Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên tại Kon Tum

Thứ sáu, 16:31 18/09/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

Ngày 18/9/2020, tại tỉnh Kon Tum, Tập đoàn TH tổ chức Lễ khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung theo công nghệ cao tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy. Dự án là bước tiếp theo trong lộ trình tạo dựng bản đồ sữa TH true MILK trải dài khắp đất nước với các trang trại tại Nghệ An, Hà Giang, Phú Yên, Thanh Hóa và sắp tới là An Giang, Cao Bằng.

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên tại Kon Tum  - Ảnh 1.

Bà Thái Hương phát biểu tại sự kiện

Nhà máy sữa sạch quy mô lớn nhất vùng Tây Nguyên

Mục tiêu của TH tới năm 2025 là tổng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung và liên kết với nông dân của TH đạt 400.000 con.Tổng vốn đầu tư của Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp công nghệ cao của TH tại Kon Tum là 2.544 tỷ đồng, tổng diện tích 441 ha với quy mô đàn bò nuôi tập trung là 10.000 con, đàn bò nuôi liên kết với nông dân dự kiến 20.000 con thông qua mô hình hợp tác xã công nghệ cao; xây dựng nhà máy chế biến sữa công suất 150 tấn/ngày. Đây sẽ là trang trại bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi sạch có quy mô lớn số 1 của vùng Tây Nguyên.

Dự án này có thể coi là đặt nền móng cho sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Kon Tum – địa phương có rất nhiều thế mạnh cho ngành này nhưng chăn nuôi bò sữa của Kon Tum hiện vẫn là "trận địa" hoàn toàn bỏ trống cho đến khi có sự xuất hiện của TH.

Theo kế hoạch, dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại Kon Tum được thực hiện theo hai mô hình, gồm: mô hình chăn nuôi bò sữa khép kín, tập trung, ứng dụng công nghệ cao - tương tự dự án đã triển khai ở Nghệ An; mô hình chăn nuôi bò sữa liên kết với người dân thông qua hợp tác xã công nghệ cao - tương tự mô hình mà TH đã triển khai tại Đà Lạt thông qua Dalatmilk.

Dự án sữa ở Kon Tum chúng tôi triển khai 2 mô hình, một là chăn nuôi  bò sữa tập trung 10.000 con, hai là liên kết với nông dân chăn nuôi bò sữa- chúng tôi đang kỳ vọng con số 20.000 con, mỗi hộ 5-10-20 con. Sau 5 năm họ thu được toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu và họ thực sự làm giàu được với con bò sữa. Tôi sẽ quyết tâm đưa người nông dân ở đây đi theo nông dân Nghĩa Đàn 10 năm trước.

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên tại Kon Tum  - Ảnh 2.

Nghi thức động thổ

Với mô hình chăn nuôi tập trung, Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Kon Tum xây dựng một cụm trang trại quy mô 10.000 con bò sữa trên diện tích 60 ha cùng vùng nguyên liệu rộng lớn 378 ha.

Cụm trang trại thiết kế và vận hành bằng công nghệ chăn nuôi bò sữa tiên tiến của Israel, quản lý đàn bằng hệ thống vi tính 100% và dàn máy móc tự động, hiện đại hàng đầu thế giới.

Với mô hình chăn nuôi liên kết với người nông dân thông qua hợp tác xã công nghệ cao, Dự án đặt mục tiêu phát triển đàn bò sữa theo mô hình này lên 20.000 con, quy mô 5-10 con bò sữa/hộ. Dự kiến sẽ có khoảng 2.000-4.000 hộ nông dân của huyện Sa Thầy và các vùng lân cận của tỉnh Kon Tum có thể tham gia dự án, nhận chuyển giao công nghệ, tiếp cận cơ hội cải thiện thu nhập và làm giàu cho gia đình.

"Chúng tôi sẽ làm tất cả để đảm bảo những ly sữa do người nông dân làm ra cũng hoàn mỹ và đồng nhất chất lượng với những ly sữa làm ra tại các trang trại chăn nuôi tập trung của TH. Doanh nghiệp và người nông dân phải cùng làm ra những ly sữa đồng nhất về chất lượng và cùng tự tin bước ra thị trường thế giới", Bà Thái Hương, Nhà sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH khẳng định.

Tham gia vào hợp tác xã công nghệ cao, bà con nông dân được hỗ trợ vay vốn ngân hàng để mua bò sữa và xây dựng chuồng trại; được hỗ trợ về thú y; được hỗ trợ cung cấp thức ăn cho bò và bao tiêu hoàn toàn sữa tươi nguyên liệu. Đàn bò chăn nuôi tại nông hộ cũng sẽ được gắn chip để theo dõi mọi hoạt động, phòng bệnh và theo dõi chất lượng, sản lượng sữa.

Thời điểm khởi công Dự án tại Kon Tum, đã có trên 20 hộ trong khu vực sẵn sàng kí cam kết tham gia vào mô hình hợp tác xã để nhận chuyển giao công nghệ 4.0 từ Tập đoàn TH.

Liên kết với TH, người nông dân sẽ giàu lên nhờ nuôi bò sữa

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên tại Kon Tum  - Ảnh 3.

Tâm niệm của Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược tập đoàn TH- bà Thái Hương là làm ly sữa tươi sạch để phục vụ sức khỏe cộng đồng và xuất khẩu; đồng thời giúp người nông dân làm giàu nhờ con bò sữa, và quan trọng hơn, giúp họ cảm thấy "tự hào về đồng đất của họ, đồng đất đã làm ra những sản phẩm mà thế giới đã chấp nhận với yêu cầu, chuẩn mực khắt khe nhất".

Theo bà Hương thì sau 5 năm tham gia vào Dự án người nông dân ở Kon Tum sẽ thu được toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu và thực sự làm giàu được với con bò sữa. Bà quyết tâm đưa người nông dân ở đây đi theo nông dân Nghĩa Đàn 10 năm trước.

Sau khi TH đầu tư chắc chắn bà con ở Sa Thầy, ở Kon Tum đây sẽ trở thành những công dân của thời đại 4.0, thời đại công nghệ cao. Bởi toàn bộ công nghệ cao được học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm từ chuyên gia Israel- quốc gia số 1 thế giới về nông nghiệp công nghệ cao ở Nghệ An sẽ được áp dụng vào dự án ở Kon Tum sắp tới.

"Ở Kon Tum tôi có những dự định rất lớn và rất kỳ vọng. Hôm nay tôi xin phép được chia sẻ những khát vọng của mình, đó là làm thế nào để tôn trọng tự nhiên, giữ nguyên rừng. Chúng tôi nuôi bò sữa lấy phân dùng kinh tế tuần hoàn  để trồng rau sạch. Không chỉ chăn nuôi bò sữa, chúng ta còn trồng rau, làm thuốc, trồng thảo dược, làm thực phẩm chức năng. Rừng ở Kon Tum thì phải bảo tồn nhưng không có nghĩa là mình không được làm gì, nhưng làm như thế nào? Tôi có sáng kiến là làm kinh tế rừng, bằng cách ta làm 3 tầng cây.

Khí hậu ở Kon Tum rất tốt, tôi hi vọng chi phí chăn nuôi bò sữa ở đây sẽ thấp hơn ở Nghệ An. Chúng tôi sẽ từng bước đưa bà con đi cùng như bà con nông dân ở Đà Lạt, nông dân ứng dụng công nghệ cao. Ví dụ như sử dụng con chip, khoảng 500m có một cái cần ăng ten để có thể thu nhập được dữ liệu từ con chip lắp ở bò. Bà con nông dân ở đây rồi sẽ trở thành công nhân nông nghiệp công nghệ cao, lương một tháng thấp nhất cũng 6-7 triệu đồng. Như vậy, cộng với lãi suất của tiền đền bù đất đai, cuộc sống người dân nâng lên đáng kể, chưa kể họ còn trồng trọt, chăn nuôi, chẳng hạn như trồng ngô sinh khối, cỏ bán cho TH. Tuy vậy, tôi kỳ vọng ở Kon Tum thảo dược và cây ăn quả’, bà Hương chia sẻ.

Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại Kon Tum cũng sẽ đi theo hướng kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế đã được triển khai bài bản tại TH, thể hiện ở quy trình sản xuất khép kín "từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch" của TH trong 10 năm qua.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở từ nay đến cuối năm 2024 được tính thế nào?

Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở từ nay đến cuối năm 2024 được tính thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 45 phút trước

GĐXH - Chuyển đất nông nghiệp sang đất ở người dân cần đóng các khoản như tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ.

Giá nhà tại trung tâm TP.HCM hiện ra sao?

Giá nhà tại trung tâm TP.HCM hiện ra sao?

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

Giá nhà tại các tuyến đường trung tâm TP.HCM dao động từ 450 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/m2, thậm chí có những căn nhà từ 2 đến 4 tỷ đồng/m2.

Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Nhu cầu tìm kiếm đất nền tăng

Xu hướng - 14 giờ trước

Nhiều chuyên gia dự báo rằng đà phục hồi của đất nền sẽ diễn biến tích cực hơn.

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

500 'triệu phú' xứ Huế nhờ nuôi con đại bổ ở tuyệt tình cốc

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

Hơn 500 hộ dân nuôi hàu ở thị trấn Lăng Cô có thu nhập trung bình 30-40 triệu đồng/năm, có hộ thu vài trăm triệu đồng và tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Chuyên gia chỉ cách hạ 'cơn sốt' giá nhà đất

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

Theo chuyên gia, phải tái cấu trúc thị trường phải đẩy nhanh một số dự án ở khu vực có thể bán. Đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội - phân khúc có nhu cầu thực người dân sẵn sàng xuống tiền.

Từ hiện tượng 'thổi giá' chung cư: Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội 'vào cuộc' kiểm tra

Từ hiện tượng 'thổi giá' chung cư: Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội 'vào cuộc' kiểm tra

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - Từ hiện tượng căn hộ chung cư có dấu hiệu bị "thổi giá", Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản. Đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.

Nghịch lý, ngân hàng giảm lãi suất, nhu cầu vay mua nhà đất vẫn giảm

Nghịch lý, ngân hàng giảm lãi suất, nhu cầu vay mua nhà đất vẫn giảm

Sản phẩm - Dịch vụ - 18 giờ trước

GĐXH - Theo số liệu mới đây của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay vốn tiêu dùng - tự sử dụng bất động sản chỉ tăng hơn 1% năm 2023, mức thấp nhất 5 năm qua, cho thấy người tiêu dùng vẫn không ưu tiên nhu cầu mua nhà.

Loạn giá măng cụt xanh đầu mùa, có nơi rao gần 1 triệu đồng/kg

Loạn giá măng cụt xanh đầu mùa, có nơi rao gần 1 triệu đồng/kg

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh đã gọt vỏ được rao bán ở nhiều mức giá khác nhau, từ 500.000 đồng/kg đến 800.000 đồng/kg.

Đu trend trà sữa hành lá, người trẻ ăn uống khó hiểu hay chiêu trò của quán?

Đu trend trà sữa hành lá, người trẻ ăn uống khó hiểu hay chiêu trò của quán?

Xu hướng - 1 ngày trước

Nếu năm ngoái, món gỏi gà măng cụt, trà mãng cầu lên đồng thì năm nay người trẻ Việt không ngại chi tiền cho loại thức uống khó hiểu là trà sữa hành lá, trà sữa ớt.

Trang sức giả thương hiệu vẫn được cửa hàng kim hoàn công khai bày bán

Trang sức giả thương hiệu vẫn được cửa hàng kim hoàn công khai bày bán

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 17/4, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa thu giữ nhiều trang sức giả thương hiệu Chanel, tại Nam Định.

Top