Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điện Biên: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ bảy, 20:55 22/12/2012 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Công tác Dân số - KHHGĐ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân gia đình và toàn xã hội.

Chính vì vậy trong những năm qua, công tác Dân số - KHHGĐ của cả nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo,  nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh Điện Biên vẫn còn những hạn chế, tồn tại và đang đứng trước khó khăn, thách thức mới đó là: Điện Biên vẫn là tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh có mức sinh cao, chất lượng dân số chậm được cải thiện, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giảm chậm, đặc biệt là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. 

Mặc dù Điện Biên không nằm trong nhóm các tỉnh Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế nêu tên nhắc nhở về vấn đề này nhưng qua theo dõi tổng hợp số liệu báo cáo thống kê từ hệ thống Dân số - KHHGĐ, Điện Biên đang ở mức báo động cần phải quan tâm cụ thể là: Năm 2008 là 112 trẻ trai/ 100 trẻ gái; năm 2009 là 114 trẻ trai/ 100 trẻ gái; năm 2010 là 113 trẻ trai/100 trẻ gái; năm 2011 là 111 trẻ trai/100 trẻ gái; năm 2012 là 108 trẻ trai/100 trẻ gái.
 
Như chúng ta đã biết, theo quy luật tự nhiên, tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái khi sinh ra là khá cân bằng (100 - 105 trẻ trai/100 trẻ gái), nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì sự phát triển dân số trong tương lai bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế thậm chí cả về an ninh - chính trị...
 
Khi các nam nữ thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn, theo dự báo ở Việt Nam, với tình trạng mất cân bằng giới tính như hiện nay, các nhà nghiên cứu cho biết Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ (vào giai đoạn 2025 - 2050). Do vậy sẽ "dư thừa" nam giới trong độ tuổi kết hôn và có thể sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn sẽ dẫn tới tình trạng "xuất khẩu" chú rể hoặc "nhập khẩu" cô dâu.
 
Việc gia tăng tỷ số giới tính khi sinh không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới như: Nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng môi giới buôn bán phụ nữ sẽ ra tăng vì thế tỷ số giới tính khi sinh được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới và cơ cấu chất lượng dân số.
 
Với thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay, mặc dù chưa nằm trong danh sách những tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhưng Điện Biên đang nằm trong tình trạng đáng báo động cần phải sớm quan tâm tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp can thiệp kịp thời để giảm các hệ lụy ảnh hưởng nặng nề đến tương lai mai sau là điều cần được quan tâm sớm. Qua quá trình đánh giá tổng hợp từ thực tiễn nguyên nhân của việc mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt nam, có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu mà Điện Biên cũng không nằm ngoài 3 nhóm nguyên nhân này.
 
Nhóm thứ nhất là nhóm nguyên nhân cơ bản: Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hóa truyền thống, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. Trong nền văn hóa đó tâm lý ưa thích con trai trở nên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi căp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ với các quan niệm như có con trai mới được xem là đã có con - " nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", không có con trai là tuyệt tự.
 
Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân và trở thành một phần của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam.
 
Nhóm thứ hai là nhóm nguyên nhân trực tiếp: Lạm dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y học để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như: Áp dụng ngay từ trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn...), trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn lựa tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y...); khi có thai (sử sụng siêu âm, bắt mạch, hút dịch ối...) để chuẩn đoán giới tính nếu là thai trai để lại, thai gái bỏ đi.
 
Nhóm thứ ba là nhóm nguyên nhân phụ trợ: Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai. Vì vậy họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh để đáp ứng được cả hai mục tiêu trên. Do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình: ở một số vùng kinh tế xã hội, nhiều công việc nặng nhọc... đòi hỏi sức lao động cơ bắp của con trai; con trai là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. 

Do chế độ an ninh xã hội chưa đảm bảo, hiện nay trên 70% dân số nước ta còn sống ở nông thôn, hầu hết không có lương hưu khi về già, họ cần sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ sẽ cảm thấy lo lắng và rất không an tâm cho tương lai khi chưa có con trai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Chính sách ưu tiên đối với nữ giới cũng chưa thật thỏa đáng.
 
Để góp phần làm giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chúng ta phải chung tay góp sức thực hiện đồng bộ các giải pháp can thiệp vào các nội dung mấu chốt của 3 nhóm nguyên nhân trên. Các giải pháp đó là:
 
Tăng cường truyền thông - giáo dục, vận động để người dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi. Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động truyền thông, trong đó đặc biệt chú trọng tới truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở với cách tiếp cận và thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ và hành vi của toàn xã hội, của những người đứng đầu các dòng họ, những người cung cấp dịch vụ liên quan tới lựa chọn giới tính thai nhi và đặc biệt là các cặp cợ chồng về hệ lụy của  tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp. 

Thực hiện giáo dục về giới, bình đẳng giới trong, ngoài nhà trường với nội dung và hình thức thích hợp với từng cấp học để giới trẻ thấy được hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành bình đẳng giới, định hình các giá trị bình đẳng giới cho thế hệ trẻ.
 
Tăng cường cam kết chính trị mạnh mẽ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ chung tay góp sức của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
 
Củng cố kiện toàn ổn định và nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở để đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
 
Tăng cường thực hiện pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ y tế trong hệ thống công lập và tư nhân người có liên quan đến hoạt động tư vấn, khám, chẩn đoán và xử lý các thủ thuật về thai sản có liên quan lựa chọn giới tính thai nhi.
 
Đề xuất với tỉnh tăng cường và ưu tiên nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số - KHHGĐ trong đó tập trung ưu tiên giải quyết mục tiêu về mất cân bằng giới tính khi sinh. Thực hiện các chính sách ưu tiên nữ giới, ưu tiên những gia đình sinh con 1 bề là nữ.
 
Với chủ đề Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm nay “Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì tương lai hạnh phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước”, chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban ngành đoàn thể, sự quyết tâm cố gắng của đội ngũ cán bộ Dân số - Y tế từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc nhiệt tình của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác Dân số - KHHGĐ Điện Biên sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu mới đề ra trong đó có mục tiêu quan trọng đó là giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
 
BS Vi Thị Hoa
Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top