Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gò Đống Đa là nơi chôn xác giặc Thanh?

Chủ nhật, 08:31 10/10/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Gò Đống Đa gồm 12 hay 13 gò? Ngôi gò còn lại hiện nay có phải là do xương cốt của quân lính nhà Thanh tử nạn trong cuộc giao chiến với quân của Hoàng đế Quang Trung đắp nên mà thành? Những câu hỏi đó bao năm qua vẫn như một ẩn số lịch sử…

Thông tin ít ỏi

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã gặp rất nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn hóa học và Hà Nội học... nhưng đại đa số họ đều chưa có nhiều nghiên cứu sâu vào cụm di tích này. Còn các cụ bô lão ở làng Thịnh Liệt, Đồng Quang xưa (nay là vùng Thái Hà, Hoàng Cầu, Thái Thịnh, Chùa Bộc...) thì cũng chỉ nắm được một số thông tin theo kiểu truyền miệng do người đời trước kể lại. Chính vì thế thông tin về Gò Đống Đa là rất ít.
 
Cái tên Đống Đa bắt nguồn từ việc trên 12 gò từng tồn tại nhiều gốc đa già nên người ta gọi là Gò Đống Đa.
Hình ảnh Gò Đống Đa trước năm 1945

Theo các cụ cao niên ở làng Thịnh Liệt thì nơi tọa ngự của Gò Đống Đa ngày nay xa xưa thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các chiến trường trong trận Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Sau chiến thắng như vũ bão, quân Tây Sơn giải phóng kinh thành Thăng Long, khu vực Đống Đa xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho thu nhặt lại, xếp thành 12 gò, sau gọi là  "Kình nghê quán" (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển). 12 gò xưa nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng và ở trong khu vực có tên là "xứ Đống Đa". Vì trên các gò có nhiều cây đa mọc lên um tùm nên dân gian quen gọi tên là Gò Đống Đa. Điều này còn được ghi lại khá rõ trong bài thơ "Loa Sơn điếu cổ" (Viếng núi Ốc) của thi sĩ đương thời Ngô Ngọc Du:

"Thành Nam thập nhị kình nghê quán
Chiếu điện anh hùng đại võ công"
(Mười hai gò xác phía nam thành - Ngời sáng chiến công bậc anh hùng)

Đến năm 1851, do mở đường, mở chợ, quá trình đào xẻ thấy có nhiều hài cốt giặc, người dân đã thu nhặt chôn vào một hố to, sau đó đắp cao lên thành gò cạnh núi Ốc (Loa Sơn). Dần dần, ngôi gò mới này được đắp rộng và cao thêm, dính liền vào núi Ốc và cũng được gọi là Gò Đống Đa. Sau khi chiếm thành Hà Nội, Thực dân Pháp đã bạt đi tất cả 12 chiếc gò, chỉ còn lại gò ở núi Ốc. Do đó gò Đống Đa hiện nay, thực chất là chiếc gò thứ 13 còn sót lại.
 
Tượng vua Quang Trung trong quần thể di tích Gò Đống Đa.

Cốt giặc hay gò tự nhiên?

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng cho rằng, dưới thời vua Minh Mạng, ông Đặng Văn Hòa - Tổng đốc Hà Nội xưa, khi mở mang vùng Nam Đồng, Thịnh Quang đã đào được rất nhiều hài cốt. Ông cho quân lính khiêng những hài cốt đào được đắp lên một gò cũ đã tàn. "Nguyên sơ ở vùng đó có 12 gò và gò còn lại là gò thứ 13. Đó là gò duy nhất may mắn giữ được cho đến ngày nay" - ông Phúc nhấn mạnh.

"Cái tên Đống Đa đúng là bắt nguồn từ việc trên 12 gò từng tồn tại nhiều gốc đa già nên người dân quen gọi là Gò Đống Đa" -  Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc

Ông Phúc còn cho biết thêm, ông Đặng Văn Hòa từng cho xây dựng một ngôi chùa bên phía Đông của gò, gọi là chùa Đồng Quang. Sở dĩ có tên là Đồng Quang vì xây trên địa phận đất chung của hai làng Nam Đồng - Thịnh Quang. Cạnh ngôi chùa này trước kia còn có một nghĩa địa chung, trong nghĩa địa có một bàn thờ gọi là "nghĩa chủng" - nơi thờ cúng các cô hồn vất vưởng, không nơi bám víu.

Hàng năm, đến ngày 5 tháng Giêng, người dân hai làng Nam Đồng, Thịnh Quang vẫn thường tổ chức giỗ trận - tức giỗ những người bị tử trận. Có ý kiến cho rằng người tử trận ở đây là quân Thanh, người giỗ là cho họ là những người đã làm nên chiến thắng Kỷ Dậu, điều đó thể hiện tấm lòng khoan dung, độ lượng của một dân tộc vốn ưa chuộng hoà bình.

Trong một bài nghiên cứu, cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã từng chỉ ra rằng: cái tên Đống Đa thực chất có từ rất lâu trước đó. Cố giáo sư dẫn giải, trong sách "Kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn (1777) có nói về xuất xứ của tên Đống Đa. Tên này đã hiện diện trong sử sách từ năm Bảo Thái thứ 5 (1721) khi đề cập đến chuyện thi cử của người xưa. "Mở trường thi Bắc Cử ở xứ Đống Đa, các thí viện, khảo viện và nhà cửa ở nội trường, ngoại trường nhất luận đặt đầy đủ, lại dựng lầu xem thi như thể chế điện Giảng Võ" (trích Kiến văn tiểu lục - Lê Quý Đôn).

Dựa vào sử liệu được ghi rõ về "Lệ trường thi Bác Cử" trong sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của nhà sử học Phan Huy Chú: "Đến trường Bác Cử vào dinh thì tạm dừng lại tiến đến Điện thi. Rồi đánh chiêng thu quân rước chúa đến sở thay áo... Hậu hiệu chuyển tiến về phía sau gò Tây, đóng lại truyền cho các quan đại thần vào hầu. Các quân đều vào tạm xá. Hữu hiệu tiến đóng ở đê Nga My...". Căn cứ vào các dữ liệu này, cố giáo sư khẳng định rằng: ở thời chúa Trịnh đã có cái tên Đống Đa và trong khu vực trường thi Bác Cử (ở xứ Đống Đa) có những gò (Gò Tây), núi (núi Giương Cờ), điện thi, gần đó có đê Nga My (đê Tô Lịch - Kim Ngưu).
 
Câu nói nổi tiếng của vua Quang Trung được khắc tên bia đá tại khu di tích Gò Đống Đa.

Rãnh máu hay rãnh nước?

Một điểm đáng lưu ý là cố giáo sư Trần Quốc Vượng không cho rằng gò Đống Đa là nơi chôn xác giặc Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa. Theo cố giáo sư, các gò ở Đống Đa không phải là "kình nghê quán" gì cả, bởi nó đã có từ trước năm 1789. Những gò này có liên quan đến trường thi Bác Cử vào thời Hậu Lê.

Những nền Điện thí (toàn bộ khuôn viên Đại học Thủy Lợi ngày nay) nhìn thẳng ra là núi Cây Cờ hay núi Ông (phía bắc phố Tây Sơn chạy dài qua chùa Bộc, trước cao khoảng 10m, nay đã bị bạt hẳn) rồi đến núi Kéo Cồng hay núi Bà (phía sau chùa Bộc, nay là khu vực phố Nguyễn Lương Bằng), núi Loa Sơn hay núi Ốc, nằm chếch phía Tây Bắc 100m so với núi Ông (nay là khuôn viên trường Đại học Công Đoàn) được đề cập đến trong phần "Lệ trường thi Bác Cử". Điều này có thể tin được và chúng thuộc về trường thi Bác Cử ở xứ Đống Đa.

Ngoài ra địa danh chùa Đồng Quang cũng được nhắc đến trong Bia "Đồng Quang tự điền bi ký" năm Tự Đức thứ XIII (1859) như sau: "Quan tri huyện bản huyện (Vĩnh Thuận) là Trương đại nhân thấy ở bên trái Trường thi của bản tỉnh (Hà Nội) có hàng loạt mộ cổ lâu ngày vắng lặng khói hương, động lòng trắc ẩn khuyên người ta bỏ tiền ra mua tiểu sành, thu thập các nắm xương khô chôn vào xứ Đống Đa ở phía Tây chùa Đồng Quang". Phía Tây chùa Đồng Quang xưa chính là Gò Đống Đa hiện nay.

Cũng dựa vào một số sử liệu được nhắc đến trong "Càn An tự bi ký" (1612), "Đông giáp hưng công tạo" (1679), "Cao Sơn Tây hưng miếu" (1680), "Nghĩa phê tạo đình bi ký" (1692) cố giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết thêm, từ thế kỷ XVII, người đời ấy đều đã nhìn thấy ở phía Nam Đình Đông Ô Chợ Dừa, phía Nam trại Nam Đồng (tức khu vực Đống Đa ngày nay) có một vài quả núi bằng đất khá cao. Lúc ấy chưa mở trường thi Bác Cử ở đó, cũng chưa có chiến trận để chôn xác giặc.

Theo cố giáo sư, khoảng năm Thiệu Trị (1840 - 1847) Tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hòa sai thu táng những di hài ở đầu đường cuối ngòi lại thành 12 gò, lấy công điền của 2 trại Thịnh Quang và Nam Đồng (khoảng 12 mẫu) để làm mộ địa. Quan bố chính Nguyễn Cửu Trưởng bói ngày làm nền tự đàn (nơi tế lễ các vong hồn). Tổng đốc Đặng Văn Hòa cho lấy ½ ruộng đất đó (cày cấy quanh 12 mẫu đất có gò mộ) để làm ngân phí sắm đồ tế lễ hàng năm. Đây chính là tự đàn lộ thiên giữa khu mộ địa lớn nhất trong vùng.

Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) quan Nguyễn Đăng Giai khi mở đường, mở chợ mới ở vùng này thấy nhiều xương khô quá nên sai đắp thêm một gò mộ nữa. Vậy là có 13 gò mộ. Như vậy, sau trận Ngọc Hồi - Đống Đa hơn nửa thế kỷ, dưới thời vua Tự Đức các gò đất tự nhiên mới được có tro cốt đắp lên. Số tro cốt này được mặt sau của bia Đồng Khánh 1888 "giải mã" là năm 1886 quan tri huyện Thọ Xương cho di chuyển 2 đến 3 vạn mộ ở phía Tây chùa Đồng Quang rồi mới bẩm lên quan trên. Và cũng đến năm 1888 tự đàn lộ thiên trong vùng được lợp ngói và hương khói thường xuyên.

Cụ Lê Hữu Đáp (86 tuổi) nhà ở phố Nguyễn Lương Bằng cho biết, khi còn nhỏ cụ thấy Gò Đống Đa cũng chỉ còn lại một gò. Tuy nhiên ông, bà của cụ vẫn kể lại rằng ngôi gò còn sót lại là gò chôn xác giặc Thanh. 
 
Thậm chí, sát dưới chân Gò Đống Đa có một rãnh nước lớn, nhiều người nghĩ đó là do máu giặc tạo thành.

Với thông tin này, chúng tôi đã tham vấn ý kiến của Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Theo ông Phúc thì vùng Nam Đồng - Thịnh Quang xưa là vùng chiêm trũng, đầm lầy, cây cối mọc hoang rất nhiều. Vì vậy dưới chân gò có một rãnh nước âu cũng là dễ hiểu. "Nhiều người bảo xưa kia dưới gò Đống Đa có một rãnh nước lớn là do máu xác giặc chảy mà thành, tôi cho điều đó không chính xác. Xương cốt chôn ở đây được tìm thấy trong quá trình đào đường, làm nhà, chứ không phải xác mới chết. Mà nếu là tử thi thì cũng lấy đâu ra máu nữa mà chảy thành rãnh? Ngoài ra bản thân tôi không tin gò này là gò chôn xương cốt, vì làm gì có nhiều xương cốt đến nỗi đắp thành một gò cao như thế. Nó chỉ đơn giản là một đụn đất cao do người đời sau đắp nên thôi", ông Phúc nói.
 
Hà Tùng Long
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Đời sống - 3 phút trước

GĐXH - Hoàng loạt cây xanh tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ nếu gặp mưa dông và gió to gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Đời sống - 7 phút trước

GĐXH - Sáng 23/4, thi thể cô gái trẻ tử vong dưới hồ nước tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng) đã được lực lượng chức năng vớt lên bờ, nguyên nhân đuối nước nghi do nạn nhân nhảy cầu tự tử.

Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng lừa bán vàng giả

Lai Châu: Bắt nhóm đối tượng lừa bán vàng giả

Pháp luật - 9 phút trước

GĐXH - Một nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội để lừa bán vàng giả vừa bị Công an tỉnh Lai Châu bắt giữ.

Đang đi nhậu cùng bạn, người đàn ông bất ngờ nhận được tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

Đang đi nhậu cùng bạn, người đàn ông bất ngờ nhận được tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 có giá trị lớn nhất qua kênh điện thoại Vietlott SMS.

Vụ nhóm nữ sinh lớp 7 đánh bạn học cũ: Trường lập hội đồng kỷ luật

Vụ nhóm nữ sinh lớp 7 đánh bạn học cũ: Trường lập hội đồng kỷ luật

Giáo dục - 2 giờ trước

Để xem xét xử lý liên quan đến nhóm nữ sinh đã nghỉ học bị nhóm bạn lớp 7 cùng trường cũ đánh, nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỷ luật xem xét, xử lý học sinh sai phạm.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Giáo dục - 2 giờ trước

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng Yên Bái: Nạn nhân kể lại phút giây ‘thoát khỏi lưỡi hái tử thần’

Vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng Yên Bái: Nạn nhân kể lại phút giây ‘thoát khỏi lưỡi hái tử thần’

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Anh Nông Văn Tuân - người may mắn thoát chết nói: "Quá trình bảo trì diễn ra bình thường cho đến khi máy nghiền đột nhiên quay mạnh hất văng những người ở bên ngoài xuống đất. Khoảnh khắc ấy diễn ra rất nhanh...”.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 23/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 1 nghìn tỷ đồng, cựu giám đốc Tân Hiệp Phát cùng 2 con gái hầu tòa

Bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 1 nghìn tỷ đồng, cựu giám đốc Tân Hiệp Phát cùng 2 con gái hầu tòa

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Trần Quí Thanh và hai con gái bị truy tố cùng về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Không cần hộ chiếu (passport), chỉ cần CCCD, công dân Việt Nam có thể đến những quốc gia nào?

Không cần hộ chiếu (passport), chỉ cần CCCD, công dân Việt Nam có thể đến những quốc gia nào?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những quốc gia nào chấp nhận cho người dân Việt Nam nhập cảnh không cần hộ chiếu (passport) mà chỉ cần Căn cước công dân?

Top