Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật về thuốc "thịt người" ở Việt Nam

Thứ sáu, 11:20 11/01/2013 | Từ nhà đến viện

Thông tin về loại "thuốc thịt người" thẩm lậu qua biên giới Trung Quốc - Hàn Quốc có khả năng đã vào Việt Nam khiến dư luận hoang mang. Trước sự việc đó, các chuyên gia đã lên tiếng.

Nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn...
 
Trước đó, Hàn Quốc đã phát hiện trong thành phần viên thuốc nhập lậu từ Trung Quốc vào nước này có chứa thịt người (ADN của người). Nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc ở đây được cho là thi thể của trẻ sơ sinh, thai nhi hoặc là nhau thai...
 
Sự thật về thuốc "thịt người" ở Việt Nam 1
Nhiều người hoang mang vì thông tin thuốc thịt người đã vào Việt Nam  
 
PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Ðức - Khoa Dược, Trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trước nay người ta hay có quan niệm "ăn gì bổ nấy", vì vậy có thể người ta nghĩ rằng thịt người cũng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nên đã dùng làm thuốc để tăng cường, hỗ trợ sức khỏe...
 
Thế nhưng thực chất thịt người cũng giống như thịt bò, thịt heo, thành phần của nó là axit amin.
 
Nếu sử dụng thịt người làm thuốc thì sẽ có nguy cơ rất lớn cho người sử dụng, vì nó luôn luôn có nguy cơ chứa các mầm bệnh như viêm gan B, C, HIV và nhiều bệnh khác...
 
Đối với thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, quy trình sản xuất không thể kiểm soát được nên nguy cơ mang bệnh cho người sử dụng là rất lớn. Và phải khẳng định một điều là cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được là thịt người có tác dụng chữa bệnh.
 
Cũng với quan niệm "ăn gì bổ nấy" nên trước đây người ta đã dùng cao gan (chiết tinh gan) của bò, lợn... để làm thuốc bổ gan nhưng khi tiêm cao gan vào cơ thể, bổ dưỡng chẳng thấy đâu mà nguy cơ dị ứng thì rất lớn.
 
Hơn nữa, khi dùng các sản phẩm từ động vật như thịt bò hay thịt lợn để ăn thì bắt buộc phải xác định nguồn gốc thực phẩm và đảm bảo chắc chắn là không mắc bệnh.

Và cho đến nay, cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh được tác dụng bổ dưỡng của cao gan nên hiện đã bỏ không dùng sản phẩm này. Và về mặt đạo đức, không ai dùng thịt đồng loại để làm thuốc chữa bệnh.

Thịt người không có tác dụng "bổ thận tráng dương" 

Còn Thày thuốc nhân dân, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch Hội Ðông y Việt Nam cho hay, tử hà sa (là nhau thai của sản phụ) hay "bào nhân" (thai đã được nạo ra để làm thuốc) hay "cuống rốn" của trẻ sơ sinh đều là "thịt người".
 
Trong các bài thuốc cổ phương ở Trung Quốc thì trong thành phần đều có "nhau thai" hay "bào nhân", trong đó, một số bài thuốc như Hà sa đại bổ tạo hoàn điều trị chứng hư lao, đau ê ẩm nhức mỏi ở người già…
 
Sự thật về thuốc "thịt người" ở Việt Nam 2
Việc sử dụng bào thai làm thuốc gây phẫn nộ trong dư luận  
 
Ngoài ra, "nhau thai" cũng là thành phần của một số bài thuốc chữa bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt, an thai và cũng theo sách này thì tại tỉnh An Huy (TQ), người ta hay sử dụng "bào nhân" để làm thuốc chữa bệnh...
 
Tuy sách vở của Trung Quốc ghi lại như vậy nhưng thực tế có tác dụng chữa bệnh hay không thì chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn và cho đến nay cũng chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định tác dụng chữa bệnh của "bào nhân", "nhau thai"…
 
Xét về góc độ văn hóa, đạo đức, ở Việt Nam không có chuyện này và trong các bài thuốc của Việt Nam cũng có nhắc đến thành phần này, nhưng hầu như các thầy thuốc Việt Nam không dùng bởi thảo dược của chúng ta không thiếu để chữa các bệnh lý kể trên.
 
Trước thông tin nhiều người "lùng" mua "bào nhân" về "ngâm rượu với mục đích bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương, tăng cường hormon sinh lý… Bs Hướng cũng khẳng định, ông đã đọc hơn 1.700 bài thuốc của Trung Quốc và cả các bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông nhưng chưa có tài liệu nào khẳng định "thịt người" có tác dụng "bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực" như nhiều người vẫn lầm tưởng.
 
Do đó, không nên dùng thứ thuốc được bào chế từ "bào nhân" hay "nhau thai", thậm chí là cả "cuống rốn" của trẻ sơ sinh vì sẽ "tiền mất tật mang" và nó còn vi phạm đến đạo đức, văn hóa.
 
Trước đó, liên quan đến thông tin thuốc viên thịt người đã vào Việt Nam, Cục quản lý Dược - Bộ Y tế đã có Công văn số 6616/QLD - TT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẳng định không cho phép đăng ký, sản xuất, nhập khẩu và lưu hành sản phẩm "thuốc thịt người" nêu trên tại Việt Nam.

Cục quản lý Dược cũng khuyến cáo người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.

Theo Sức khỏe đời sống

honghanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, sốt ở trẻ em cũng giống nhiều triệu chứng khác như ho, chảy mũi, đau họng,... và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Y tế - 8 năm trước

Khối bướu sợi thần kinh mọc từ gáy dài xuống quá thắt lưng đã khiến người phụ nữ 61 tuổi ở Thanh Hóa không thể ngủ nằm.

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Xã hội - 8 năm trước

GiadinhNet- Hâm mộ DJ biểu diễn, một nam sinh chạy lên chụp ảnh kỷ niệm đã bị điện ở khu vực sân khấu giật tử vong ngay tại chỗ.

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Y tế - 9 năm trước

Dầu gió vốn được coi là “vật bất ly thân” đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Y tế - 9 năm trước

Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi...

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Y tế - 9 năm trước

Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Y tế - 9 năm trước

Vào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Y tế - 9 năm trước

Chế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Y tế - 9 năm trước

Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào.

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Y tế - 9 năm trước

Giác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.

Top