Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DS-KHHGĐ tại 5 tỉnh miền Tây Nam bộ: Không được phép lơ là

Thứ hai, 10:04 02/04/2012 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Trao đổi với PV Báo GĐ&XH sau chuyến công tác 5 tỉnh miền Tây Nam bộ (Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang) người đứng đầu ngành dân số lạc quan về kết quả đạt được của công tác DS-KHHGĐ thời gian qua.

Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng tặng quà cán bộ chuyên trách huyện Càng Long (Trà Vinh) nhân chuyến công tác 5 tỉnh Tây Nam bộ.
Tuy nhiên TS Dương Quốc Trọng cũng lưu ý những khó khăn riêng của mỗi tỉnh và khó khăn chung mà toàn ngành dân số phải đối diện trong thời gian tới.
 
Kết quả lạc quan
 
Nhận định chung về tình hình thực hiện công tác dân số tại 5 tỉnh miền Tây sông nước, TS Dương Quốc Trọng - Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: “Qua chuyến công tác 5 tỉnh Tây Nam bộ tôi thấy có một nét chung, đây là những tỉnh có tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) thấp. Tổng tỷ suất sinh trung bình ở 5 tỉnh vào khoảng 1,8 con, thấp hơn so với mức chung của cả nước hiện nay là 2 con”. 
 
Theo TS Dương Quốc Trọng, tỷ lệ sinh con thứ 3 của cả 5 tỉnh đều dưới 5%, thấp so với tình hình chung cả nước. Số xã, phường không có người sinh con thứ 3 cũng rất cao. Tính chung trong cả 5 tỉnh có đến 20% số xã, phường không có người sinh con thứ 3. Cá biệt có huyện Long Hồ (Vĩnh Long), 60% xã phường không có người sinh con thứ 3. “Ở các tỉnh phía Bắc tỷ lệ này còn rất lớn, thậm chí có nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc cả tỉnh không có được xã, phường nào không có người sinh con thứ 3. Trong bối cảnh đó, tôi cho đây là những thành tựu rất là tuyệt vời của công tác dân số 5 tỉnh Tây Nam bộ”, TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.
 
Tuy nhiên, Tổng cục trưởng cũng lưu ý là cả 5 tỉnh Tây Nam bộ đều đã bước vào cơ cấu dân số vàng, đồng thời cũng bước vào giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đều trên mức 7%. Một đặc điểm nữa ở các tỉnh này là chất lượng dân số chưa cao, đặc biệt là tỷ lệ người lao động có bằng cấp chỉ đạt trên dưới 7%, thấp hơn tỉ lệ so với cả nước là 13,3%.
 
Phải hết sức bình tĩnh
 
Triển khai Chiến dịch đợt I/2012 tại huyện Bình Đại - Bến Tre.
Về sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại 5 địa phương thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, TS Dương Quốc Trọng đánh giá: “Về mặt quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác dân số ở các tỉnh này, tôi cho rằng đã có nề nếp từ trước đến nay. Đặc biệt là về tổ chức bộ máy là khá tốt, tất nhiên cũng có tỉnh được kiện toàn sớm, có tỉnh được kiện toàn muộn. Ví dụ như Long An kiện toàn bộ máy thực hiện công tác DS-KHHGĐ từ rất sớm, từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã ngay sau khi giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Ngay từ đầu năm 2009, Long An đã tuyển được toàn bộ cán bộ chuyên trách tuyến xã. Hoặc Vĩnh Long cũng đã kiện toàn tốt bộ máy thực hiện công tác dân số. Tuy nhiên có tỉnh còn khó khăn như Trà Vinh, đến nay vẫn chưa kiện toàn được bộ máy ở tuyến xã, chưa tuyển dụng được cán bộ chuyên trách,  CTV dân số cũng chưa có phụ cấp thêm từ nguồn kinh phí địa phương. Cũng có tỉnh phụ cấp thêm cho CTV dân số rất thấp như ở Bến Tre, mỗi CTV hàng thàng chỉ được phụ cấp thêm 16.000 đồng”.
 
“Cũng có những tỉnh đã đầu tư cho công tác dân số rất lớn, ví dụ như Long An. Trong năm 2012, công tác DS-KHHGĐ tại  Long An được đầu tư kinh phí hơn 40 tỷ đồng, trong khi dân số chưa đến 1,5 triệu dân. Trong số kinh phí ấy chỉ có hơn 11 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia, số còn lại thuộc địa phương, từ đó thấy rằng Long An đã đầu tư rất lớn cho công tác dân số. Những địa phương này cũng đều nhận thức rõ đã đến thời điểm chín muồi cho sự chuyển mạnh công tác dân số từ số lượng sang chất lượng và đã triển khai nhiều đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số”, TS Dương Quốc Trọng nói.
 
Người đứng đầu ngành dân số cũng đặc biệt lưu ý cả 5 tỉnh miền Tây Nam bộ không thể lơ là với việc mức sinh có thể tăng lên trong năm Nhâm Thìn. Hầu hết ở các tỉnh, thành phố, số trẻ sinh ra trong quý I/2012 đều đã tăng so với cùng kỳ năm 2010, 2011; do đó, dự báo năm 2012 sẽ khó đạt chỉ tiêu giảm sinh. Dù vậy, TS Dương Quốc Trọng cũng chia sẻ vấn đề này ở tầm nhìn rộng hơn: “Nếu chỉ thấy trong thời gian ngắn tăng sinh quá mức mà bức xúc thì cũng không được, bởi có tăng sinh nhưng người dân chỉ đẻ trong phạm vi 2 con. Tức là người ta chỉ thay đổi thời điểm sinh, thay vì sinh con năm 2011 thì người ta sinh năm 2012, hoặc lẽ ra sinh năm 2013 thì người ta lại sinh sớm hơn 1 năm. Do đó chúng ta cũng phải thông cảm một chút chứ cũng đừng quá bức xúc. Chúng ta cũng phải hết sức bình tĩnh vì đối với công tác dân số phải xem xét trong dài hạn, mang tính chiến lược để có thể làm tốt hơn. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại chúng ta cũng không được phép lơ là, mất cảnh giác”.
 
Vẫn còn khó khăn
 
“Qua 5 tỉnh Tây Nam bộ, có thể nói tình hình công tác DS-KHHGĐ sáng sủa. Nếu như các tỉnh, thành phố trên cả nước mà có được những bức tranh về công tác DS-KHHGĐ tương tự sẽ rất tốt” - Dù lạc quan khi kết luận như trên về công tác DS-KHHGĐ tại 5 tỉnh Tây Nam bộ, song trước mắt và lâu dài, TS. Dương Quốc Trọng đã nêu bật những khó khăn mà cả ngành DS-KHHGĐ cần vượt qua.
 
“Chúng ta đã đi đến bước chuyển quan trọng của công tác dân số với tư duy công tác dân số không chỉ là vấn đề KHHGĐ, không chỉ là giảm sinh mà công tác dân số rộng lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong thời gian tới việc tập trung nâng cao chất lượng dân số là ưu tiên số 1, sau đó là thích ứng những vấn đề mới của cơ cấu dân số… Những tư duy này phải “thấm” đến từng cán bộ làm công tác dân số; phải làm công tác tuyên truyền vận động, tham mưu để lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành cũng như người dân hiểu được, để công tác dân số thực sự đóng góp vào sự phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của mỗi một địa phương nói riêng. Chúng ta phải lồng ghép các chỉ tiêu dân số vào các hoạt động của địa phương thì chúng ta mới thành công. Chúng ta còn phải huy động bằng được cả hệ thống chính trị làm công tác dân số, trong đó hệ thống chuyên trách làm công tác dân số chính là tham mưu, giúp việc cho cả hệ thống chính trị đó, đặc biệt là đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đấy là những vấn đề lớn của công tác dân số” – TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.
 
Ba khó khăn của công tác DS-KHHGĐ trong năm 2012
 
Thứ nhất, năm Nhâm Thìn được xem là năm “đẹp”, do đó chúng ta cũng phải giải thích rõ cho người dân hiểu được đừng chạy đua sinh con vì thực tế qua nhiều thời kỳ cho thấy: Năm Nhâm Thìn cũng bình thường như những năm khác. Nếu người dân chạy đua sinh con sẽ gây hệ lụy lớn, gây áp lực về mặt y tế, giáo dục và các vấn đề khác đối với xã hội.
 
Thứ hai là kinh phí sẽ về rất muộn. Năm 2011 các tỉnh được phân bổ kinh phí vào tháng 5, tháng 6; cá biệt có những tỉnh đến tháng 8, tháng 9 mới được phân bổ kinh phí. Năm 2012 này chắc cũng sẽ như thế, thậm chí có thể muộn hơn. Vì lẽ đó, nếu cứ thụ động chờ đợi thì chúng ta sẽ không hoàn thành được các chỉ tiêu.
 
Thứ ba, năm 2012 cũng là thời điểm chúng ta sẽ có sự kiện toàn lại về mặt tổ chức bộ máy. Chính phủ đang thông qua Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 178 quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Sau đó sẽ ban hành các Nghị định tiếp theo liên quan đến vấn đề này đối với từng Bộ cụ thể, rồi Nghị định về tổ chức bộ máy từng địa phương thay thế cho Nghị định 13, 14 trước đây. Vì vậy tổ chức bộ máy địa phương chắc chắn sẽ có sự thay đổi, trong đó có lĩnh vực DS-KHHGĐ. Vì thế chúng ta phải sớm kiện toàn tổ chức bộ máy địa phương để làm tốt công tác DS-KHHGĐ.
 
TS Dương Quốc Trọng Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
 
Thanh Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top