận động dựng kiốt bán hàng hoá chỉ trong thời kỳ diễn ra lễ hội phải trả một khoản tiền 2 triệu kíp (tương đương 4 triệu đồng Việt Nam)”.
 
Nhưng nhiều nhất là trăm ngàn thứ hàng hoá nội địa của Lào. Người Lào trong thời kỳ hội nhập và mở cửa cũng bắt đầu năng động. Đây là thổ cẩm của dân tộc Mông mang đến từ vùng cao, kia là mật ong, măng khô, mộc nhĩ. Những sản phẩm đan mây tre như giỏ đựng ấm nước, típ đựng xôi, đĩa được giới thiệu và thu hút khách du lịch. Phía trước sân có những cư dân mang hàng chục lồng chim sẻ nhằm phục vụ cho lễ  “Buông chim thả cá”. Rất nhiều dịch vụ tại chỗ từ ăn uống cho đến chụp ảnh phục vụ nhu cầu của khách hàng.
 

Khu chợ Thạp Luống.

 
Mặc dù doanh nhân thập phương nhưng phần lớn những người bán hàng ở đây đều rất hoà nhã, chào mời lịch sự. Bất đồng ngôn ngữ thì có người giúp đỡ. Khách mua hay không đều được phát tờ rơi quảng cáo với lời cảm ơn. Tiền thì không chỉ tiền kíp mà tiền baht, USD, VND đều được cả, không phải qua khâu đổi chác phiền hà.
 
Vientiane những ngày lễ hội nắng gắt, hanh hao, cho nên đêm đến không khí sôi động khác thường. Nườm nượp khách nhưng không hề chen lấn xô đẩy mất trật tự. Đã qua mùa kiêng, dịp lễ hội đàn ông được uống rượu, uống “truy lĩnh” những ngày kiêng khem. Nhưng người Lào uống rượu xong không quậy phá mà nhảy múa ca hát thân thiện.
 
Trong tiếng nhạc rộn ràng, trong ánh sáng rực rỡ của đêm Thạt Luống, khu vui chơi giải trí tấp nập nhộn nhịp. Ngoài những trò chơi dân gian truyền thống là các trò chơi hiện đại như đu bay, ôtô điện, cầu trượt... thu hút rất đông trẻ em tham gia vì các bậc cha mẹ có một dịp rỗi rãi để chiều lòng con trẻ. Sau một năm tất bật làm ăn, người Lào đến lễ hội để vui chơi, giải trí, để xả hơi, mua sắm. Cuộc chơi kéo dài có khi đến gần suốt đêm. Các thương nhân bán được hàng hoá thu về bộn tiền.
 
Đặc sản “cơm lam gà nướng” của Lào
 
Những du khách nước ngoài đến đây thường không thể bỏ qua văn hoá ẩm thực của người Lào. Vào một buổi tối, ông Sa Vắt rủ tôi đi dọc tuyến đường Noong bon đến Thạt Luống. Mùi cơm lam, gà nướng thơm phức. “Cơm lam, gà nướng là đặc sản ẩm thực Lào”.
 
Người phục vụ đến từ các làng quê, dựng lều bạt. Hàng dãy ống tre (không già, không non, còn tươi), mỗi ống dài khoảng 25cm được xếp cẩn thận. Gạo nếp được rưới nước cùi dừa. Hàng chục ống tre bỏ lên lửa đốt cho đến khi ống cháy thành than.
 
Người Lào có kinh nghiệm đốt đến lúc cơm chín là hạ lửa. Các ống tre cháy phần ngoài được gắp ra dùng dao gạt than đen và đẽo hết phần vỏ cháy. Chỉ còn lại ống lam bọc cơm, chỉ cần dùng tay tước vỏ lụa là phần cơm (rám màu lam) thơm phức. Chưa ăn đã thơm, nhai kỹ rất dẻo, bùi, béo, ngọt. Lại còn nóng hổi, nên vừa ăn vừa thổi phập phù. Còn món gà nướng không kém hấp dẫn. Gà “cỏ” làm sạch, tẩm gia vị và nhỏ vài giọt mật ong, cho lên bếp than Lào. Bếp rừng rực nồng đượm, không khói, mỡ và mật ong nhỏ xuống xèo xèo, bốc hương thơm nức.

Lê Văn Vỵ

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Midu tiết lộ 5 điều phải có ở người đàn ông muốn lấy làm chồng, tài chính là quan trọng nhất?

Midu tiết lộ 5 điều phải có ở người đàn ông muốn lấy làm chồng, tài chính là quan trọng nhất?

Giải trí - 25 phút trước

Giữa thông tin Midu chuẩn bị lên xe hoa thì những chia sẻ về người chồng lý tưởng của nữ diễn viên được cư dân mạng "đào" lại.

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong bản nhạc 'Going Home' do 'Vua kèn' saxophone Kenny G thực hiện

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong bản nhạc 'Going Home' do 'Vua kèn' saxophone Kenny G thực hiện

Xem - nghe - đọc - 1 giờ trước

GĐXH - Kenny G đã thể hiện bản nhạc quen thuộc "Going Home' trong clip để quảng bá hình ảnh Việt Nam. Các địa danh nổi tiếng như hình ảnh cầu Long Biên, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long xuất hiện đẹp lãng mạn và cổ kính khiến khán giả thêm tự hào về đất nước, con người quê hương.

Trương Ngọc Ánh: Tôi vào Facebook Anh Dũng, thấy người ta mắng chửi mà nóng máu

Trương Ngọc Ánh: Tôi vào Facebook Anh Dũng, thấy người ta mắng chửi mà nóng máu

Thế giới showbiz - 1 giờ trước

GĐXH - Diễn viên, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh chính thức lên tiếng về tin đồn thất thiệt liên quan tới bạn trai Anh Dũng và người mẫu Đào Lan Phương.

Nữ ca sĩ đất Mỏ nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: Sống giàu có và bí ẩn ở tuổi U50

Nữ ca sĩ đất Mỏ nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: Sống giàu có và bí ẩn ở tuổi U50

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Hồ Quỳnh Hương nổi tiếng với nhiều giải thưởng ở "Làn sóng xanh" những năm 2000. Hiện tại, sau những thăng trầm, cuộc sống của nữ ca sĩ thay đổi như thế nào?

Sao nữ vướng tin đồn sinh con cho Chủ tịch: Lộ loạt dấu hiệu đáng nghi sau 9 tháng ở ẩn, 3 năm vẫn giữ một thái độ

Sao nữ vướng tin đồn sinh con cho Chủ tịch: Lộ loạt dấu hiệu đáng nghi sau 9 tháng ở ẩn, 3 năm vẫn giữ một thái độ

Giải trí - 2 giờ trước

Sao nữ này có thời gian hạn chế lộ diện sau khi vướng vào ồn ào "trà xanh".

Kỷ niệm 8 năm ngày cưới bên chồng, Thư Kỳ hóa cô dâu siêu dễ thương ở tuổi 50

Kỷ niệm 8 năm ngày cưới bên chồng, Thư Kỳ hóa cô dâu siêu dễ thương ở tuổi 50

Giải trí - 4 giờ trước

Cuộc hôn nhân 8 năm của Thư Kỳ khiến bao người ngưỡng mộ.

Tản văn: Đức Trọng

Tản văn: Đức Trọng

Xem - nghe - đọc - 15 giờ trước

GĐXH - Tôi ngồi xuống phóng tầm mắt ra phía thung lũng dưới chân đồi, hít hà mùi ô-xy tinh khiết, mùi hương hoa dìu dịu rồi lặng lẽ thưởng thức những phút giây diệu kỳ của cuộc sống.

NSND Quốc Khánh và cuộc sống độc thân ở tuổi 61

NSND Quốc Khánh và cuộc sống độc thân ở tuổi 61

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - NSND Quốc Khánh không chỉ nổi tiếng với tài năng diễn xuất xuất sắc, nghệ sĩ còn thu hút sự quan tâm của khán giả bởi cuộc sống cá nhân đầy màu sắc và thú vị.

Vụ kiện gần một thập kỷ giữa Brad Pitt và Angelina Jolie

Vụ kiện gần một thập kỷ giữa Brad Pitt và Angelina Jolie

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Vụ kiện của Brad Pitt và Angelina Jolie không phải là ngoại lệ. Vụ kiện ly hôn giữa họ đã kéo dài suốt nhiều năm và thu hút sự quan tâm của không chỉ là các fan hâm mộ mà còn là của giới truyền thông và luật sư.

Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử "Bản tình ca mùa đông" và vợ kém 13 tuổi

Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử "Bản tình ca mùa đông" và vợ kém 13 tuổi

Giải trí - 17 giờ trước

Cuộc hôn nhân kín tiếng giữa nữ diễn viên Hàn Quốc Park Soo Jin và tài tử Bae Yong Joon luôn là một ẩn số với người hâm mộ. Cặp đôi kết hôn được 9 năm, có 2 con chung nhưng hiếm khi xuất hiện chung.

Top