Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải quyết việc làm cho người lao động trước những thách thức mới hậu COVID-19

Thứ ba, 14:20 09/06/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Mặc dù nhu cầu tuyển dụng đã dần dần gia tăng sau một thời gian dài im ắng, nhưng công tác giải quyết việc làm, đảm bảo sinh kế bền vững cho người lao động vẫn phải đối diện với khá nhiều thách thức. Trước tình hình đó, những biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ người lao động đã được triển khai tại Việt Nam.

Những phân tích mới nhất của các chuyên gia về lĩnh vực lao động – việc làm đã cho thấy ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, song những hệ quả mà nó gây ra cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn rất nghiêm trọng và dai dẳng.

Báo cáo nhanh số 4 của ILO: COVID-19 và thế giới việc làm cho biết ước tính 4,8% thời giờ làm việc đã bị cắt giảm trong quý I/2020 và dự báo mức tổn thất việc làm trong quý II không thay đổi và duy trì ở khoảng 305 triệu việc làm trên toàn thế giới. Trong đó, "khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, đặc biệt là nữ giới, với tác động nặng nề hơn và nhanh chóng hơn so với các nhóm dân số khác", như nhận định của ông Guy Ryder – Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ảnh hưởng nghiêm trọng ấy thể hiện trên ba phương diện: hủy hoại việc làm; gây gián đoạn việc học hành và đào tạo; và dựng nên nhiều trở ngại lớn đối với những thanh niên muốn tham gia thị trường lao động hay muốn thay đổi công việc. Tác động của đại dịch tới vấn đề đào tạo, việc làm của những người trẻ làm dấy lên mối lo ngại về các hệ quả có thể kéo dài hàng thập kỷ của virus - ngay cả khi chúng đã bị tiêu diệt - ấy là những khó khăn cho công cuộc tái thiết một nền kinh tế tốt hơn trong giai đoạn hậu Covid-19 khi tài năng và năng lực của thanh niên - những người vẫn được kỳ vọng đem đến các biến chuyển kì diệu cho thế giới - bị gạt ra ngoài lề vì thiếu cơ hội và kĩ năng.

Mối lo ngại đó không phải là suy diễn mơ hồ, khi những thách thức thực sự đối với công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở giai đoạn hậu Covid-19 đã dần dần hiện hữu. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh (Falmi), nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn hiện nay không chỉ ít hơn 34% so với cùng kỳ năm trước, mà còn không đồng đều giữa các lĩnh vực. Cụ thể, ở những ngành nghề như dệt may, giày da, dịch vụ lưu trú, dịch vụ giải trí, du lịch, chế biến thuỷ hải sản…, nhu cầu bổ sung nhân sự không cao. Trong khi đó, các nhóm ngành y dược, hoá phẩm, công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng... chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nhu cầu và đa dạng vị trí (từ lao động quản lý đến lao động trực tiếp sản xuất). Việc nhà tuyển dụng ưu tiên nguồn nhân lực có chuyên môn kĩ thuật, có kĩ năng và đã qua đào tạo một mặt phản ánh xu thế tất yếu đối với các doanh nghiệp ở thời điểm này, đó là rà soát lại năng lực hoạt động, thực hiện sắp xếp một phần hoặc toàn diện doanh nghiệp thông qua việc cải tiến tổ chức bộ máy, gia tăng năng suất lao động; nhưng mặt khác, đặt ra yêu cầu cho người lao động về việc cải thiện trình độ nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường.

Giải quyết việc làm cho người lao động trước những thách thức mới hậu COVID-19 - Ảnh 2.

Đảm bảo việc làm cho người lao động hậu Covid-19 đòi hỏi sự vào cuộc, chung tay của toàn xã hội. Ảnh: TL

Không chỉ chịu áp lực lớn hơn, người lao động còn thiếu cơ hội để bồi dưỡng năng lực của bản thân. Khó khăn về tài chính khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí đào tạo nhân sự. Không những thế, ngay cả khi tự ý thức về việc cần học tập để nâng cao chuyên môn, không phải người lao động nào cũng dư dả tài chính để tham gia các khoá tu nghiệp, nhất là sau một thời gian dài bị ảnh hưởng về thu nhập do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Bởi vậy, mặc dù nhu cầu tuyển dụng đã dần dần gia tăng sau một thời gian dài im ắng, nhưng công tác giải quyết việc làm, đảm bảo sinh kế bền vững cho người lao động vẫn phải đối diện với khá nhiều thách thức.

Trước tình hình đó, những biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ người lao động đã được triển khai tại Việt Nam. Thực hiện sự chỉ đạo từ Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), các trung tâm dịch vụ việc làm công đã đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp để thu thập thông tin tuyển dụng nhân sự, xây dựng hệ thống dữ liệu phong phú phục vụ cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động qua hai hình thức: trực tiếp tại các điểm giao dịch và gián tiếp qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, mạng xã hội, thư điện tử… Với những ưu thế như nguồn tuyển dụng uy tín, ngành nghề đa dạng, thông tin minh bạch, dịch vụ miễn phí, các trung tâm dịch vụ việc làm đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ lao động thất nghiệp quay trở lại thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm. Nếu cảm thấy những vị trí việc làm còn trống hiện tại chưa phù hợp với nhu cầu của bản thân, người lao động vẫn có thể lưu lại thông tin để các tư vấn viên liên hệ khi có công việc thích hợp. Ngoài ra, họ còn có thể truy cập website chính thức của các trung tâm dịch vụ việc làm để chủ động tìm kiếm thông tin và lựa chọn chương trình, ngày hội việc làm để tham gia, tránh các cạm bẫy "việc nhẹ lương cao" mà nhiều đối tượng sử dụng nhằm trục lợi bất chính. Bên cạnh đó, trong các ngày hội việc làm, người lao động cũng được hướng dẫn cách thức chuẩn bị hồ sơ, rèn luyện kĩ năng trả lời phỏng vấn để tăng thêm cơ hội nghề nghiệp cho bản thân mình.

Song song với nỗ lực thúc đẩy người lao động gặp gỡ, kết nối với doanh nghiệp, những dự án hỗ trợ đào tạo/đào tạo lại nguồn nhân lực cũng bắt đầu được khởi động. Bên cạnh việc tham mưu, đề xuất với Chính phủ về vấn đề sử dụng 3.000 – 5.000 tỉ kết dư từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp bồi dưỡng năng lực cho người lao động, một loạt điều chỉnh đã xuất hiện trong chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (thể hiện ở Nghị định 61/2020/NĐ-CP ban hành ngày 29/5/2020) như hạ điều kiện và bổ sung trường hợp bất khả kháng đối với người sử dụng lao động để nhận được hỗ trợ về kinh phí từ Chính phủ nhằm đào tạo nghề và duy trì việc làm cho đội ngũ nhân sự… Những động thái đó cho thấy sự chú trọng ở cả hai phương diện: tạo nhiều việc làm và cải thiện nguồn nhân lực – hai cơ sở cho một công cuộc phục hồi, ổn định và kích thích kinh tế phát triển bền vững.

Ngay cả khi không có đại dịch Covid-19, nguy cơ mất thu nhập, thiếu việc làm, tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc là không tránh khỏi trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, không nhận thức được những hạn chế, nhược điểm của chính mình để tích cực cải thiện nhằm thích ứng kịp thời và nhanh chóng với những thay đổi của thị trường lao động, những tác động của kinh tế, xã hội. Đảm bảo việc làm, bởi vậy, luôn là vấn đề nan giải, đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ Chính phủ, các cơ quan hữu quan mà cả người lao động.

Vũ Hoài

Vũ Hoài
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại lá mọc hoang bờ rào nay bỗng thành đặc sản, giá tới 120.000 đồng/kg, chị em thành phố săn lùng làm đủ món ngon

Loại lá mọc hoang bờ rào nay bỗng thành đặc sản, giá tới 120.000 đồng/kg, chị em thành phố săn lùng làm đủ món ngon

Giá cả thị trường - 2 giờ trước

GĐXH - Lá mơ trước kia mọc hoang bờ rào nay được chị em thành phố săn lùng để làm bánh mang hương vị thơm ngon, độc đáo.

Một loại quả non ở chợ Việt giá 850 nghìn/kg, hàng vẫn ‘đắt như tôm tươi’

Một loại quả non ở chợ Việt giá 850 nghìn/kg, hàng vẫn ‘đắt như tôm tươi’

Giá cả thị trường - 5 giờ trước

Cứ tưởng cơm sầu riêng là loại trái cây đắt nhất chợ Việt, nhưng một loại quả non của nước ta cũng đang được bán với giá lên tới 850.000 đồng/kg mà hàng vẫn “đắt như tôm tươi”.

Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng, người dân 'nín thở' chờ vàng xuống giá

Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng, người dân 'nín thở' chờ vàng xuống giá

Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trước

GĐXH - Sau thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng miếng ngày 22/4 sắp tới đây, tình hình giá vàng đang có nhiều biến động. Người mua lẫn người bán "nín thở" chờ thị trường ổn định.

Giá vàng hôm nay 20/4: Bảo Tín Minh Châu, DOJI, PNJ, SJC duy trì giá mua vàng nhẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay 20/4: Bảo Tín Minh Châu, DOJI, PNJ, SJC duy trì giá mua vàng nhẫn ở mức cao

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - So với mở cửa phiên giao dịch hôm qua, giá vàng nhẫn được Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng 280.000 đồng/lượng cả hai chiều mua vào và bán ra.

Chung cư sốt giá, để đảm bảo quyền lợi người mua nhất định phải lưu ý tới những điều này

Chung cư sốt giá, để đảm bảo quyền lợi người mua nhất định phải lưu ý tới những điều này

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Giá chung cư ở Hà Nội đang tăng nóng, để bảo vệ quyền lợi, tránh những rủi ro khó lường, người mua nhà trong giai đoạn này nhất định phải cân nhắc thật kỹ.

Cận cảnh xe ga 125cc đẹp hơn Vario, rẻ như Vision sẽ thay thế Honda Air Blade

Cận cảnh xe ga 125cc đẹp hơn Vario, rẻ như Vision sẽ thay thế Honda Air Blade

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

GĐXH - Xe ga 125cc của Suzuki vừa chính thức gia nhập thị trường với giá bán rẻ như Honda Vision, chắc chắn sẽ là đối thủ nặng ký cạnh tranh thị phần với Honda Vario và Air Blade.

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định 'phải mua luôn và ngay'

Chung cư Hà Nội bị thổi giá, người mua bỏ ý định 'phải mua luôn và ngay'

Sản phẩm - Dịch vụ - 12 giờ trước

Quyết định không mua nhà nữa hoặc chuyển hướng tìm ở khu vực xa trung tâm hơn để kỳ vọng giá nhà sẽ rẻ, phù hợp với tài chính… đang là lựa chọn của không ít người.

Biệt thự, liền kề ở Hà Nội tăng giá mạnh

Biệt thự, liền kề ở Hà Nội tăng giá mạnh

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

Cùng với sự tăng giá của nhà chung cư, sau thời gian dài chững lại, từ đầu năm nay, giá biệt thự, liền kề trên thị trường Hà Nội cũng tăng mạnh.

'Cây xăng di động' bán giá cắt cổ, mọc trên vỉa hè Hà Nội

'Cây xăng di động' bán giá cắt cổ, mọc trên vỉa hè Hà Nội

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Cứ mỗi khi cây xăng trên đường Giải Phóng (quận Đống Đa, Hà Nội) ngừng bán để nhập hàng thì những "cây xăng di động" này lại mọc lên, bán giá đắt hơn hẳn quy định.

Gen Z chi bao nhiêu tiền cho các dịch vụ đăng ký trên Internet mỗi tháng?

Gen Z chi bao nhiêu tiền cho các dịch vụ đăng ký trên Internet mỗi tháng?

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và mạng xã hội đang ngày càng phát triển, Gen Z (sinh từ năm 1997 đến năm 2012), thế hệ của những công dân thời đại kỹ thuật số càng thêm ưa chuộng các gói dịch vụ trả phí để tối ưu trải nghiệm cá nhân.

Top