Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thế giới 2007 - Cục diện đua tranh mới

Thứ hai, 12:16 21/01/2008 | Bốn phương

Giadinh.net - Những thay đổi của xu thế địa chiến lược quốc tế hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến địa chiến lược của các nước lớn. Các "diễn viên" chủ yếu trên vũ đài chính trị thế giới liên tiếp điều chỉnh chiến lược.

Con tàu nhân loại đang lao vào thiên niên kỷ mới từ bệ phóng của những kỳ tích khoa học, công nghệ, từ sự đột biến của thời đại thông tin, từ đỉnh cao của nền văn minh trí tuệ, trong đó có thành công trong việc tạo ra tế bào gốc từ da người. Con người nhân văn hơn, trí tuệ được khai mở hơn. Nhìn lại năm 2007, dòng chủ lưu trong đời sống quốc tế vẫn là hợp tác và hội nhập, một số trục đối thoại bị đứt gãy trước đó đã được nối lại, một số mối quan hệ, vốn đầy nghi kỵ, xung khắc đã được cải thiện... Dù cho giá dầu có lúc đã lên tới gần 100 USD/ thùng, làm cho nhiều quốc gia "sởn gai ốc" và giá vàng tăng kỷ lục, nhưng nền kinh tế thế giới vẫn tránh được những "cơn choáng" nặng, nhịp độ tăng trưởng vẫn được duy trì ở mức cần thiết.

Nước Mỹ đối mặt "điều tối kỵ"

Những đám lửa chiến tranh và xung đột bốc cao trong năm 2007 và có thể còn thêm những quốc gia bị xô đẩy vào cơn binh lửa trong những năm tới, đang phơi bày một sự thật rằng, loài người ở những năm đầu  thế kỷ mới vẫn chưa được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh về chiến tranh và bạo lực, bất công và đói nghèo. Trên mọi góc trời thế giới, các cuộc mua sắm binh giới vẫn đang rộn rịp. Iraq, Afghanistan, Palestine, Sudan... vẫn hiển hiện là những thảm kịch làm đau lòng nhân loại.

Phụ nữ Iran biểu tình đấu tranh chống Mỹ.

Năm 2007 là năm mà quân Mỹ chịu thương vong cao nhất trên chiến trường Iraq. Với gần 4000 lính Mỹ thiệt mạng, cùng với hơn nửa triệu người Iraq thương vong kể từ khi cuộc chiến nổ ra, đã cho thấy cuộc chiến tranh này là một ảo tưởng quân sự, một sự phung phí khổng lồ tiền của và sinh mạng. Thượng viện Mỹ ngày 14/12/2007 đã nhượng bộ trước sức ép mạnh mẽ của Nhà Trắng, với việc chuẩn chi 189,4 tỷ USD cho các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, mà không kèm theo điều kiện phải có thời gian biểu cho việc rút quân khỏi Iraq. Các đồng minh của Mỹ cũng đã lần lượt rút khỏi chốn tử địa này. Cựu Thủ tướng Anh T. Blair đã phải "giữa đường đứt gánh" chủ  yếu là vì đã dẫn nước Anh sa chân vào cuộc chiến Iraq. Còn người Mỹ thì đang nghi ngờ khả năng sử dụng sức mạnh của mình trong quan hệ quốc tế. Đây là điều "tối kỵ" đối với một siêu cường với sứ mệnh tự phong là "lãnh đạo thế giới". Mỹ không thể rút lui trong thất bại, điều này lý giải phần nào quyết định tăng thêm quân của  Washington, cho dù chẳng nhìn thấy một lối thoát khả dĩ nào. Không có gì lạ, vì đó thường vẫn là cách hành xử của kẻ mạnh khi lâm vào thế bí.

Rồi Nhà trắng cảm thấy như bị giễu cợt khi Tổng thống Iran M.Ahmadinejad tuyên bố việc tình báo Mỹ ngày 3/12/2007 công bố báo cáo xác nhận Iran ngừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân từ năm 2003, là một chiến thắng của Iran: "Đây là phát súng cuối cùng dành cho những ai suốt mấy năm qua cố tình gây hoang mang cho thế giới bằng những lời dối trá về vũ khí hạt nhân". Tại Washington, Tổng thống Mỹ G.Bush vẫn cố nói rằng Iran là một mối đe dọa và không loại trừ việc sử dụng biện pháp quân sự. Trong khi quan hệ Palestine - Israel vẫn chìm đắm trong nghi kỵ và thù hận, thì sự xung khắc đổ máu trong nội bộ người Palestine, nhất là giữa 2 phong trào Hamas và Fatah, có thể đẩy Trung Đông vào một cơn lốc bạo lực mới và đó chắc chắn chưa phải là màn kết thúc của tấn thảm kịch Trung Đông.   

Các xu thế địa chiến lược toàn cầu mới

Cuộc chơi với Nga và Trung Quốc vẫn là vấn đề nổi cộm nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Tuy đã công khai gọi Nga và Trung Quốc là những "đối tác", nhưng thực ra, từ trong sâu thẳm, Washington vẫn coi hai cường quốc này như những đối thủ tiềm tàng, ám ảnh giấc mơ khống chế thế giới của Mỹ. Washington hi vọng rằng sự huy động tiềm năng to lớn của Mỹ và sự suy yếu hoặc chưa kịp vươn dậy của các đối thủ tiềm tàng sẽ đảm bảo cho Mỹ vị trí cường quốc số 1 ít ra là trong vòng 20-30 năm nữa.

Ngân sách quân sự Mỹ ngày càng được tăng cường.

Diễn ra trong 7 ngày, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới rất ấn tượng của quốc gia đông dân nhất thế giới. Đại hội đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ tăng gấp 4 lần mức giá trị GDP bình quân đầu người so với năm 2000. Năm 2007, GDP của Trung Quốc đạt 3.248, 55 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2006. Trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, Trung Quốc đang xuất hiện dưới con mắt của Washington và của thế giới Phương Tây như một ẩn số lớn và bất thường nhất. Mỹ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược có thể thách thức địa vị siêu cường duy nhất trên thế giới của họ, vì thế Mỹ sẽ không thay đổi phương châm đã định, nhằm đề phòng, ngăn chặn, phân hoá Trung Quốc.

Năm 2007, Ông V. Putin đã đi một loạt nước cờ có tính quyết định trong việc sắp xếp bộ máy quyền lực của nước Nga. Đó là một cuộc sắp xếp cho cả hiện tại và tương lai. Theo hiến pháp Nga, ông V. Putin không được ứng cử tổng thống nhiệm kỳ ba liên tiếp. Ván cờ quyền lực ở vào một thời điểm vô cùng nhạy cảm.  Nước Nga vẫn rất cần một nhà lãnh đạo như ông - người mà đâu đó ở Phương Tây, người ta không ngần ngại gọi là "một Sa hoàng mới", người mà tạp chí Time đã bầu chọn là  "Người của năm 2007". 

Tổng thống Putin - Người hùng của nước Nga mới.

Ngày 14/9/2007, Đuma quốc gia Nga đã chuẩn y ông Victor Zubkov làm Thủ tướng Chính phủ Nga theo đề cử của Tổng thống  V. Putin sau khi ông bất ngờ giải tán chính phủ của Thủ tướng Fradkov. Tiếp đó, kết quả cuộc bầu cử Đuma quốc gia với chiến thắng áp đảo của đảng Nước Nga thống nhất, cho thấy đường lối phát triển do Tổng thống V.Putin đưa ra đang đáp ứng được những đòi hỏi căn bản của đa số dân chúng Nga. Rồi Tổng thống V.Putin đã ủng hộ Phó thủ tướng thứ nhất Medvedev làm ứng cử viên tổng thống thay thế  mình. Với uy tín và quyền lực của Tổng thống V. Putin, người được ông hậu thuẫn hầu như nắm chắc cơ hội trở thành chủ nhân mới của Điện Cremlin. Và ông V. Putin ngỏ ý sẵn sàng "xuống" làm Thủ tướng mà không cần thay đổi Hiến pháp để tăng thêm quyền lực cho Thủ tướng vì theo ông,  nước Nga cần một chế độ Tổng thống mạnh. Trong lịch sử chính trường nước Nga và thế giới, hiếm có chính khách nào lại có một lộ  trình quyền lực kỳ lạ đến như vậy.

Đêm cuối cùng của thế kỷ 20, từ một công chức gần như vô danh, ông V. Putin đột ngột xuất hiện trên chính trường lớn với sự tiến cử của Tổng thống B. Elsin. Cho đến bây giờ, người ta vẫn cho rằng đó là quyết định đáng giá nhất của B. Elsin - một con người  phức tạp, đã từng gây ra biết bao điều cay đắng cho nước Nga. Giữ chức Quyền thủ tướng, rồi Thủ tướng, ông V. Putin đã đắc cử Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp, nay mai có thể sẽ trở về làm Thủ tướng, rồi 4 năm sau có thể sẽ lại lên làm tổng thống, mà không những không chỉ thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Nhiều người nói, những điều mà ông Putin làm được cho nước Nga trong tình thế khó khăn những năm vừa qua, có thể coi như những kỳ tích. Dấu ấn ông để lại trong đời sống chính trị - xã hội nước Nga là quá mạnh. Cái bóng của ông trên chính trường Nga là quá lớn. Chính vì vậy, kỷ nguyên V. Putin vẫn còn tiếp nối. Bước chuẩn bị hiện thời của ông là rất chủ động và rõ ràng. 

Ảo tưởng về một quốc gia "không thể thay thế" đã được Mỹ tận dụng triệt để. Người ta cảm thấy, không phải tiềm lực kinh tế, tài chính và kỹ thuật làm cho sức mạnh của Mỹ trở nên đáng sợ, mà chính là sức mạnh quân sự đang được Mỹ đặt ở vị trí trọng tâm của chiến lược toàn cầu. Sức mạnh quân sự đang trở lại vị trí hàng đầu trong tư duy chính trị của Mỹ. Với ngân sách quân sự lên tới 696 tỷ USD trong năm tài chính 2008, chi phí này của Mỹ cao hơn ngân sách quân sự của 15 nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới, gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Châu Âu, cộng lại!

Các đế chế thường không chịu nổi sức nặng của chính mình. Đó dường như là một sự phán quyết mang tầm vóc lịch sử. Các đế chế thường không sụp đổ bởi những đòn đánh từ bên ngoài mà thường suy tàn và tiêu vong bởi những nguyên nhân nội tại, mà trước hết là từ những chính sách sai lầm của bản thân họ.  Washington cũng biết rằng trong thế giới ngày nay không phải lúc nào Mỹ cũng giải quyết ổn thỏa một cuộc chiến tranh can thiệp. Còn nhớ trong những năm đầu tiên chính quyền của Tổng thống Bush, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ là sẵn sàng đối đầu và đơn cực, đỉnh cao là tuyên bố về "trục ma quỷ" và phát động cuộc chiến tranh chống Iraq. Vậy mà trong một cuộc họp báo mới đây, ngoại trưởng Mỹ C. Rise đã đưa ra lời khẳng định rằng ưu tiên của bà trong năm 2008 là "thực hiện chính sách chấm dứt xung đột và đối đầu ở bất cứ nơi nào trên thế giới" và "nước Mỹ không có kẻ thù vĩnh viễn".

Trong năm 2007, tình trạng "tiếng bấc ném đi, tiếng chì ném lại" giữa Washington và Mátxcơva cứ tăng dần. Tổng thống Nga V. Putin đã không ngần ngại chĩa mũi nhọn công kích vào nước Mỹ. Theo ông, cho dù có tô vẽ một cách mỹ miều  thì nói cho cùng trên thực tế, thế giới đơn cực cũng chỉ có nghĩa là một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh, một trung tâm ra quyết định. Đó là thế giới của một ông chủ, của một vị toàn quyền. Đối kháng Nga - Mỹ đang ngày càng gia tăng, thậm chí có người cảnh báo rằng đang xuất hiện nguy cơ dựng lên những chiến tuyến mới như thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong khi Nhà Trắng khẳng định sẽ không thay đổi kế hoạch bố trí lá chắn tên lửa (NMD) ở Czech và Ba Lan của mình, thì Điện Cremlin cảnh báo sẽ trả đũa bằng cách hướng tên lửa hạt nhân vào châu Âu, nếu Mỹ cứ quyết theo đuổi những "quyết định đơn phương và chính sách hai mặt". Làm sao Mỹ có thể thuyết phục được Nga về việc Mỹ triển khai NMD ở Đông Âu chỉ là nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa từ Iran! 

Để trả đũa kế hoạch của Mỹ, Nga cũng có thể triển khai thêm các loại vũ khí mới, mà vụ bắn thử loại tên lửa đạn đạo RS-24 có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân và tránh được bất kỳ hệ thống phòng thủ nàolàm Mỹ phải e ngại. Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại tên lửa liên lục địa tân tiến như Topol-M và Iskander-M và đang bước vào một giai đoạn  mang tính quyết định trong việc tái trang bị toàn bộ lực lượng hạt nhân chiến lược, cùng các kế hoạch tác chiến và chiến thuật. Rồi cả Mỹ và các đồng minh trong khối NATO không khỏi cảm thấy "ớn lạnh" khi Tổng thống V. Putin ngày 14/7/2007 đã ký sắc lệnh về việc Liên bang Nga ngừng tham gia Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu (CFE).

Những chấm phá rạng rỡ

2007 đã trở thành một năm đặc biệt với khu vực Đông Bắc Á với những luồng gió mát mang lại một sức sống mới cho khu vực. Đúng như cam kết trong thỏa  thuận chung đạt được tại vòng đàm phán 6 bên ngày 13/2/2007, Triều Tiên đã chấm dứt hoạt động và niêm phong lò phản ứng hạt nhân chủ chốt Dông Piên, từng bước nới rộng việc gỡ bỏ các cơ sở hạt nhân của mình. Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang dần thoát ra khỏi thế bế tắc.

Năm 2007 đã chứng kiến bước chuyển biến lớn trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, khi lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Tổng thống của Hàn Quốc chọn đường bộ làm cầu nối cho cuộc hội đàm song phương cấp cao. Tổng thống Roh Myun - hoo bước qua lằn ranh chia cách chỉ trong phút chốc, nhưng thực sự đó là hơn 50 năm cách trở giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Ngày 11/12/2007, chuyến tàu hoả vận tải liên Triều đầu tiên đã đi qua biên giới hai miền Triều Tiên, mở ra một giai đoạn hòa dịu và hợp tác trên bán đảo Triều Tiên. Dù lời từ biệt sớm của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tạo ra một xung động nhỏ trong chính trường khu vực, song toàn cảnh bức tranh Đông Bắc Á năm 2007 vẫn mang một sắc màu rạng rỡ. Thủ tướng kế nhiệm của Nhật Bản, ông Y.Fukuda, tiếp tục chủ trương thúc đẩy hợp tác đối ngoại với hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Roh Myun - Hoo thăm CHDCND Triều Tiên.

Năm 2007 đã ghi nhận một bước tiến dài trong quá trình liên kết khu vực. Trong khi EU, sau bấy nhiêu tranh cãi tưởng chừng không dứt trong ngôi nhà còn quá nhiều vướng mắc của mình, đã thông qua được Hiệp ước Lisbon thay thế cho Hiến pháp EU đã bị bác bỏ năm trước, nhằm xây dựng nền móng thể chế cho một châu Âu thống nhất; Châu Mỹ la tinh đã định hướng thành lập thị trường chung; đặc biệt, khối ASEAN đã tiến đến một cung bậc phát triển rất ấn tượng sau tròn bốn thập kỷ ra đời. ASEAN, với sự đóng góp rất tích cực và hiệu quả của Việt Nam, đang thực sự ở vị trí trái tim của một châu Á năng động.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 tại Singapore ngày 20/11/2007, lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN đã đặt bút ký thông qua Hiến chương ASEAN đầu tiên. Sự liên kết chặt chẽ hơn về chính trị thông qua bản Hiến chương, chắc chắn sẽ tạo động lực giúp khu vực đẩy nhanh hơn nữa tốc độ hội nhập, làm cho hợp tác nội khối ngày càng phong phú, rộng lớn, sâu sắc và hiệu quả hơn. Điều có thể thấy ngay là mục tiêu hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, sớm hơn 5 năm so với dự định ban đầu, tạo ra vị thế mới cho ASEAN trên trường quốc tế. Với diện tích hơn 4,5 triệu ki-lô-mét vuông, dân số hơn 500 triệu người, tổng giá trị GDP đạt hơn 1.000 tỷ USD và trao đổi thương mại hàng năm đạt gần 1.500 tỷ USD, ASEAN đã trở thành đối tác không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu, tiếng nói của ASEAN ngày một có trọng lượng trên trường quốc tế.

Quang Lợi

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bán hàng trực tuyến một năm, 'tiên nữ' livestream Trung Quốc gây sốc khi đóng thuế gần 320 tỷ

Bán hàng trực tuyến một năm, 'tiên nữ' livestream Trung Quốc gây sốc khi đóng thuế gần 320 tỷ

Chuyện đó đây - 45 phút trước

Sở hữu 7.7 triệu người theo dõi, người được biết đến với nghệ danh "tiểu tiên nữ" thu về số tiền khủng từ những phiên livestream bán hàng.

Đàn ông ở 'Làng độc thân' nổi tiếng Trung Quốc 56 tuổi chưa một lần nắm tay

Đàn ông ở 'Làng độc thân' nổi tiếng Trung Quốc 56 tuổi chưa một lần nắm tay

Tiêu điểm - 8 giờ trước

Đàn ông trong "Làng độc thân" nổi tiếng ở Trung Quốc sống hơn nửa đời người chưa thể cưới vợ vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống trong làng và nhiều lý do khác.

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Tại nhà riêng của người phụ nữ mang thai, cảnh sát phát hiện số lượng tiền mặt khổng lồ và nhiều thẻ ngân hàng khác.

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Bốn phương - 1 ngày trước

Theo con số thống kê mới nhất, 243 người thiệt mạng tại lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan. Nguyên nhân chính gây ra thương vong do va chạm giao thông.

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sự việc này dù đã xảy ra khá lâu nhưng nhiều năm gần đây được chia sẻ lại, thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc.

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Bốn phương - 1 ngày trước

Để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, người sếp ở Trung Quốc cho phép nhân viên nghỉ nếu có tâm trạng không tốt.

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Bốn phương - 1 ngày trước

Tại Anh, câu chuyện vợ chồng trúng giải xổ số trị giá 1 triệu bảng Anh đã khiến nhiều người nể phục vì lối sống giản dị.

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Bốn phương - 1 ngày trước

Một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng sợ về 20 cục máu đông chết người được tìm thấy ở chân cô sau khi sinh con.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Top