Hà Nội
23°C / 22-25°C

GTZ và thủa 'khai sơn phá thạch"

Giadinh.net - Năm 1994, khi dự án đầu tiên về dân số:“Tăng cường sức khỏe gia đình” của GTZ (Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức) được triển khai ở Việt Nam, nhiều người vẫn còn e ngại khi nói đến chuyện chăm sóc SKSS.

 
Đào tạo đội ngũ giảng viên toàn diện, có bài bản

Mặc dù luôn nhận được ủng hộ của người đứng đầu các địa phương, nhưng khi tiến hành xâm nhập thực địa, do là người “khai sơn phá thạch” nên GTZ vẫn vấp phải những bức tường định kiến - Đó là tư tưởng muốn sinh nhiều con vẫn ăn sâu trong ý nghĩ của đông đảo người dân. Song càng đối đầu với định kiến, những người tiên phong càng thấy cần thiết phải làm tốt dự án, để khai thông những tư tưởng còn lạc hậu, giúp vị thành niên tìm thấy con đường đi cho đúng, không “vấp phải bụi gai”...

Tháng 9/1991, Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức ký Hiệp định hợp tác kỹ thuật, quy định những khuôn khổ pháp lý để thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật giữa hai nước.

GTZ được chính phủ Đức ủy nhiệm thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật trên toàn thế giới trong đó có khoảng 30 dự án tại Việt Nam gồm nhiều lĩnh vực: y tế, dân số, chăm sóc và bảo vệ rừng, cải cách hành chính, cải cách ngân hàng, hỗ trợ xí nghiệp vừa và nhỏ...

Năm 1994, GTZ bắt đầu hỗ trợ Ủy ban Quốc gia Dân số KHHGĐ (ngày nay là Tổng cục DS - KHHGĐ) thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật đầu tiên về y tế và dân số ở Việt Nam có tên là “Tăng cường sức khỏe gia đình”. Dự án này được thực hiện ở 5 tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Bình Định và kéo dài 10 năm đến 12/2004 qua 3 chu kỳ. Dự án được cả 2 phía đối tác đánh giá là có hiệu quả tốt.
 
Bản Báo cáo tổng kết dự án “Tăng cường sức khỏe gia đình” 1994- 2004 của Ủy ban DS,GĐ&TE (cũ) đã đánh giá: “Dự án đã đào tạo được một đội ngũ giảng viên cấp tỉnh về SKSS (4-5 giảng viên/tỉnh) có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm; trên 93% cán bộ cung cấp dịch vụ SKSS lâm sàng tuyến tỉnh, huyện và trung tâm y tế liên xã đã được đào tạo bài bản, toàn diện về SKSS/KHHGĐ, trên 95% cán bộ chuyên trách DS,GĐ&TE huyện, xã được đào tạo kiến thức cơ bản, kỹ năng truyền thông trực tiếp và tư vấn về SKSS - sức khỏe tình dục (SKTD), Dự án đã sớm tác động vào nhóm đối tượng thanh thiếu niên một cách bài bản thông qua chương trình giáo dục SKSS/SKTD... là sự lựa chọn đúng đắn, đón bắt trước được yêu cầu phát triển của chương trình DS-KHHGĐ của Việt Nam...”.
 

Một lớp đào tạo giảng viên trong dự án "Góp phần cải thiện dịch vụ y tế/SKSS ở Cao Bằng, Sơn La".

Do hợp tác có hiệu quả với UBDSGĐ&TE (cũ) nên Chính phủ Đức thông qua GTZ lại tiếp tục hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ thực thiện dự án “Góp phần cải thiện dịch vụ y tế/SKSS ở 2 tỉnh Cao Bằng, Sơn La” từ 7/2006 đến 30/9/2010. Khu vực triển khai dự án là hơn 400 xã của 24 huyện của Cao Bằng và Sơn La.

Trọng tâm của dự án là đào tạo cho cán bộ y tế, dân số cấp tỉnh, huyện, xã về SKSS/KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS, Bảo hiểm y tế và nâng cao nhận thức của người dân thông qua các hoạt động truyền thông. Do dự án có độ bao phủ rất rộng, lại tiến hành ở 2 tỉnh miền núi có trên 85% là dân tộc thiểu số và rất nghèo nên cả 2 bên đối tác Đức và Việt Nam đều phải nỗ lực hết mình.

Quốc tế đánh giá cao hiệu quả của dự án

“Sau 15 năm làm việc cho GTZ tại các dự án hợp tác kỹ thuật về y tế và dân số tại VN, tôi thấy nhà tài trợ còn có một số điểm băn khoăn. Thứ nhất: Tính bền vững của dự án chưa được bảo đảm; Thứ hai: Chất lượng và việc sử dụng đầu ra chưa thực sự được quan tâm đúng mức; Thứ ba: Tính làm chủ của dự án đặc biệt ở cấp tỉnh, huyện chưa cao.

Tôi tin chắc rằng với ý thức cầu thị, chúng ta sẽ dần dần khắc phục được các điểm yếu đó theo đúng tinh thần của Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ ODA”.
 
Ông Võ Văn Nhẫn
Phó Giám đốc Chương trình Y tế GTZ tại Việt Nam
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về những thành tựu mà các dự án do GTZ hỗ trợ đã đóng góp cho công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam, ông Võ Văn Nhẫn - Phó Giám đốc Chương trình Y tế GTZ ở Việt Nam chia sẻ: “Phía Đức đánh giá rất cao sự hợp tác đầy hiệu quả của UBQGDS-KHHGĐ, UBDSGĐ&TE (trước đây) và Tổng cục DS-KHHGĐ ngày nay. Theo tôi thành tựu lớn nhất mà các dự án hợp tác kỹ thuật Đức mang lại là đã đào tạo bài bản nguồn nhân lực cho ngành y tế, dân số ở các tỉnh dự án (bao gồm các giảng viên tỉnh, huyện các cán bộ cung cấp dịch vụ SKSS các cấp từ tỉnh đến xã). Một đóng góp không nhỏ của dự án vào công tác DS là nâng cao nhận thức cho người dân thông qua hoạt động truyền thông như nói chuyện chuyên đề tại thôn bản, phát tờ rơi, hoặc qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đặc biệt là dự án đã sớm đưa chương trình giáo dục SKSS-SKTD cho thanh thiếu niên (chủ yếu ngoài nhà trường) vào các tỉnh dự án theo một cách tiếp cận có hiệu quả”.
Hỏi về một kỷ niệm khi triển khai chương trình giáo dục SKSS-SKTD thanh thiếu niên ở các tỉnh dự án, ông Nhẫn kể: “Năm 1997, khi đi “vận động hành lang” cho chương trình giáo dục SKSS-SKTD thanh thiếu niên chúng tôi đã gặp không ít khó khăn. Một đồng chí Phó Chủ tịch huyện e ngại “Làm vậy (giáo dục SKSS-SKTD TTN) là vô tình vẽ đường cho hươu chạy”(?!). Thú vị nhất là một đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh rất thành thật “Em sẽ chẳng cho con gái em đi học những lớp về SKSS-SKTD đó đâu. Chỉ nên dạy cho bố mẹ rồi bố mẹ dạy lại cho con thì tốt hơn”. Quả là “vạn sự khởi đầu nan”. Thời gian đầu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sau một thời gian triển khai, rất mừng là dự án được lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng các cấp và nhân dân hết lòng ủng hộ vì mọi người đã hiểu, ý thức được lợi ích dự án đem lại. Lúc đó chúng tôi cảm thấy hạnh phúc lắm...”.         
 
Mai Hương
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top