Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu: Tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng cường sức khỏe bà mẹ

Giadinh.net - Sáng ngày 10/7, tại lễ Mít tinh Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã có bài diễn văn đánh giá những thành tựu khích lệ mà ngành công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã đạt được và cũng nêu ra những khó khăn, thức mới về dân số trong thời gian tới.

Kính thưa: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân,

Thưa các vị khách Quốc tế, thưa quý vị đại biểu!

Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban ngành, các vị khách quốc tế đã đến dự Lễ Mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay. Tôi xin nhiệt liệt chào mừng các Quý vị đại biểu đã tham dự buổi mít tinh trọng thể này.

Thưa các quý vị đại biểu!

Năm nay, kỷ niệm ngày Dân số Thế giới, cũng chính là dịp toàn nhân loại nhìn lại các nỗ lực chung, những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu 5 “về tăng cường sức khoẻ bà mẹ” và chỉ tiêu tất cả mọi người đều được tiếp cận sức khoẻ sinh sản là một trong những ưu tiên cao nhất.

Theo Quỹ dân số Liên hiệp Quốc, trong thời gian qua, các quốc gia trên toàn thế giới đã tăng cường đầu tư giúp gia tăng tỷ lệ đi học, thu hẹp sự khác biệt về giới trong giáo dục, cải thiện sức khoẻ trẻ em thông qua các chương trình tiêm chủng. Tiến bộ cũng đã đạt được thông qua việc mở rộng phạm vi tiếp cận sức khoẻ sinh sản và lồng ghép KHHGĐ vào chăm sóc trước và sau sinh; gia tăng việc sử dụng phương pháp tránh thai hiện đại. Tại nhiều quốc gia đã xây dựng được các các chương trình, chính sách và luật pháp vững mạnh liên quan tới sức khoẻ sinh sản, cũng như đưa ra những phương thức cung cấp dịch vụ có chất lượng tới người nghèo.

Tuy nhiên, trên toàn thế giới, hàng năm vẫn còn hơn 500.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh đẻ; số phụ nữ gặp các biến chứng liên quan tới mang thai cao gấp 30 lần con số trên; hơn 350 triệu cặp vợ chồng chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình; hai phần ba số lượng người mù chữ trên thế giới là phụ nữ; hàng trăm triệu thanh thiếu niên không biết đọc biết viết và hàng trăm triệu trẻ em không được tới trường. Mỗi ngày có khoảng 30.000 trẻ em tử vong- tức là 10 triệu trẻ em chết trong một năm vì các bệnh mà chúng ta có thể ngăn chặn được.
 
Tại những nước kém phát triển nhất, tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ dưới 20 tuổi cao gấp 2 lần so với các quốc gia phát triển. Điều này đặt cuộc sống của họ và con cái họ vào tình trạng rủi ro trong khi khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ sức khoẻ sinh sản còn rất hạn chế. Tình trạng này không chỉ là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ 5 mà đã trở thành mối lo ngại sâu sắc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Khủng hoảng kinh tế tất yếu dẫn đến sự cắt giảm ngân sách dành cho các chương trình xã hội và sẽ tác động ngay lập tức tới việc giảm bớt các dịch vụ cứu trợ, hậu quả là sẽ có thêm nhiều phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh chết vì những nguyên nhân mà đáng lẽ có thể phòng ngừa được; đồng thời làm suy giảm những nỗ lực nâng cao sức khoẻ và giảm nghèo mà phải mất nhiều thập kỷ mới có thể đạt được.
 
Chủ đề: “Đối phó với khủng hoảng kinh tế: Đầu tư cho phụ nữ là sự lựa chọn sáng suốt” do Quỹ dân số liên Hiệp quốc đưa ra nhân kỷ niệm ngày dân số Thế giới năm nay là bức thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ nhằm kêu gọi các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, trong nỗ lực khắc phục khủng hoảng kinh tế cần tiếp tục dành sự ưu tiên thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về tăng cường sức khoẻ bà mẹ; bảo vệ thu nhập của người phụ nữ, giúp con gái của họ tiếp tục được đi học, được tiếp cận thông tin và dịch vụ sức khoẻ sinh sản bao gồm kế hoạch hoá gia đình. Đây chính là những yếu tố giúp tạo dựng hay có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tương lai của mỗi gia đình, thậm chí có thể dẫn tới sự suy thoái trầm trọng khiến cho tình trạng nghèo đói ngày càng tồi tệ và kéo dài trong nhiều thế hệ.
 
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu tặng quà, trao vòng hoa danh dự cho các cán bộ dân số cơ sở tiêu biểu chiều 9/7.

Thưa Quý vị đại biểu!

Phụ nữ nói chung và Chương trình dân số -Kế hoạch hoá gia đình của Việt Nam nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; tăng cường các giải pháp thực hiện để đảm bảo bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; đảm bảo quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng trong các vấn đề liên quan đến chính sách dân số -Kế hoạch hoá gia đình.
 
Trong những năm qua, công tác phụ nữ và công tác dân số -Kế hoạch hoá gia đình của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) đã giảm từ 2,33 con (năm 1999) xuống còn 2,08 con vào năm 2008; tỷ suất chết mẹ giảm từ 95/ 100.000 trẻ đẻ sống năm 2000 xuống còn 75/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2007; tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi  giảm khá nhanh, từ 31,2‰ (năm 2000) xuống còn 17,8‰ (năm 2005) và 15‰ năm 2008; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 33,8% (năm 2000) xuống còn 21,2% (năm 2007); tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên biết chữ (năm 2008) là 94%, tăng 3 điểm % so với năm 1999 (91%). Việt Nam được Liên hiệp quốc đánh giá là một quốc gia đạt nhiều tiến bộ trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu 5 (Mục tiêu về sức khoẻ bà mẹ).

Tuy nhiên, chương trình dân số-Kế hoạch hoá gia đình của Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn.

- Dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng bình quân mỗi năm trên 1 triệu người, tương đương với quy mô dân số của một tỉnh có số dân trung bình; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục tăng, cứ 1 người bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có khoảng 2 người bước vào độ tuổi sinh đẻ.

- Cơ cấu dân số Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn “Dân số trẻ” sang giai đoạn “ Dân số vàng”; tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ em trai/ 100 trẻ em gái) tăng từ 107 (năm 1999) lên 110 (năm 2006), 111 (năm 2007) và đến năm 2008 đã ở mức 112 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng; tỷ lệ người già (dân số 60 tuổi trở lên) đã ở mức 9,9% dân số vào năm 2008, trong tương lai gần Việt Nam phải đối mặt với vấn đề già hoá dân số.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo còn ở mức cao.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tác động nhưng hậu quả của nó vẫn ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đặc biệt là phụ nữ ở vùng nông thôn nghèo, tạo thêm những khó khăn, cản trở đến nỗ lực thực hiện các mục tiêu chính sách dân số; mục tiêu tăng cường sức khoẻ bà mẹ; chỉ tiêu tất cả mọi người đều được tiếp cận sức khoẻ sinh sản và các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Thưa quý vị đại biểu!

Thực hiện mục tiêu tăng cường sức khoẻ bà mẹ và chỉ tiêu tất cả mọi người đều được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và toàn xã hội. Hưởng ứng chủ đề ngày Dân số thế giới năm nay, chúng ta hãy cùng nhau hợp sức hành động để thực hiện thắng lợi các mục tiêu liên quan đến vấn đề này đã được đề ra trong Chiến lược Dân số Việt nam 2001-2010; Chiến lược quốc gia  chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001-2010; đề ra các giải pháp giúp đỡ các bà mẹ, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tham gia giải quyết các vấn đề dân số, sức khoẻ sinh sản ở một phạm vi rộng lớn hơn, với chất lượng ngày càng cao hơn. Trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau.

Một là: Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hoá gia đình để các bà mẹ, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết đúng và có các kỹ năng cơ bản cần thiết trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản; đáp ứng kịp thời, đầy đủ, đa dạng với chất lượng cao các phương tiện tránh thai, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân. Đặc biệt là người dân ở vùng biển, đảo, ven biển, vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo.

Hai là: Hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác dân số- Kế hoạch hoá gia đình các cấp, đảm bảo chuyên môn hoá, phù hợp với tính chất phức tạp, khó khăn và lâu dài của công tác này.

Ba là: Đẩy mạnh các hoạt động thử nghiệm tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh để từng bước nâng cao chất lượng giống nòi, khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định, cân  bằng giới tính khi sinh.

Bốn là: Đẩy mạnh thực hiện, hoàn thành tốt các mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt nam 2001-2010; Chiến lược quốc gia chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001-2010, làm cơ sở cho việc xây dựng Chiến lược Dân số- Sức khoẻ sinh giai đoạn 2011-2020.

Năm là: Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý công tác Dân số -Kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với nhiệm vụ triển khai toàn diện công tác dân số cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.

Nhân dịp này, thay mặt Bộ Y tế Việt Nam, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm về mọi mặt của Đảng và Nhà nước đối với chương trình Dân số-Kế hoạch hoá gia đình; cảm ơn sự đóng góp tích cực, có hiệu quả của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội trong nước; các quốc gia và tổ chức quốc tế đối với Chương trình dân số-Kế hoạch hoá gia đình của Việt Nam trong thời gian qua và mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Thưa quý vị đại biểu!

Thực hiện tốt công tác Dân số- kế hoạch hoá gia đình sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào hoạt động sản xuất phát triển kinh tế xã hội.  Kế hoạch hoá gia đình là một công cụ hiệu quả để chống lại nghèo đói. Có ít con hơn, con cái khoẻ mạnh hơn có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế đối với các gia đình nghèo, cho phép họ đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc và học hành của con cái - lớp người tương lai của mỗi quốc gia, nhân loại. Phụ nữ chiếm hơn 50% dân số thế giới, đầu tư cho phụ nữ sẽ góp phần phát triển thế giới, là  sự lựa chọn sáng suốt; đây cũng chính là đầu tư cho tương lai. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Chúng ta hãy tiếp tục ưu tiên và quan tâm nhiều hơn để thực hiện mục tiêu tăng cường sức khoẻ phụ nữ và chỉ tiêu tất cả mọi người đều được tiếp cận sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình.

Xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các quý vị khách quốc tế, quý vị đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

Xin trân trọng cám ơn.
 
* Tít bài do tòa soạn đặt
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top