Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đổ tiền tỷ mở mì cay 7 cấp độ, dẹp tiệm ngay sau vài tháng

Thứ sáu, 21:00 26/05/2017 | Sản phẩm - Dịch vụ

Trào lưu ăn mì cay 7 cấp độ của giới trẻ Hà Nội nhanh chóng qua đi khiến hàng loạt cửa hàng ế ẩm phải đóng cửa cắt lỗ sớm.

Vào thời kỳ trào lưu thưởng thức mì cay 7 cấp độ lên tới đỉnh điểm, nhiều cửa hàng thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Theo đó, hàng loạt hàng mì cay mọc lên như “nấm sau mưa”. Tuy nhiên, thời kỳ “đỉnh cao” đó chỉ diễn ra vài tháng ngắn ngủi.

Khi trào lưu mì cay 7 cấp độ nở rộ

Chia sẻ với Zing.vn, anh H., một chủ cửa hàng tại Cầu Giấy bồi hồi nhớ lại thời kỳ nở rộ của món mì cay 7 cấp độ ở Hà Nội. Gia đình anh H. là một trong những người đầu tiên đưa món mì cay từ miền Nam ra thủ đô. Những ngày đầu tiên, khi nhu cầu của giới trẻ tăng vọt, cả gia đình anh như không có thời gian nghỉ ngơi.

Quán mì cay 7 cấp độ đông đúc vào năm 2016. Ảnh: Thái Nguyễn.

Người thì chạy khắp Hà Nội đôn đáo tìm thuê mặt bằng, người lo tìm nhân viên, người lo tìm mua trang thiết bị, dụng cụ để nhanh chóng mở cửa hàng sớm nhất...

Ngày cửa hàng mì cay khai trương, anh H. chứng kiến cảnh đông khách mà bất cứ ông chủ nào cũng thèm muốn. Cửa hàng đông cứng khách từ 8h sáng đến 11h đêm.

Với số lượng nhân viên lên đến 50 người chia làm 3 ca, mỗi ngày cửa hàng phục vụ 600-700 lượt khách. Vào những ngày cuối tuần, con số còn cao hơn nhiều.

Doanh thu của cửa hàng theo đó cũng tăng nhanh chóng. Anh H. không tiết lộ con số lợi nhuận chính xác, nhưng theo anh là “rất đáng mơ ước”.




Món mì cay 7 cấp độ từng khiến giới trẻ Hà Nội phát sốt. Ảnh: Hiếu Công.


Sự thành công của những cửa hàng mì cay đầu tiên lập tức hấp dẫn thị trường. Nhiều người nhanh chóng tìm hiểu và đầu tư mở các nhà hàng y theo mô hình nhượng quyền.

Ứớc tính của anh H., đã có khoảng 30-40 cửa hàng mì cay nhượng quyền được mở ở Hà Nội chỉ trong vòng 3 tháng.

Ngoài ra, còn hàng chục cửa hàng khác mở với thương hiệu riêng, tự phát.

Một chu kỳ “kỳ lạ”

Anh Đ., một chủ cửa hàng mì cay khá thành công ở Ba Đình, cho biết món mì cay có chu kỳ rất kỳ lạ. Theo chủ hàng này, bình thường một món ăn mới có chu kỳ ít nhất khoảng một năm mới thoái trào. Tuy nhiên, món mì cay 7 cấp độ lại có chu kỳ rất đặc biệt, thoái trào sau 4-5 tháng.

Du nhập vào Hà Nội khoảng tháng 7/2016, đến giáp Tết Nguyên đán 2017, sự sụt giảm của trào lưu ăn mì cay nhanh chóng thấy rõ.

Anh Đ. chia sẻ trước kia số lượng khách đến quán anh có thể lên đến 600-700 lượt/ngày, sau đó giảm xuống còn 400-500 lượt/ngày. Hiện tại, lượng khách hàng ngày chỉ bằng 1/3 lúc nở rộ, khoảng 200 lượt. Số nhân viên cũng giảm 1/3, nay còn khoảng 15 người thay nhau phục vụ 3 ca.

Nhưng cửa hàng của anh Đ. còn thuộc vào hàng “may mắn” khi hội tụ nhiều yếu tố có thể duy trì được lượng khách lớn. Nhiều cửa hàng có vị trí kém thuận lợi, hoặc mở sau “kém tên tuổi” hơn còn sụt giảm nhanh hơn.




Nhiều hàng mì cay vắng khách dù là giờ ăn trưa. Ảnh: Hiếu Công.


Số khách giảm nhanh, doanh thu lao dốc, nhiều cửa hàng phải đóng cửa “tức tưởi” chỉ trong vòng một tháng hoạt động, vì càng hoạt động càng lỗ nặng. Một số hàng khác duy trì được 2-3 tháng. Số còn lại thì cầm cự được đến hiện tại với doanh thu “lay lắt”.

“Cay đắng” vì mì cay

Anh Đ. tâm sự, các cửa hàng mì cay 7 cấp độ đều phải đầu tư với số vốn lớn, khoảng 1,5-2 tỷ đồng với chi phí rất đa dạng gồm nhiều khoản khác nhau. Cửa hàng nào cũng phải trả tiền thuê mặt bằng ban đầu rất lớn, với 20-30 triệu đồng/tháng và phải đóng ngay cùng lúc ít nhất 6 tháng.

Ngoài ra còn chi phí cải tạo cửa hàng, làm sàn gỗ, bàn ghế, bếp nấu, điều hòa... Thậm chí phải tạo không gian đậm chất Hàn Quốc, trẻ trung để thu hút các bạn trẻ.

Giải thích về thất bại của nhiều cửa hàng mì cay, anh H. tâm sự do nhiều nguyên nhân khác. Nhiều người không có sự phân tích kỹ càng về chi phí, lợi nhuận mà đã nhanh chóng đầu tư khi thấy thị trường đang nở rộ.

Đến khi bắt đầu có doanh thu thì phải trả mất một khoản đầu tư ban đầu rất lớn. Trong khi đó giá mì cay chỉ khoảng 40.000-50.000 đồng/bát nên việc thu hồi vốn cũng rất lâu, chưa kể đến xu hướng thoái trào, khách giảm nhanh chóng khiến việc thu hồi lại càng khó.

Ngoài ra, việc số lượng khách giảm còn kể đến nhiều yếu tố như vị trí có thuận lợi hay không, chất lượng đồ ăn có ngon, dịch vụ có tốt hay không…

Anh Đ. khẳng định ở Hà Nội hiện chỉ 2-3 cửa hàng mì cay hoạt động tốt. Còn lại hoạt động cầm chừng, doanh thu lao đốc. Rất nhiều ông chủ chấp nhận lỗ vài tỷ đồng đóng cửa “tức tưởi” sau vài tháng. Một số khác tính chuyện chuyển loại hình kinh doanh.

Theo Zing
Quán mì cay 7 cấp độ đông đúc vào năm 2016. Ảnh: Thái Nguyễn.

Người thì chạy khắp Hà Nội đôn đáo tìm thuê mặt bằng, người lo tìm nhân viên, người lo tìm mua trang thiết bị, dụng cụ để nhanh chóng mở cửa hàng sớm nhất...

Ngày cửa hàng mì cay khai trương, anh H. chứng kiến cảnh đông khách mà bất cứ ông chủ nào cũng thèm muốn. Cửa hàng đông cứng khách từ 8h sáng đến 11h đêm.

Với số lượng nhân viên lên đến 50 người chia làm 3 ca, mỗi ngày cửa hàng phục vụ 600-700 lượt khách. Vào những ngày cuối tuần, con số còn cao hơn nhiều.

Doanh thu của cửa hàng theo đó cũng tăng nhanh chóng. Anh H. không tiết lộ con số lợi nhuận chính xác, nhưng theo anh là “rất đáng mơ ước”.

Món mì cay 7 cấp độ từng khiến giới trẻ Hà Nội phát sốt. Ảnh: Hiếu Công.
Món mì cay 7 cấp độ từng khiến giới trẻ Hà Nội phát sốt. Ảnh: Hiếu Công.

Sự thành công của những cửa hàng mì cay đầu tiên lập tức hấp dẫn thị trường. Nhiều người nhanh chóng tìm hiểu và đầu tư mở các nhà hàng y theo mô hình nhượng quyền.

Ứớc tính của anh H., đã có khoảng 30-40 cửa hàng mì cay nhượng quyền được mở ở Hà Nội chỉ trong vòng 3 tháng.

Ngoài ra, còn hàng chục cửa hàng khác mở với thương hiệu riêng, tự phát.

Một chu kỳ “kỳ lạ”

Anh Đ., một chủ cửa hàng mì cay khá thành công ở Ba Đình, cho biết món mì cay có chu kỳ rất kỳ lạ. Theo chủ hàng này, bình thường một món ăn mới có chu kỳ ít nhất khoảng một năm mới thoái trào. Tuy nhiên, món mì cay 7 cấp độ lại có chu kỳ rất đặc biệt, thoái trào sau 4-5 tháng.

Du nhập vào Hà Nội khoảng tháng 7/2016, đến giáp Tết Nguyên đán 2017, sự sụt giảm của trào lưu ăn mì cay nhanh chóng thấy rõ.

Anh Đ. chia sẻ trước kia số lượng khách đến quán anh có thể lên đến 600-700 lượt/ngày, sau đó giảm xuống còn 400-500 lượt/ngày. Hiện tại, lượng khách hàng ngày chỉ bằng 1/3 lúc nở rộ, khoảng 200 lượt. Số nhân viên cũng giảm 1/3, nay còn khoảng 15 người thay nhau phục vụ 3 ca.

Nhưng cửa hàng của anh Đ. còn thuộc vào hàng “may mắn” khi hội tụ nhiều yếu tố có thể duy trì được lượng khách lớn. Nhiều cửa hàng có vị trí kém thuận lợi, hoặc mở sau “kém tên tuổi” hơn còn sụt giảm nhanh hơn.

Nhiều hàng mì cay vắng khách dù là giờ ăn trưa. Ảnh: Hiếu Công.
Nhiều hàng mì cay vắng khách dù là giờ ăn trưa. Ảnh: Hiếu Công.

Số khách giảm nhanh, doanh thu lao dốc, nhiều cửa hàng phải đóng cửa “tức tưởi” chỉ trong vòng một tháng hoạt động, vì càng hoạt động càng lỗ nặng. Một số hàng khác duy trì được 2-3 tháng. Số còn lại thì cầm cự được đến hiện tại với doanh thu “lay lắt”.

“Cay đắng” vì mì cay

Anh Đ. tâm sự, các cửa hàng mì cay 7 cấp độ đều phải đầu tư với số vốn lớn, khoảng 1,5-2 tỷ đồng với chi phí rất đa dạng gồm nhiều khoản khác nhau. Cửa hàng nào cũng phải trả tiền thuê mặt bằng ban đầu rất lớn, với 20-30 triệu đồng/tháng và phải đóng ngay cùng lúc ít nhất 6 tháng.

Ngoài ra còn chi phí cải tạo cửa hàng, làm sàn gỗ, bàn ghế, bếp nấu, điều hòa... Thậm chí phải tạo không gian đậm chất Hàn Quốc, trẻ trung để thu hút các bạn trẻ.

Giải thích về thất bại của nhiều cửa hàng mì cay, anh H. tâm sự do nhiều nguyên nhân khác. Nhiều người không có sự phân tích kỹ càng về chi phí, lợi nhuận mà đã nhanh chóng đầu tư khi thấy thị trường đang nở rộ.

Đến khi bắt đầu có doanh thu thì phải trả mất một khoản đầu tư ban đầu rất lớn. Trong khi đó giá mì cay chỉ khoảng 40.000-50.000 đồng/bát nên việc thu hồi vốn cũng rất lâu, chưa kể đến xu hướng thoái trào, khách giảm nhanh chóng khiến việc thu hồi lại càng khó.

Ngoài ra, việc số lượng khách giảm còn kể đến nhiều yếu tố như vị trí có thuận lợi hay không, chất lượng đồ ăn có ngon, dịch vụ có tốt hay không…

Anh Đ. khẳng định ở Hà Nội hiện chỉ 2-3 cửa hàng mì cay hoạt động tốt. Còn lại hoạt động cầm chừng, doanh thu lao đốc. Rất nhiều ông chủ chấp nhận lỗ vài tỷ đồng đóng cửa “tức tưởi” sau vài tháng. Một số khác tính chuyện chuyển loại hình kinh doanh.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Giá vàng hôm nay 19/3: Vàng nhẫn SJC, Bảo Tín Minh Châu, Doji đều giảm, có nên mua vào?

Giá vàng hôm nay 19/3: Vàng nhẫn SJC, Bảo Tín Minh Châu, Doji đều giảm, có nên mua vào?

Giá cả thị trường - 1 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng nhẫn SJC, Bảo Tín Minh Châu, Doji giảm ngày thứ 2 liên tiếp, người dân có nên mua vào thời điểm này?

Giá lăn bánh Ford Everest mới nhất đã giảm còn kèm ưu đãi, cạnh tranh trực tiếp với Santa Fe và Fortuner

Giá lăn bánh Ford Everest mới nhất đã giảm còn kèm ưu đãi, cạnh tranh trực tiếp với Santa Fe và Fortuner

Giá cả thị trường - 2 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Ford Everest hấp dẫn, còn đi kèm quà tặng giá trị, hứa hẹn sẽ khiến cho Hyundai Santa Fe và Toyota Fortuner gặp khó khăn không nhỏ.

Xe ga Honda 125cc đẹp hơn hẳn SH, chuẩn bị thay thế Air Blade bởi giá dự báo siêu hấp dẫn

Xe ga Honda 125cc đẹp hơn hẳn SH, chuẩn bị thay thế Air Blade bởi giá dự báo siêu hấp dẫn

Giá cả thị trường - 4 giờ trước

GĐXH - Xe ga mới sắp được Honda cho ra mắt sẽ có thiết kế đẹp mắt khiến Honda SH bị lu mờ, hứa hẹn sẽ là sự thay thế tốt cho Honda Air Blade.

Chung cư Hà Nội 'ngáo giá'

Chung cư Hà Nội 'ngáo giá'

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 giờ trước

Nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội đang được đẩy cao bất thường. Thậm chí, một số khu vực ven đô rơi vào tình trạng “ngáo giá”, giá rao bán 60-70 triệu đồng/m2. Trong khi đó, nhà ở xã hội chậm được triển khai khiến giấc mơ an cư của nhiều người ngày một xa vời.

Những cách mix áo sơ mi đón đầu xu hướng năm 2024  mùa hè có giá chưa đến 500k

Những cách mix áo sơ mi đón đầu xu hướng năm 2024 mùa hè có giá chưa đến 500k

Sản phẩm - Dịch vụ - 4 giờ trước

GĐXH - Những cách mix áo sơ mi đón đầu xu hướng 2024 luôn được phái đẹp quan tâm. Với cách kết hợp kiểu dáng, màu sắc cùng phụ kiện đi kèm sẽ tạo nên outfit đẹp, thanh lịch và thời thượng. Gợi ý những cách mix đồ đẹp lung linh cho các nàng không nên bỏ qua.

Quét mã QR ứng dụng ngân hàng được sử dụng rộng khắp ngõ chợ, từ tiền to cho đến vài nghìn một cốc trà đá

Quét mã QR ứng dụng ngân hàng được sử dụng rộng khắp ngõ chợ, từ tiền to cho đến vài nghìn một cốc trà đá

Xu hướng - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều năm trở lại đây, chuyển khoản thanh toán không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Từ nông thôn đến thành thị, không chỉ những khoản lớn mà ngay cả tiền lẻ vài nghìn đồng cũng được giao dịch trên ứng dụng của ngân hàng.

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cách nào để biết có nợ xấu tín dụng, dùng thẻ thế nào để không mang nợ?

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cách nào để biết có nợ xấu tín dụng, dùng thẻ thế nào để không mang nợ?

Bảo vệ người tiêu dùng - 16 giờ trước

GĐXH - Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ khiến nhiều người lo lắng, chuyển sang hủy thẻ tín dụng vì sợ bỗng nhiên phát hiện bản thân có món nợ khổng lồ.

Từ vụ nợ 8,5 triệu lãi thành 8,8 tỷ đồng: Cách tính lãi của Eximbank ‘một mình một kiểu’

Từ vụ nợ 8,5 triệu lãi thành 8,8 tỷ đồng: Cách tính lãi của Eximbank ‘một mình một kiểu’

Xu hướng - 18 giờ trước

GĐXH - Vụ nợ 8,5 triệu tính lãnh thành 8,8 tỷ đồng sau 11 năm của một khách hàng có tên P.H.A tại Quảng Ninh những ngày gần đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là những người đang sử dụng thẻ tín dụng. Vậy mức lãi suất mà Eximbank áp dụng với khách hàng P.H.A là bao nhiêu và công thức tính thế nào để ra con số hơn 8,8 tỷ đồng?

Thời trang Nem, Elise, Ivy-moda… giảm giá sốc, vì sao giới trẻ vẫn 'ngó lơ'?

Thời trang Nem, Elise, Ivy-moda… giảm giá sốc, vì sao giới trẻ vẫn 'ngó lơ'?

Xu hướng - 18 giờ trước

GĐXH - Thời điểm này, các thương hiệu thời trang Nem, Elise, Ivy-moda… bắt đầu đua nhau giảm giá. Mức giảm lên đến 70%, thậm chí là áp dụng một mức giá rẻ trên một sản phẩm. Song, nhiều người tiêu dùng không mặn mà.

Lý do nhiều người 'chê' ô tô mới, tìm mua xe cũ

Lý do nhiều người 'chê' ô tô mới, tìm mua xe cũ

Xu hướng - 18 giờ trước

Hiện nhiều người có xu hướng tìm mua xe đã qua sử dụng để tiết kiệm khoản chi phí đáng kể. Tháng 2/2023, các hãng ô tô báo cáo doanh số lần lượt giảm 40,1% và 50% so với tháng 1 và cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, đây là mức thấp kỷ lục trong 3 năm trở lại đây.

Top