Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông Arthur Erken - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ về Luật Dân số đang được xây dựng: Thích ứng với tình hình dân số mới

GiadinhNet - “Tôi tin tưởng rằng Luật Dân số của Việt Nam sẽ được xây dựng dựa trên bằng chứng khoa học và thích ứng với các cơ hội và thách thức của tình hình dân số mới, cũng như đáp ứng được những mong muốn và khát vọng của người dân Việt Nam về một tương lai tươi sáng và thịnh vượng”.

Ông Arthur Erken - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ về Luật Dân số đang được xây dựng: Thích ứng với tình hình dân số mới 1

Một buổi tọa đàm về truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho giới trẻ do UNFPA tại Việt Nam phối hợp với Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội và TƯ Đoàn thanh niên tổ chức. Ảnh: Dương Ngọc

Ông Arthur Erken - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam có những chia sẻ về công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam, đặc biệt về Luật Dân số đang được xây dựng.

Thành tựu và thách thức

Đánh giá của ông về công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt qua các kết quả Việt Nam đã đạt được trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số?

- Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 và các cuộc điều tra dân số khác cho thấy, ở Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng hướng tới việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Mức sinh đã giảm bền vững và đạt dưới mức sinh thay thế là 1,99 con trên một phụ nữ. Việc giảm tử vong bà mẹ và tử vong trẻ em cũng rất ấn tượng... Có thể nói, những thành tựu trong công tác DS-KHHGĐ đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng sống và sự phát triển bền vững của đất nước. 

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đạt được ở cấp quốc gia cũng còn có sự khác biệt so với tiến bộ ở cấp địa phương. Bất bình đẳng và sự khác biệt đã, đang gia tăng và xuất hiện nhiều hình thức nghèo mới, nhiều nhóm dân số có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn. Việc này đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa trong những năm tới.

Theo ông, Việt Nam có những vấn đề gì cần quan tâm trong thời gian tới?

- Việt Nam đang trải qua giai đoạn “dân số vàng” duy nhất trong lịch sử. Chúng ta có lực lượng dân số trẻ dưới 24 tuổi vô cùng đông đảo nhưng cũng đồng thời phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số nhanh và mất cân bằng giới tính khi sinh ở một số vùng của đất nước. Di cư trong nước cũng đã gia tăng ở mức độ chưa từng có trong hai thập kỷ vừa qua, tác động  rõ rệt tới sự phát triển kinh tế của đất nước.

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng, lồng ghép kế hoạch hóa gia đình vào các dịch vụ y tế nói chung, đồng thời củng cố các dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh. Tuy nhiên, một số nhóm dân số nhất định như vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn, người di cư và người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Hơn nữa, di cư và đô thị hóa là những xu hướng mới, diễn ra rất nhanh chóng. Tất cả những xu hướng nhân khẩu học này đã và sẽ tiếp tục đem tới các cơ hội và thách thức to lớn tới quá trình phát triển.
 
Ông Arthur Erken - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ về Luật Dân số đang được xây dựng: Thích ứng với tình hình dân số mới 2

Ông Arthur Erken.

 
Bài học kinh nghiệm

Ông có khuyến nghị gì đối với Việt Nam, đặc biệt là từ kinh nghiệm của những quốc gia đã từng xây dựng và ban hành Luật Dân số?

- Việt Nam đang xây dựng Luật Dân số dựa trên các bài học và kinh nghiệm từ việc thực hiện Pháp lệnh Dân số cũng như các bài học từ các quốc gia khác về những ảnh hưởng của thời kỳ quá độ dân số, mức sinh thấp và  đáp ứng chính sách. Mặc dù không nhiều quốc gia trên thế giới có luật dân số nhưng cho phép tôi nhân cơ hội này chia sẻ 4 thông điệp chính mà UNFPA và cộng đồng quốc tế đang hướng tới:

Trước hết, Luật Dân số cần giúp Việt Nam  giải quyết các vấn đề dân số  trong 20- 30 năm nữa – đây là giai đoạn chuyển dịch nhân khẩu học quan trọng. Chính vì vậy, Luật Dân số nên đón đầu và đáp ứng những thách thức này trong quá trình phát triển.

Thứ hai, Luật Dân số nên dựa trên các nguyên tắc của Chương trình Hành động ICPD năm 1994 mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Chương trình hành động ICPD đã khẳng định rằng: "Tất cả các cặp vợ chồng và các cá nhân có quyền quyết định và có trách nhiệm về số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh con. Họ cũng cần phải có thông tin và phương tiện cần thiết giúp họ thực hiện điều đó". Câu nói này nên được đặt làm nền tảng khi xây dựng các chương trình liên quan đến dân số. Do vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan đảm bảo rằng: Luật Dân số tập trung vào việc nâng cao sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc của phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai;  đảm bảo quyền và sự lựa chọn của các nhóm dân số khác nhau nhằm đạt được chất lượng cuộc sống của toàn bộ dân số; và cần đầu tư vào nhóm dân số trẻ như là một trong những ưu tiên hàng đầu, đồng thời cũng phải quan tâm tới nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi.

Thứ ba, Luật Dân số cần đảm bảo rằng tất cả các nhóm dân số, bất kể tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập hay vị trí địa lý hoặc dân tộc đều được tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ và thông tin về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình. Chúng ta nên xây dựng Luật Dân số dựa trên quyền con người, tập trung trực tiếp vào việc tiếp cận phổ cập và bình đẳng về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho tất cả các nhóm dân số.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Luật Dân số cần tạo nền tảng pháp lý cho việc thể chế hoá công tác lồng ghép biến số dân số vào việc xây dựng chính sách và lập kế hoạch của tất cả các ngành để đảm bảo rằng các nhu cầu của các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương phải được giải quyết ở tất cả các lĩnh vực phát triển.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc sẽ có sự tham gia, hỗ trợ gì trong quá trình xây dựng Luật Dân số ở Việt Nam, thưa ông?

- Là cơ quan đi đầu của Liên Hợp Quốc về dân số và sức khỏe sinh sản, UNFPA rất vui được hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng chính sách dân số như là một phần cốt yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển cũng như các cam kết quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên. 

Tôi tin tưởng rằng Luật Dân số của Việt Nam sẽ được xây dựng dựa trên bằng chứng khoa học và thích ứng với các cơ hội và thách thức của tình hình dân số mới, cũng như đáp ứng được những mong muốn và khát vọng của người dân Việt Nam về một tương lai tươi sáng và thịnh vượng.

Trân trọng cảm ơn ông!
 

Tuần trước (từ ngày 16 – 20/9), các đại diện từ 40 quốc gia bao gồm cả Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến làm Trưởng đoàn, đã tham dự Hội nghị về Dân số Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6 ở Bangkok, Thailand.

Hội nghị đã điểm lại những thành công, thách thức trong khu vực và các ưu tiên trong tương lai về lĩnh vực dân số và phát triển. Đây cũng là cơ hội để xây dựng chương trình nghị sự về dân số của khu vực trong thập kỷ tiếp theo và sau này. Phiên họp đã thông qua Tuyên bố cấp Bộ trưởng, đây là thông tin đầu vào từ Châu Á - Thái Bình Dương cho phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển sau năm 2014.

Hà Thư (thực hiện)

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top