Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vén bức màn bí mật của nạn tảo hôn

Thứ ba, 08:36 05/01/2010 | Bốn phương

Giadinh.net - Hình ảnh những cô dâu, chú rể trẻ con vốn không xa lạ tại nhiều vùng ở Ấn Độ, nhưng sự thành công chưa từng có của một bộ phim truyền hình dài tập, phản ánh những góc cạnh khác nhau của nạn tảo hôn, đang gây ra nhiều tranh cãi ở quốc gia này.

Điện ảnh hóa nạn tảo hôn

Bộ phim truyền hình “Balika Vadhu” do hãng Sphere Origin sản xuất được chính thức khởi chiếu vào ngày 21/7/2008 trên kênh Colors TV. Với cảnh quay được dàn dựng tại vùng nông thôn bang Rajasthan, tây bắc Ấn Độ, bộ phim hướng đến vấn nạn tảo hôn vẫn rất nhức nhối tại nhiều vùng quê. Kịch bản dựa trên câu chuyện có thật của một bé gái tên là Anandi (Avika Gor thủ vai) kết hôn khi mới 8 tuổi với một người chồng bằng tuổi tên là Jagdish (Avinash Mukherjee thủ vai). Bước vào một thế giới mới xa lạ, cô bé Anandi đánh mất tuổi thơ và phải chấp nhận thích nghi với cuộc sống mới với tư cách là một người bạn, người tình và sau đó trở thành người vợ, người mẹ “trẻ con”.

“Seri phim truyền hình này thực ra là chuyển thể từ kịch bản của một bộ phim tôi viết dở dang năm 1992. Khi đó vì quá bận rộn tôi đã không có đủ thời gian để giữ liên lạc với các nhân vật để viết tiếp câu chuyện”- biên kịch Purnendu Shekhar chia sẻ với hãng tin IANS - “Với tôi đó là một vấn nạn thực sự, cho đến bây giờ tảo hôn vẫn tồn tại ngang nhiên tại nhiều vùng quê ở Rajasthan. Tôi đã chứng kiến nhiều đứa trẻ ngơ ngác trong những đám cưới, mẹ tôi cũng đã phải kết hôn khi mới 15 tuổi. Cho đến nay chưa có một ai trong làng điện ảnh tiếp cận một cách nghiêm túc với vấn nạn này”.

Hơn 1 năm phát sóng, bộ phim trở thành một trong những chương trình “nóng” trên hệ thống truyền hình cáp Ấn Độ, trực tiếp giúp Colors TV trở thành kênh được xem nhiều nhất tính đến thời điểm này và tiên phong cho một làn sóng các chương trình truyền hình phản ánh các vấn đề xã hội ở Ấn Độ. “Có những tập phim được 17 triệu người đồng thời đón xem. Nếu tính trung bình hàng tháng, con số người xem có thể đạt ngưỡng 72 triệu”, Trưởng ban điều hành Rajesh Kamat của Colors TV tự hào về thành công của bộ phim đang chiếm tới 8% tổng số khán giả xem truyền hình.

Tuy nhiên, một điều mà các nhà làm phim vẫn băn khoăn là số lượng người dân nghèo ở các vùng quê, đối tượng chủ yếu của bộ phim, vẫn chưa có đủ điều kiện để tiếp cận bộ phim. “Ở vùng nông thôn, rất ít người xem loại phim truyền hình này vì hầu như các gia đình không có truyền hình cáp”, Sharmistha Basu, chuyên gia tư vấn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ Quốc tế New Delhi đánh giá.
 
Hai diễn viên nhí Avika Gor (trái) và Avinash Mukherjee trong bộ phim truyền hình "Balika Vadhu".

Cuộc chiến với truyền thống cổ hủ

Trước thành công vang dội của “Balika Vadhu”, hôm 14/7, Quốc hội Ấn Độ đã phải dành riêng một phiên họp khi ông Sharad Yadav, Chủ tịch Đảng chính trị Janata Dal United, kêu gọi một lệnh cấm phát sóng đối với bộ phim vì đã đưa vấn đề tảo hôn lên màn ảnh. Lý do mà ông Yadav đưa ra là bộ phim mang tính tư liệu này đi ngược lại Hiến pháp vì tảo hôn đã bị cấm theo luật Ấn Độ. Nghĩa là, một vấn đề xã hội nóng bỏng được đưa vào luật sẽ không được phép thể hiện trên phim ảnh vì nó sẽ khiến nạn tảo hôn càng phổ biến hơn.

Mặc dù Quốc hội sau đó đưa ra phán quyết bộ phim có thể tiếp tục công chiếu, phát biểu của ông Yadav ngay lập tức vấp phải làn sóng phản đối của nhiều người dân. “Tại sao Quốc hội không bàn cách giải quyết nạn tảo hôn trước khi nghĩ đến việc cấm phát sóng một bộ phim về tảo hôn? Phải chăng cứ điều gì đưa vào luật là nghiễm nhiên biến mất khỏi thực tại xã hội?”, một người tên là Venkat viết trong một bức thư đăng trên Echange4Media - một trong những trang tin lớn nhất của Ấn Độ. Theo chuyên gia Sharmistha Basu, Chính phủ sẽ không thể thành công bằng luật pháp chừng nào người dân ở các ngôi làng vẫn tin rằng cho con gái đi lấy chồng khi chưa đến tuổi dậy thì là cách tốt nhất để đảm bảo sự trinh tiết(?!).

“Balika Vadhu” trở thành chương trình truyền hình duy nhất tại Ấn Độ đi sâu phản ánh một tệ nạn xã hội ăn sâu trong tiềm thức ở nhiều vùng quê. Nhưng cuộc chiến này chắc chắn sẽ còn kéo dài và biên kịch Shekhar biết điều đó: “Với một câu chuyện đơn giản phản ánh những gì đang thực sự diễn ra, nhiều đài truyền hình có tên tuổi đã không chấp nhận kịch bản của tôi. Tôi không muốn tạo ra một cuộc cách mạng, chỉ mong sao mọi người thực sự suy nghĩ về nạn tảo hôn. Ít ra đã có vài người giúp việc nói với tôi rằng họ xem bộ phim hàng ngày và suy nghĩ về đám cưới của con cái họ đang ở độ tuổi vị thành niên”.  

Nguyễn Tuấn Anh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bán hàng trực tuyến một năm, 'tiên nữ' livestream Trung Quốc gây sốc khi đóng thuế gần 320 tỷ

Bán hàng trực tuyến một năm, 'tiên nữ' livestream Trung Quốc gây sốc khi đóng thuế gần 320 tỷ

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Sở hữu 7.7 triệu người theo dõi, người được biết đến với nghệ danh "tiểu tiên nữ" thu về số tiền khủng từ những phiên livestream bán hàng.

Đàn ông ở 'Làng độc thân' nổi tiếng Trung Quốc 56 tuổi chưa một lần nắm tay

Đàn ông ở 'Làng độc thân' nổi tiếng Trung Quốc 56 tuổi chưa một lần nắm tay

Tiêu điểm - 9 giờ trước

Đàn ông trong "Làng độc thân" nổi tiếng ở Trung Quốc sống hơn nửa đời người chưa thể cưới vợ vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống trong làng và nhiều lý do khác.

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Tại nhà riêng của người phụ nữ mang thai, cảnh sát phát hiện số lượng tiền mặt khổng lồ và nhiều thẻ ngân hàng khác.

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Bốn phương - 1 ngày trước

Theo con số thống kê mới nhất, 243 người thiệt mạng tại lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan. Nguyên nhân chính gây ra thương vong do va chạm giao thông.

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sự việc này dù đã xảy ra khá lâu nhưng nhiều năm gần đây được chia sẻ lại, thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc.

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Bốn phương - 1 ngày trước

Để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, người sếp ở Trung Quốc cho phép nhân viên nghỉ nếu có tâm trạng không tốt.

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Bốn phương - 1 ngày trước

Tại Anh, câu chuyện vợ chồng trúng giải xổ số trị giá 1 triệu bảng Anh đã khiến nhiều người nể phục vì lối sống giản dị.

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Bốn phương - 1 ngày trước

Một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng sợ về 20 cục máu đông chết người được tìm thấy ở chân cô sau khi sinh con.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Top