Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bản huấn ca của dòng họ cố Tổng bí thư Trường Chinh

Chủ nhật, 09:18 28/02/2010 | Giải trí

GiadinhNet - Dòng họ Đặng của cố Tổng Bí thư Trường Chinh (Tên thật là Đặng Xuân Khu) ở làng Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định) nổi tiếng với truyền thống hiếu học, có nhiều người thành đạt. Nhưng không nhiều người biết rằng con cháu của dòng họ Đặng từ nhỏ đã được răn dạy bằng một bài huấn ca của TS Đặng Xuân Bảng, người nổi tiếng chỉ học cha mà đỗ đạt.

Và theo các chuyên gia, bài huấn ca này có giá trị như một trong những tuyên ngôn giáo dục của người Việt.
 
Danh nhân từ ngôi làng hình cá

 Làng Hành Thiện, một ngôi làng hình cá uốn lượn bên con sông nhỏ như một con phố của Hội An nhưng lại nằm ở Nam Định được cho là vùng đất của những người chỉ biết học. Tương truyền ngôi làng này vốn ít đất, lại không có nghề nên khi đào sông quanh làng, người Hành Thiện đã chủ trương xây làng hình cá với mong muốn cá có thể hóa rồng. Ngôi làng này đã nuôi nấng tuổi thơ của 88 vị giáo sư, phó giáo sư, 60 tiến sĩ cùng hàng loạt tướng lĩnh anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động. Nổi tiếng nhất, cũng là niềm tự hào lớn nhất của người dân vùng này là dòng họ Đặng.
 
Nhà lưu niệm Trường Chinh, nơi lưu giữ sách của TS. Đặng Xuân Bảng.

TS. Đặng Xuân Bảng là ông nội của cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Ông chính là người chỉ theo học cha mình mà đỗ Tam giáp Tiến sĩ đệ nhất. Theo lời kể của ông Nguyễn Thế Hiệp, Giám đốc nhà Lưu niệm Trường Chinh: Mùa xuân năm Mậu Tý (1828) dưới triều Nguyễn Thái Tổ niên hiệu Minh Mạng năm thứ chín ở xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, vợ ông Tú tài Đặng Viết Hòe, (hay còn gọi là Mền Hòe vì bảy lần đi thi đều chỉ đỗ tú tài) sinh được người con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Ông Mền Hòe đặt tên con trai là Xuân Bảng, hy vọng con ông lớn lên sẽ làm rạng danh cho dòng họ Đặng bằng con đường khoa bảng. Nhờ sự dạy dỗ của cha, ngay từ khi tập nói, làng xóm đã thấy cậu Bảng bi bô "nhân chi sơ, tính bản thiện...".

Năm 12 tuổi cậu thiếu niên Bảng đã biết đối và họa thơ với bố rất đúng luật và sâu sắc. Cậu đỗ tú kép năm 19 tuổi và 3 năm sau, cùng lều chõng đi thi với cha, Xuân Bảng đỗ cử nhân trong khi người cha Viết Hòe vẫn chỉ đỗ tú tài. Tân cử nhân Đặng Xuân Bảng được nhận chức giáo thụ phủ Ninh Giang (Hải Dương).

Năm 1856, ông lặn lội vào Huế thi Đình, đỗ Nhị giáp Tiến sĩ (đáng lẽ đỗ Tam giáp nếu bài thi của ông không có đôi điều can gián vua bỏ thú ham săn bắn để tập trung vào việc nước trước nguy cơ Pháp có thể xâm lược nước ta). Tài học cao hiểu rộng của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng đã lọt đến tai vua Tự Đức nên năm 1857, vua đã triệu ông vào kinh đô Huế phong chức bí thư Văn phòng Nội các với nhiệm vụ nặng nề là duyệt bộ sách "Khâm định nhân sự kim giám".

Cuộc đời quan trường của TS. Đặng Xuân Bảng trải qua nhiều thay đổi, ông liên tục được luân chuyển quanh các tỉnh miền Bắc và miền Trung, nhiều thăng hoa cũng lắm thị phi gian truân. Nhưng dù ở bất cứ cương vị nào, ông đặc biệt rất gắn bó với sách. Ngay cả khi bị giáng chức tuần phủ, phái đi khai hoang ở Đồn Vàng, Hưng Hóa (Phú Thọ) và Bất Bạt (Sơn Tây), ông vẫn cho gia nhân gánh theo mấy bồ sách và các tài liệu ông đã bỏ công ghi chép hàng ngày để nghiền ngẫm và bổ sung cho công việc viết sử sau này.

Mặc dù nổi tiếng là một nhà viết sử lỗi lạc, bộ Việt sử cương mục tiết yếu của ông được cho là " Bộ thông sử duy nhất ở nước ta có ghi chú các sự kiện lịch sử từ thời Hùng Vương đến hết triều Tây Sơn (1802) có kèm theo các phần "án", chú, bình, khảo,... là những công trình khảo chứng lịch sử lớn nhỏ của tác giả và nhiều sử gia khác. Vì thế, nó có nhiều nét đặc sắc so với các bộ sử truyền thống khác. Tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước, phân tích, tổng hợp vấn đề, chú ý tìm nguyên nhân của những thiếu sót để tiến hành phê phán, nên những vấn đề khảo chứng có sức thuyết phục" (TS. Hoàng Văn Lâu - Viện nghiên cứu Hán Nôm), có những bộ sách quý của TS. Đặng Xuân Bảng chưa được công bố rộng rãi còn cho thấy TS. Xuân Bảng là một nhà giáo dục rất thuần Việt, điều căn cốt thể hiện trăn trở luôn muốn giữ một dòng giống Việt riêng, điều sẽ khiến cho người Việt, dân tộc Việt có thể tồn tại trong mọi sự đổi thay của thời cuộc mà chất Việt vẫn không bị mai mòn.
 
Dịch giả Nguyễn Thế Hiệp bên tủ sách của TS. Đặng Xuân Bảng.

Nhân vật của giáo dục thuần Việt

Ông Nguyễn Thế Hiệp, Giám đốc nhà lưu niệm Trường Chinh, người đang nỗ lực dịch những tác phẩm sách còn lại của TS. Đặng Xuân Bảng cho rằng mặc dù sách sử của TS. Đặng Xuân Bảng nổi tiếng hơn cả, những bộ sách còn lại của ông thể hiện rất rõ sự trăn trở đối với việc gìn giữ những nét văn hóa riêng, duy trì một dòng giống mang nhiều sự thật thà hiền lành của người Việt. "Cuốn sách Cổ huấn tử ca cho thấy rõ nhất nỗi mong ngóng duy trì một giống nòi bằng giáo dục của TS Đặng Xuân Bảng", ông Thế Hiệp bình luận: "Mặc dù viết sách để dạy dỗ con cái trong nhà, vẫn dùng những điều thiên kinh địa nghĩa của hệ thống Nho giáo nhưng ông chủ yếu dùng những tiếng tục lời quê, đặc biệt, thể ca lục bát càng khiến lời giáo huấn dễ hiểu và gần gũi đến mức người ta đã dùng để sinh hoạt trong những buổi chầu mẫu".

Theo lời kể của người dân làng Hành Thiện, cuốn sách được viết với mục đích ban đầu dùng để dạy dỗ con cái trong nhà. Vào mỗi dịp lễ tết hay giỗ chạp, con cháu trong nhà ngồi lại nghe giáo huấn do cụ Đặng Xuân Bảng soạn. Tuy nhiên, chỉ không lâu sau khi cuốn sách ra đời, dân làng Hành Thiện đã thuộc làu làu: "Bây giờ do chữ Nôm không còn được dạy trong nhà trường nữa nên lớp trẻ ở đây không thuộc chứ tầm tuổi 80 trở nên như chúng tôi hầu như ai cũng thuộc làu làu, như thuộc những bài đồng dao vậy", cụ Nhung, năm nay đã 89 tuổi đời kể về quãng đời gắn với những giáo huấn của mình "tôi ngày xưa đâu có biết chữ, nhưng do đi nghe hát chầu mẫu nhiều nên thuộc làu".

Sở dĩ cuốn sách này vượt ra ngoài khuôn khổ giáo dục gia đình để đến với đạo Mẫu là do ở đây, TS Đặng Xuân Bảng chú trọng huấn nữ (tức dạy con gái). Trong đó có những điều mà những người con gái sinh ra vào khoảng trước những năm 1980 vẫn còn được dạy như: "Khi nghe tiếng gọi trên nhà/ Theo lời vâng dạ chân đà bước mau/ Nào đâu lấy nước têm trầu/ Nào đâu thổi nước nào đâu quét nhà/ Đường ăn ở có nết na/ Để người vui dạ là ta an lòng". (Trích "Cổ huấn tử ca", TS. Đặng Xuân Bảng, dịch giả Nguyễn Thế Hiệp)

"Những điều này tưởng như là cũ nhàm nhưng nó cũng như rau muống trong mâm cơm của người Việt vậy. Những câu huấn như: "Dưới màn ngày hạ đêm đông/ Chăm nom đắp lạnh quạt nồng sớm khuya/ Vải tơ buôn bán trăm nghề/ Nào nghề kim chỉ nào nghề cửi canh/ Nhất cân càm đấu trung bình... không bao giờ là cũ cả, có chăng chỉ là theo thời mà linh động thôi". Cũng theo dịch giả Thế Hiệp, đây là cuốn sách rất bổ ích cho việc nghiên cứu tiếng Việt vì TS. Đặng Xuân Bảng dùng rất nhiều từ cổ như là "rõi", "nhời"... và cũng học hỏi nhiều văn hóa thời nhà Nguyễn và trước đó.

Phần "huấn tử" (dạy con trai) tuy là không nhiều nhưng nói được tất cả những vấn đề căn cốt của một vùng buộc phải lấy việc học ra làm mục đích sống. Vì quan niệm: "Trời cho vốn tính hiền lành/ Tập rồi tính mới ra tình ương ương.." nên ông đặc biệt coi trọng vai trò giáo dục của gia đình. Vẫn là điều căn cốt của người dân vùng Hành Thiện nói riêng và người Việt nói chung, ông dặn con: "Khuyên con giữ việc học hành/ Trước cho biết nhẽ sau dành quyết khoa/ Tìm bạn tìm kẻ văn gia/ Những người cờ bạc giăng hoa chớ cùng".

Nói về chất Việt thuần trong sách Đặng Xuân Bảng, nhà sử học Dương Trung Quốc lý giải: TS. Đặng Xuân Bảng sinh ra ở thời loạn, hoạt động chính trị nhưng điều đặc biệt là ông hiểu rằng trong bối cảnh đó, càng phải quan tâm và đào sâu văn hóa dân tộc để phát huy nó: "Tôi đánh giá rất cao TS. Đặng Xuân Bảng, ngoài việc được thừa kế sự uyên bác của dòng dõi và vùng đất lành, ông còn có một ý thức rất cao về sự phát triển văn hóa thuần Việt".
 
Thủy Lưu
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hậu dính tin chia tay tình trẻ vì người thứ 3, Trương Ngọc Ánh: 'Sự tử tế đáng quý hơn sự thông minh'

Hậu dính tin chia tay tình trẻ vì người thứ 3, Trương Ngọc Ánh: 'Sự tử tế đáng quý hơn sự thông minh'

Giải trí - 5 giờ trước

Trương Ngọc Ánh đã lên tiếng đính chính thông tin có người thứ 3 chen chân vào mối quan hệ với Anh Dũng.

Thanh Hằng hóa 'bác tài' đưa ông xã đi chơi dịp lễ, được đối phương chăm sóc cực ngọt

Thanh Hằng hóa 'bác tài' đưa ông xã đi chơi dịp lễ, được đối phương chăm sóc cực ngọt

Giải trí - 5 giờ trước

Kể từ sau khi kết hôn, Thanh Hằng được khen ngày càng nữ tính, hiền dịu.

Bị phong tỏa tài sản, cuộc sống của Triệu Vy thực sự thế nào?

Bị phong tỏa tài sản, cuộc sống của Triệu Vy thực sự thế nào?

Giải trí - 6 giờ trước

Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin Triệu Vy bị phong tỏa tài sản, đường trở lại làng giải trí Trung Quốc khó khăn, những thông tin liên quan tới "én nhỏ" trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội.

'Quý ông' tuổi Dần hot nhất 'Làn sóng xanh' thập niên 90 -2000: Tuổi trẻ đắt show, trung niên bên vợ trẻ kém 17 tuổi

'Quý ông' tuổi Dần hot nhất 'Làn sóng xanh' thập niên 90 -2000: Tuổi trẻ đắt show, trung niên bên vợ trẻ kém 17 tuổi

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Lam Trường là nam ca sĩ thuộc thế hệ các ca sĩ hot trong giải "Làn sóng xanh" những năm của thập niên 90-2000. Hiện tại, cuộc sống của nam ca sĩ thay đổi như thế nào?

Đảm nhận vai diễn của Hồng Diễm thời thiếu nữ, hoa khôi Thái Nguyên tiết lộ bất ngờ khi nhắc đến đàn chị

Đảm nhận vai diễn của Hồng Diễm thời thiếu nữ, hoa khôi Thái Nguyên tiết lộ bất ngờ khi nhắc đến đàn chị

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - "Chị Hồng Diễm không chỉ là đàn chị trong nghề mà còn là giám khảo khi tôi thi tuyển lớp diễn viên truyền hình VFC 2019. Vì thế, đảm nhận vai diễn Ngân Hà thời trẻ trong "Trạm cứu hộ trái tim", tôi cũng rất lo lắng, lo sợ bản thân làm không tốt, phụ kỳ vọng của mọi người", Linh Chi chia sẻ.

Angelina Jolie tố chồng cũ 'hút máu', Brad Pitt nói đã chuyển 100 triệu USD

Angelina Jolie tố chồng cũ 'hút máu', Brad Pitt nói đã chuyển 100 triệu USD

Giải trí - 10 giờ trước

Angelina Jolie tố Brad Pitt "hút máu" hòng gây kiệt quệ tài chính cho vợ cũ. Phía Brad Pitt ngay lập tức đưa ra thông tin về việc tài tử đã chuyển cho Angelina gần 100 triệu USD.

Bạn thân của Trấn Thành 'thoát ế', khoe ảnh cưới ngọt ngào với vợ kém 12 tuổi

Bạn thân của Trấn Thành 'thoát ế', khoe ảnh cưới ngọt ngào với vợ kém 12 tuổi

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Anh Đức khoe ảnh cưới lãng mạn theo concept cắm trại nghỉ dưỡng cùng vợ sắp cưới kém 12 tuổi - Phạm Quỳnh Anh.

Ca sĩ Lương Ngọc Diệp qua đời: Sáng nhận kết quả ung thư, buổi chiều đột quỵ

Ca sĩ Lương Ngọc Diệp qua đời: Sáng nhận kết quả ung thư, buổi chiều đột quỵ

Giải trí - 11 giờ trước

Theo chia sẻ của người thân, ca sĩ Lương Ngọc Diệp vừa nhận kết quả ung thư máu sáng 17/4 và đột quỵ trong buổi chiều cùng ngày.

Quách Ngọc Ngoan hiện sống ra sao sau 1 năm vỡ nợ?

Quách Ngọc Ngoan hiện sống ra sao sau 1 năm vỡ nợ?

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Quách Ngọc Ngoan cho hay hiện tại anh rất vất vả vì vẫn chưa xử lý được món nợ "khủng".

Ca sĩ Lương Ngọc Diệp đột ngột qua đời ở tuổi 37

Ca sĩ Lương Ngọc Diệp đột ngột qua đời ở tuổi 37

Giải trí - 13 giờ trước

Ca sĩ Lương Ngọc Diệp vừa qua đời tuổi 37 sau khi phát hiện bệnh được 5-6 ngày khiến nhiều người rất bàng hoàng.

Top