Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khắc Huề chỉ đạo những gì?

Thứ năm, 07:35 30/08/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Hàng triệu người Việt Nam đã thuộc nằm lòng câu cửa miệng: “Chỉ đạo nghệ thuật: Khắc Huề”. Nhiều việc không dính dáng gì đến nghệ thuật, người ta cũng áp dụng câu nói đó.

Gặp người giữ “bản quyền thực sự” của câu “phương ngôn” này, chúng tôi đã được ông hé lộ nhiều chuyện chưa bao giờ kể về những “chỉ đạo” đã thật sự được nâng lên tầm “nghệ thuật”!

“Chỉ đạo nghệ thuật” hay “tạp vụ”?

- Người ta nói rất nhiều đến nghề chỉ đạo nghệ thuật của ông, nhưng ít ai biết ông vào nghề từ bao giờ...

- Tôi được biết đến về Violon từ những năm 60 của Thế kỷ trước (ông là nghệ sĩ violon đầu tiên Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1984 - PV). Nhưng đến năm 1980 - 1981, sau khi đi học ở nước ngoài về, tôi mới bập vào nghề chỉ đạo. Khi ấy, đời sống bao cấp quá khó khăn đã buộc Nhà hát Nhạc vũ kịch phải làm sao để cán bộ, diễn viên không... đói. Vì thế, tôi quyết định dựng chương trình nghiêm túc nhưng khiến khán giả phải háo hức mua vé vì có nhiều món sinh động: Dàn đàn dây, tốp ca; đơn ca; trích đoạn opera; hát những bài hát nước ngoài nổi tiếng; dân ca quan họ; ca cảnh...

Sau khi ra mắt thành công, tôi dẫn đoàn đi biểu diễn khắp Bắc Trung Nam, lên tận Lai Châu, Điện Biên, phố Ràng, phố Lu... trên 1 chiếc xe khách Hải  Âu và một chiếc xe tải chở đồ. Có những đợt diễn tại Đà Nẵng cả nửa tháng trời vì khán giả yêu mến quá.

Tất cả những nơi chúng tôi công diễn, đều có những áp phích to đùng: “Chỉ đạo nghệ thuật: Khắc Huề”. Khi chúng tôi trở lại, họ lại treo biển và reo loa: “Khắc Huệ đã vào!”, “Dàn nhạc Khắc Huề đuôi tôm đã vào!” (khi thực hiện trích đoạn opera, chúng tôi đều mặc áo đuôi tôm).

Nghệ sĩ Khắc Huề biểu diễn Violon.

- Ở giai đoạn hoàng kim, một tháng ông diễn bao nhiêu buổi và một năm đi đến bao nhiêu địa phương?

- Tôi không thể nhớ được. Nhiều lắm. Nhà hát nhạc vũ kịch là nhà hát Opera, ba lê nên mỗi lần ra được một chương trình phải hàng nửa năm. Trong thời gian ấy thì các vũ công và ca sĩ gần như ngồi chơi xơi nước. Hồi đó, nhạc nhẹ chưa nhiều, chương trình truyền hình đơn điệu, chưa có karaoke, thế nên dân chúng đến xem chúng tôi rất đông. Có thời điểm, cách một ngày chúng tôi diễn một buổi. Sau này không đi diễn các nơi nữa, tôi tổ chức chương trình “Khúc hát trữ tình” vào mỗi tối thứ 7 tại 51 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Chương trình này đã sáng đèn không ngừng nghỉ trong suốt 19 năm qua.

- Những việc ông làm cho thấy Khắc Huề không chỉ có mỗi việc chỉ đạo nghệ thuật?

- Đúng, tôi làm từ A-Z: Từ đọc loa quảng cáo, lo ăn lo ở, lo xăng xê, sân khấu, phông màn... đến chỉ huy dàn nhạc. Tất tật, cũng chẳng khác gì tạp vụ (cười).

Trả công đoàn văn công bằng... thớt

- Những kỷ niệm nào khiến ông nhớ nhất trong tháng ngày đi diễn khắp nơi như thế?

- Năm 1982, chúng tôi lên biên giới phía Bắc biểu diễn. Hồi đó biên giới vẫn đang có chiến sự. Ô tô chúng tôi đi dọc đường bị tai nạn, vỡ hết kính, nhưng Đoàn vẫn quyết tâm lên. Biểu diễn xong, sáng hôm sau chuẩn bị rút thì dân yêu cầu phải ở lại biểu diễn cho họ xem. Vừa đáp ứng lòng mong đợi của bà con, mà anh em cũng có thêm tí tiền để sắm Tết. Hai bên đều vui như hội.

Từ đó tôi mạnh dạn tiến công: Nếu tối diễn cho một đơn vị bộ đội nào đó, thì buổi sáng đã làm ngay một sô cho công nhân lâm trường, chiều làm một sô nữa cho bà con phố huyện. Thế là có ngày diễn 3 sô. Thu nhập anh em được cải thiện rõ rệt.

Còn rất nhiều kỷ niệm hay nữa. Ví dụ như có khi cả sô diễn chỉ được lâm trường trả công bằng những cái thớt gỗ và bữa cơm trưa.

Cách đây hơn chục năm, tôi lên diễn ở khu gang thép Thái Nguyên, đang rất bận bịu thì có một ông nằng nặc xin chụp ảnh cùng. Ông ấy khẩn khoản: “Các cháu nhà tôi làm gì cũng bảo: Để con chỉ đạo Khắc Huề cho. Bây giờ tôi phải chụp bằng được ảnh cùng anh cho bọn chúng biết thế nào là Khắc Huề thật”.

Tôi không phải là... hoạn quan

Khắc Huề: Cách đây hơn chục năm ở nơi tổ chức “Khúc hát trữ tình” 51 Trần Hưng Đạo – Hà Nội, có một kỷ niệm không thể nào quên được. Hôm đó cô phục vụ ở rạp gọi điện thoại cho tôi rất phấn khởi: “Toàn bộ gần 100 vé đã được bán hết”. Vì thế nên tôi ra muộn. Nhưng đến nơi thì thấy tất cả ghế ngồi đã được dọn đi hết, một lát thì thấy mấy chục chiếc xe lăn của một trại thương binh ở Hà Đông – Hà Tây tiến vào phòng.

Đó là những người đã chiến đấu ở Campuchia, biên giới Tây Nam. Thế là tôi quyết định thay đổi toàn bộ chương trình. Những “Đêm đông”, “Tuyết rơi”  được đổi thành “Mời anh đến thăm quê tôi”, “Mấy nhịp cầu tre”, “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát”, “Ap sa ra”... và kết thúc bằng “Bài ca hy vọng”: “Vì tương lai, đàn chim ơi cùng nhau cất cánh tới chân trời mới đang bừng sáng”. Tiếng vỗ tay rào rào không ngớt. Một anh thương binh nặng cầm micro nghẹn ngào: “Xin trân trọng cảm ơn nhạc sĩ... Quách Hòe” (thì ra lúc đó truyền hình đang chiếu phim Bao Công có nhân vật Quách Hòe). Tôi vui vẻ nói: Tôi không phải là Quách Hòe, đơn giản vì tôi không phải là... công công (hoạn quan).

Được trại phong Quy Hòa trao... bằng khen

Khắc Huề: Một kỷ niệm khác cũng khá buồn cười, đó là lần vào biểu diễn tại trại phong Quy Hòa. Hồi ấy, hiểu biết chưa đến nơi đến chốn, nên ngay cả văn công tỉnh cũng chẳng dám vào vì sợ lây bệnh. Tôi đành phải nói: Anh em nào dám xung kích thì đi với tôi. Cả tốp kéo vào, biểu diễn xong thì đi thăm các gia đình bệnh nhân. Quay đi quay lại cả đoàn chỉ còn mình tôi vì người khác sợ nên đã về hết. Vì không có tiền trả, nên sau đó lãnh đạo trại cũng mời đoàn một bữa ăn, nhưng anh em cũng “lủi” sạch vì sợ. Cuối cùng, họ trao cho tôi một cái bằng khen vì “Đã có thành tích nâng cao đời sống tinh thần cho người bệnh và người... không bệnh. Và là đoàn văn công Trung ương đầu tiên dám vào trại biểu diễn”.

- Đắt sô thế thì chắc chắn cát xê của ông và của đoàn cũng rủng rỉnh?

- Đương nhiên là đời sống anh em rất lên. Sau này, nhiều anh em cứ muốn... đẩy tôi lên làm lãnh đạo Nhà hát để có thể chăm lo đời sống cho họ tốt hơn (cười). Còn đời sống cá nhân tôi thì cũng như anh em, chẳng hơn cái gì cả. Tối hôm nào diễn xong đoàn cũng “đập phá” một trận rượu chân gà. Hồi đó mà được “đập phá” như vậy là khá... xa xỉ.

“Phù thủy” chỉ đạo nghệ thuật

- Mọi người bảo nhờ tài “phù thủy” của ông, nên xem chương trình ông làm, ai cũng hài lòng. Sự thực là thế nào?

- Đúng vậy, tôi chiều được tất. Khán thính giả trẻ thì tôi có “Phượng hồng”, “Quỳnh hương”...; già thì có “Suối mơ”, “Đêm đông”, “Chiều”...; những người học ở Nga về thì có “Triệu bông hồng”, “Chiều Matxcova”, “Bên dòng sông vắng”...; Ai ở Ý về thì được nghe: “Mặt trời của tôi”, “Trở về Suriento”...; còn ai lưu luyến với nước Pháp thì tôi cho nghe “Tuyết rơi”, “Lá rụng”... Tức là bất kỳ người khách nào bước vào, tôi cũng phải quan sát xem họ thuộc gu nào, từ đâu đến, thậm chí còn hỏi chuyện họ xem họ thích gì, để điều chỉnh chương trình ngay tức khắc cho phù hợp.

Còn nhớ một lần có đoàn khách phía Nam rất đông ra nghe “Khúc hát trữ tình”. Tôi nghĩ: Họ ở trong Nam thì biết đâu thích nhạc Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Nhưng khi nghe một hai bài, không thấy họ vỗ tay mấy, tôi lại lập tức điều chỉnh chương trình vì nghĩ chắc là họ thích Trịnh Công Sơn. Nhưng rồi “Nối vòng tay lớn” cất lên mà tiếng vỗ tay vẫn chừng mực, tôi mới xuống chỗ họ và hỏi. Thì ra đó là đoàn tham quan đến từ địa đạo Củ Chi ra Bắc đã đi thăm cây đa Tân Trào, vào Lăng viếng Bác. Thế là tôi quyết định ngay: “Tiếng hát giữa rừng Pác Pó”, “Bài ca không quên”, “Dáng đứng Bến Tre”, “Đất nước”... Ở dưới vỗ tay như sấm, họ cử người mua hoa mang lên tặng tôi tơi bời.

Còn lần vào diễn ở trại phong Quy Hòa. Khi chưa tới nơi thì đã nhận được yêu cầu hát một số bài về Hàn Mặc Tử. Ngay trên ô tô, tôi phải cho tập ngay mấy bài về thi sĩ này, đồng thời tôi phổ nhạc ngay một bài thơ của ông để kịp biểu diễn.

 Tôi đã “chữa khỏi bệnh” cho hàng loạt nghệ sĩ

- Có người nói hồi ấy ông còn năng động hơn cả bầu sô bây giờ?

-  Tôi luôn tìm mọi cách để anh em được diễn. Chỉ cần nơi nào có một mỏm đất nhỏ, có thể cắm cờ, chăng dây là đoàn chúng tôi hạ trại. Tôi cho chạy máy nổ, rồi tự mình ngồi lên ô tô cầm loa đi giới thiệu chương trình. Có lần đoàn tiến quân sang Sóc Sơn, Hà Nội. Đến nơi thì trời mưa, khách chẳng có ai, anh em ngán ngẩm. Tôi quyết định nhảy lên xe tải, tự tay cầm loa quảng cáo oang oang quanh vùng, đồng thời lệnh cho 3 xe tải chở miễn phí bà con từ những nơi cách xa vài km, về địa điểm công diễn. Thế là đêm ấy lại đông nghẹt.

Tôi nhớ một lần khác, Nhà hát có nhiệm vụ đi biểu diễn ở biên giới vào dịp 22 Tết âm lịch. Đích thân Giám đốc dẫn anh em đi. Thế nhưng trước khi đi thì một hiện tượng lạ xảy ra: Đa số đều có đơn xin được ở lại. Người thì lý do con ốm, người lý do bố ốm, người thì ông nội ngã, người thì vợ sắp đẻ, người thì bị cảm lạnh... Thấy gay quá ông giám đốc cầu cứu: “Ông giúp tôi”. Tôi nói: “Yên tâm, tôi sẽ chữa khỏi bệnh cho họ”.

Tôi bảo ông giám đốc: “Anh định chi tiền xăng cho đoàn bao nhiêu, tiền bồi dưỡng cả chuyến cho anh em bao nhiêu, tiền ăn bao nhiêu? hãy đưa hết cho tôi”. Hôm sau, tôi mang tất cả những khoản ấy đến nhà từng người: “Xin gửi trước anh chị 300.000đ tiền cả chuyến đi để anh chị có thể đặt nồi bánh chưng Tết”. Tất cả ngỡ ngàng và hỏi lại: “Chúng tôi cầm tiền thì anh lấy tiền đâu mua xăng, chi ăn cho đoàn?”. Tôi bảo không lo. Hôm sau, chúng tôi lên đường sớm một ngày.  Đến thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) mọi người mới ngã ngửa vì suốt dọc đường chính, cổng chợ đã treo đầy pano, áp phích: “Buổi biểu diễn đặc sắc của Nhà hát Nhạc vũ kịch TƯ; chỉ đạo nghệ thuật Khắc Huề”. Thực ra tôi đã cho người đi tiền trạm để chuẩn bị. Tôi bảo: “Anh em hãy lên khách sạn ngủ, còn Khắc Huề sẽ đi đọc loa quảng cáo cho đêm diễn”. Tối ấy rạp Uông Bí chút nữa thì vỡ vì đông quá!

Thế là trước khi diễn cho bộ đội, đoàn đã có 3 sô diễn cho dân để tăng thêm thu nhập (còn được quà là trà, bánh), chả lạm chi đồng nào của anh em.

Một lần khác, đoàn chúng tôi đang diễn ở Bình Định thì có một đồng chí lãnh đạo từ trần. Vậy trong 5 ngày để tang cụ thì chả nhẽ để anh em ngồi không? Thế thì đói. Tôi bèn chia quân ra, anh thì vào đài phát thanh tỉnh thu sẵn một vài bài hát để sau này họ phát; chị thì vào trại phong dựng hoạt  cảnh; anh khác thì ra ngã ba Phú Tài tập văn nghệ cho một xí nghiệp chuẩn bị đi hội diễn. Còn trưởng đoàn Khắc Huề thì ngồi phối khí mấy bài hát. Có việc là có tiền mà lại đỡ nhàn cư vi bất thiện.

 Cứu Nhà hát và cứu đoàn đàm phán

- Đi diễn dã chiến nhiều thế, có bao giờ ông gặp tai nạn nghề nghiệp?

- Không có một tai nạn nào cả vì tôi ứng biến rất nhanh. Có lần tôi đã cứu sự đổ vỡ chương trình của Nhà hát. Hồi ấy cả đoàn sang Viêng chăn (Lào) biểu diễn, nhưng chuẩn bị thế nào lại không mang trang phục, đạo cụ diễn đi cùng, mà ngày mai thì phải diễn rồi. Lãnh đạo Nhà hát nhảy lên như choi choi, bảo phải hoãn chương trình thôi và lại cầu cứu tôi. Tôi bảo: “Có gì khó đâu”. Tôi đến các đoàn văn công của Lào hỏi mượn. Và thế là chỉ trong một buổi sáng đoàn đã có đủ cồng chiêng, giáo mác, quần áo.

Một lần khác, tôi cũng cứu một cuộc đàm phán khỏi đổ vỡ. Đó là một buổi ký kết hợp đồng về nạo vét sông biển của phái đoàn một nước theo đạo Hồi với Bộ Giao thông của ta, cách đây hơn chục năm. Cả đoàn ngồi trên con tàu Nàng Tiên Cá chạy vòng quanh Hồ Tây. Hôm đó các thành viên đoàn khách chỉ ngồi nhìn nhau, không ăn uống gì cả vì họ theo đạo Hồi, không dùng thịt lợn, thịt bò, uống rượu. Không khí rất nặng nề. Ông Cục trưởng của ta lo quá, nói với tôi (được mời đến để biểu diễn): “Anh làm nào cải thiện tình hình giúp tôi?”. Tôi sai người đi mua mấy chai rượu thật ngon và nói: “Ở nước chúng tôi có phong tục là gặp nhau phải uống một chén thì mới là bạn tốt”.

5 người đoàn khách nhìn nhau rồi ông trưởng đoàn quyết định đứng lên uống với tôi một chén. Sau đó tôi mời ông Cục trưởng của ta lên uống với những ông kia một chén. Uống xong, tôi ném chén xuống hồ. “Sau đây tôi mời một cô gái trẻ đẹp nhất  - một diễn viên múa uống với các vị một chén” – tôi nói. Cứ thế khi rượu ngấm rồi, tôi giới thiệu: “Người Việt Nam chúng tôi có một điệu nhảy để gần gũi thêm tình bạn bè” và điệu nhạc Lăm vông nổi lên. Đoàn khách thấy điệu nhảy cũng lịch sự nên đã tham gia. Khi đã hòa nhịp, tôi ra hiệu, đèn trần phụt tắt, đèn gầm bật sáng, nhạc đột ngột chuyển sang điệu Cha cha cha và nhanh như cắt 5 cô diễn viên múa kéo tay 5 vị khách vào điệu nhảy quyến rũ. Thế là không khí trở lại bình thường. Hợp đồng thành công tốt đẹp.

 Trốn không làm... lãnh đạo

- Thời kỳ đỉnh cao của chỉ đạo nghệ thuật Khắc Huề kéo dài bao lâu?

- Cũng phải hơn chục năm. Những năm tháng đó không thể nào quên.

- Sau khi thôi không đi diễn các nơi, có kỷ niệm nào khiến ông vừa tức, vừa buồn cười lại vừa đáng nhớ?

- Đó là một lần đi ăn thịt chó. Vừa bước chân vào quán, thấy một thanh niên gọi chủ quán ra chỉ vào đĩa thịt chó khiếu nại: “Sao nhiều Khắc Huề thế?”. Hóa ra thịt chó có nhiều lông. Chắc chắn anh ta biết tôi chơi violon nên chơi chữ thế! Lúc đấy giận lắm, nhưng sau lại phì cười vì nghĩ: Tất cả là vì người ta đã quá quen cái thương hiệu của mình.

- Nghe nói ông đã từng từ chối làm giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch? Sự thể thế nào?

- Năm 1992, nhiều người muốn tôi lên làm giám đốc, và tôi đã phụ trách Nhà hát một thời gian. Nhưng mới làm một tí tôi đã phải đối mặt với những chuyện kiểu như: Tháng này hết bao nhiêu xăng? Sao không chia nhà đất cho tôi? Lương lậu tôi sao chưa tăng?... Thế là tôi sợ quá trốn không làm lãnh đạo, vì thấy cái ghế đó đâu phải phận sự của mình. Lúc ấy Bộ trưởng Trần Hoàn nói: “Anh không thích làm lãnh đạo thì anh thích làm gì? Phụ trách dàn nhạc nhé!” Tôi chối từ và xin nghỉ hưu luôn. Từ đó đến giờ túc tắc làm “Khúc hát trữ tình”, dạy Violon và rong chơi cùng bè bạn!

Hoàng Hải

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hoa hậu Đỗ Hà lên tiếng trước thông tin yêu và sắp cưới thiếu gia

Hoa hậu Đỗ Hà lên tiếng trước thông tin yêu và sắp cưới thiếu gia

Thế giới showbiz - 18 phút trước

Hoa hậu Đỗ Hà có phản ứng ngại ngùng khi bị hỏi trực tiếp chuyện tình cảm.

Ảnh paparazzi tôn lên nhan sắc như 1 thước phim điện ảnh của Suri Cruise trong sinh nhật tuổi 18

Ảnh paparazzi tôn lên nhan sắc như 1 thước phim điện ảnh của Suri Cruise trong sinh nhật tuổi 18

Thế giới showbiz - 20 phút trước

Suri Cruise - con gái của Tom Cruise và Katie Holmes - đã chính thức bước sang tuổi 18.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ trước tin đồn ác ý về chồng, sức khỏe nam nghệ sĩ hiện ra sao?

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ trước tin đồn ác ý về chồng, sức khỏe nam nghệ sĩ hiện ra sao?

Giải trí - 24 phút trước

GĐXH - Thông tin thất thiệt NSND Công Lý qua đời khiến bà xã của nam nghệ sĩ bức xúc.

Những người chồng mưu mô, xấu xa trên màn ảnh Việt gây bức xúc

Những người chồng mưu mô, xấu xa trên màn ảnh Việt gây bức xúc

Giải trí - 1 giờ trước

Ngoài nhân vật Nghĩa của "Trạm cứu hộ trái tim", Đạt của "Dưới bóng cây hạnh phúc", Khải trong "Về nhà đi con" cũng nằm trong danh sách những người chồng đáng ghét trên màn ảnh nhỏ.

Trước khi lấy David Beckham, Victoria từng đính hôn với anh thợ điện

Trước khi lấy David Beckham, Victoria từng đính hôn với anh thợ điện

Thế giới showbiz - 3 giờ trước

Nhân dịp bước sang tuổi 50, Victoria Beckham vừa tiết lộ bí quyết để cô có được một cuộc hôn nhân vui vẻ, hạnh phúc bên danh thủ David Beckham suốt 25 năm qua.

Hôn nhân địa ngục: Nam diễn viên hạng A ngoại tình, đã khóa cửa không cho vợ con vào nhà còn dùng vũ khí giả uy hiếp

Hôn nhân địa ngục: Nam diễn viên hạng A ngoại tình, đã khóa cửa không cho vợ con vào nhà còn dùng vũ khí giả uy hiếp

Thế giới showbiz - 3 giờ trước

Những lời tố cáo của vợ cũ khiến hình tượng đẹp của nam diễn viên này sụp đổ trong mắt công chúng.

Tình trẻ kém 14 tuổi của Trương Ngọc Ánh nói gì về tin đồn với con dâu tỷ phú Hoàng Kiều?

Tình trẻ kém 14 tuổi của Trương Ngọc Ánh nói gì về tin đồn với con dâu tỷ phú Hoàng Kiều?

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Về tin đồn với con dâu tỷ phú Hoàng Kiều, Anh Dũng lý giải chỉ đi sự kiện thay bạn gái - Trương Ngọc Ánh và chụp chung một tấm ảnh với Đào Lan Phương nhưng lại bị "thêu dệt".

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Thế giới showbiz - 5 giờ trước

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cường Đô La và thú chơi siêu xe khó hiểu nhưng đậm chất riêng

Cường Đô La và thú chơi siêu xe khó hiểu nhưng đậm chất riêng

Thế giới showbiz - 7 giờ trước

Trong giới chơi siêu xe, cái tên "Cường Đô La" vẫn rất nổi bật và được nhiều người biết đến. Mặc dù dàn siêu xe không còn hùng hậu như trước nhưng vẫn có những nét đặc sắc riêng.

Midu tiết lộ 5 điều phải có ở người đàn ông muốn lấy làm chồng, tài chính là quan trọng nhất?

Midu tiết lộ 5 điều phải có ở người đàn ông muốn lấy làm chồng, tài chính là quan trọng nhất?

Giải trí - 8 giờ trước

Giữa thông tin Midu chuẩn bị lên xe hoa thì những chia sẻ về người chồng lý tưởng của nữ diễn viên được cư dân mạng "đào" lại.

Top