Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mỹ khoe tàu chiến "khủng"

Thứ bảy, 08:16 31/10/2009 | Bốn phương

Giadinh.net - Cuối tháng 10 này, hải quân Mỹ thông báo USS Independence, con tàu chiến cao tốc thế hệ mới thứ hai trong dự án Tàu chiến Gần bờ (LCS) của nước này đã kết thúc gian đoạn thử nghiệm sau khi đạt tốc độ 80km/h trong điều kiện biển động cấp 3.

Các tàu LCS được đánh giá là sẽ thỏa mãn cơn khát tốc độ của Hải quân và giúp trang bị cho lực lượng này một phương tiện chiến đấu hiện đại, đa năng.
 
Lễ hạ thủy tàu Freedom.
 
Cuộc thử nghiệm thành công
 
USS Independence được đóng tại xưởng Austal USA theo đơn đặt hàng của General Dynamics. Thử nghiệm sau khi đóng là cơ hội đầu tiên cho bên đóng tàu và Hải quân Mỹ đưa chiếc Independence vào hoạt động và chỉnh sửa các nhược điểm. Những con sóng cao hơn 2,5 m trong điều kiện biển động và gió mạnh lên tới 42km/h không ngăn cản được con tàu hoàn tất việc thử nghiệm hôm 17/10, vốn đã bị trì hoãn kể từ tháng 7 năm nay.
 
Theo thông báo của Hải quân Mỹ, Independence đã di chuyển với tốc độ cực đại 83km/h và duy trì tốc độ trung bình 80km/h trong cuộc chạy thử kéo dài 4 giờ. Ngoài ra tàu còn tiến hành hơn 50 thử nghiệm khác nhau khi đang di chuyển ở tốc độ cao để kiểm tra độ hiệu quả trong hoạt động.
 
“Independence đã vượt quá sự kỳ vọng của chúng tôi về khả năng thao diễn, sự ổn định, khả năng điều khiển và tốc độ" - Jeff Geiger, Chủ tịch chi nhánh Bath Iron Works của General Dynamics nói – “Chúng tôi rất hài lòng khi đã tiến gần hơn trong việc chuyển hệ thống vũ khí tinh xảo và tiên tiến này cho Hải quân” Joe Rella, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Austal USA nói thêm: “Tàu LCS đã hoạt động rất hoàn hảo. Mobile và Alabama có thể tự hào về các nhà đóng tàu của họ".Sau khi hoàn tất giai đoạn này, Independence sẽ được đem ra thử nghiệm bởi Hải quân giữa tháng 11 tới.
 
Dự án tàu chiến cận bờ
 
Năm 1778, Thuyền trưởng John Paul Jones, người đôi khi vẫn được coi là cha đẻ của Hải quân Mỹ, từng bày tỏ ước nguyện: “Tôi ước mình sẽ không phải dính dáng tới bất kỳ con tàu nào không có tốc độ cao”. Yếu tố tốc độ cũng chính là động cơ để Hải quân Mỹ khởi động chương trình tàu chiến cao tốc gần bờ đầu tiên mang tên “Chiến binh biển cả” hồi năm 2003. Con tàu LCS đầu tiên ra đời trong chương trình được đặt tên FSF-1. Dù mang hình dáng khá thô kệch, con tàu dài 73m với trọng tải 1.100 tấn này có thể xem là thành công ban đầu khi đạt được tốc độ lên tới 90km/h trong các thử nghiệm.
 
Năm 2004, ba công ty Lockheed Martin, General Dynamics và Raytheon đã đệ trình các thiết kế ban đầu về một mẫu LCS mới của họ lên Hải quân. Cơ quan này sau đó quyết định Lockheed Martin sẽ sản xuất hai tàu LCS-1 và LCS 3 trong khi General Dynamics sản xuất LCS-2 và LCS-4 để cạnh tranh với nhau.
 

Cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ Gordon R. England, một trong những người cho ra đời ý tưởng về LCS.

Sau khi được Hải quân thử nghiệm tính hiệu quả và tiện dụng của từng con tàu, một mẫu thiết kế cuối cùng sẽ được lựa chọn. Hải quân sẽ cân nhắc việc sử dụng một trong hai mẫu tàu kể trên hoặc sẽ lọc ra ưu điểm của cả hai mẫu tàu để đưa vào một con tàu hoàn toàn mới.
 
Về cơ bản, LCS là một dạng tàu chiến trên mặt nước tương đối nhỏ. Cả hai mẫu tàu của Lockheed và General đều nhỏ hơn các khu trục hạm trang bị tên lửa có điều khiển của Hải quân. Chúng có thể được xếp vào dạng tàu hộ tống nhỏ. Để đạt tốc độ cao, cả hai phiên bản LCS đều sử dụng các động cơ diesel rất mạnh bên cạnh động cơ xăng để tăng thêm tốc độ. Chúng sử dụng các hệ thống động lực phản lực phụt nước (waterjet) để di chuyển và lái, thay vì chân vịt và bánh lái thông thường.
 
Mặc dù thiết kế của LCS mang tới khả năng phòng thủ đối không và đối hải kém hơn các khu trục hạm khác, điểm mạnh của chúng lại là tốc độ, khả năng tham gia nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và khả năng chiến đấu cận bờ. Ngoài ra, cả hai con tàu được xây dựng để chứa các module dành riêng cho những sứ mạng đặc biệt.
 
Các module này có thể được thay đổi sớm nhất trong 24 giờ và muộn nhất trong 96 giờ, đủ nhanh để tàu có thể phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống tàu ngầm, chống tàu nổi, gỡ mìn, do thám, tuần tra, tập kích chớp nhoáng, chở quân, chở hàng và nhiều nhiệm vụ khác.
 
Hồi tháng 5/2005, Bộ trưởng Hải quân khi đó, ông Gordon R. England đã tuyên bố mẫu LCS của Lockheed sẽ mang tên USS Freedom. Trong khi đó mẫu LCS của General được đặt tên Independence.
 
Mô hình hoạt động của tàu Independence.
 
Điểm mặt anh tài
 
Chiếc Freedom của Lockheed Martin không có gì đặc biệt về hình dáng. Đây là loại tàu một thân bằng thép, phía trên là nhôm, có chiều dài 115,3 mét, rộng 17,5 mét, trọng tải 3.000 tấn, có khả năng đạt tốc độ cực đại 83km/h. Tàu sử dụng 2 động cơ xăng Rolls-Royce MT30 36 MW, 2 động cơ diesel Colt-Pielstick, 4 máy phản lực phụt nước Rolls-Royce.
 
Tàu được trang bị một hệ thống phóng tên lửa RIM-116 để lắp các tên lửa phòng không tầm ngắn hoặc tên lửa hành trình. Mũi tàu có một module vũ khí dùng để lắp ụ pháo BAE Systems Mk 110 57 mm hoặc lắp thiết bị phóng tên lửa, từ 45 - 60 tên lửa trong module phóng AsuW.
 
Khoang chứa máy bay của Freedom lớn gấp 1,5 lần khoang chứa trên tàu chiến tiêu chuẩn và sử dụng một hệ thống vận chuyển tự động để đưa máy bay vào khoang. Do khoang chứa lớn, tàu có đủ chỗ để 1 hoặc 2 chiếc trực thăng đa năng SH-60 Sea Hawk và 3 chiếc trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
 
Trái với Freedom, Independence là một mẫu tàu 3 thân bằng nhôm. Thiết kế của Independence dựa trên mẫu tàu cao tốc 3 thân Benchijigua Express do hãng Austal (Australia) tạo ra.  Tàu được trang bị 2 động cơ chạy xăng, 2 động cơ diesel, 4 máy phản lực phụt nước và 4 máy phát điện diesel.
 
Với chiều dài 127m, chiếc tàu này được thiết kế để mang theo 40 thủy thủ, mở rộng được lên tối đa 75 người. Independence được trang bị giống Freedom, gồm một pháo BAE Systems Mk 110 57 mm, 4 súng máy cỡ nòng .50, hệ thống phóng tên lửa RIM 116.
 
Việc được trang bị khoang chứa máy bay lớn khiến Independence có khả năng chứa 2 chiếc SH-60, nhiều máy bay không người lái hoặc một cần cẩu bay CH-53. Thiết kế 3 thân khiến các máy bay trên tàu có thể cất cánh kể cả trong điều kiện biển động cấp 5.
 
LSea Fighter, tàu LCS đầu tiên của Hải quân Mỹ.
 
Gánh nặng tài chính
 
Việc ra đời của các tàu LCS đã nhận được sự chào đón và tán thưởng của giới chức Hải quân Mỹ. Tuy nhiên không ít chuyên gia quân sự và cả các nghị sĩ Mỹ đã tỏ ra quan ngại vì chi phí cho dự án  quá tốn kém. Theo thiết kế ban đầu, tàu Independence chỉ có giá thành khoảng 220 triệu USD. Tuy nhiên tới tháng 6/2009, con tàu đã đội giá hơn 100% và hiện dừng lại ở mức 704 triệu USD. Tương tự, tàu Freedom cũng đã đội giá, từ 220 triệu USD lên 637 triệu USD. Một số ước tính cho rằng chi phí sản xuất hàng loạt tàu LCS rơi vào khoảng 460 triệu USD/chiếc.
 
Ngoài ra còn phải kể tới những sự cố nảy sinh trong quá trình đóng hai con tàu. Đơn cử như trong tháng 6 năm nay, tàu Independence đã bị sự cố rò rỉ ở phần động cơ, khiến General Dynamics phải mất thêm mấy tháng để thử nghiệm, sửa chữa. Tàu Freedom thì bị phát hiện có trọng lượng lớn hơn 6% so với thiết kế ban đầu, khiến con tàu dễ chìm hơn nếu trúng đạn hoặc gặp sự cố.
 
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do có những thay đổi về thiết kế trong quá trình đóng tàu. Hải quân đã yêu cầu Lockheed sửa chữa sai sót này. Con tàu còn gặp một số vấn đề khác như khó duy trì tốc độ chậm trong nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho tàu ngầm, không có khả năng tiếp nhiên liệu cho tàu nổi khác trong quá trình di chuyển.
 
Dù vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn lên kế hoạch đặt mua 3 chiếc LCS trong năm tài khóa 2010. Với việc đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm, chiếc Independence sẽ được chuyển giao cho Hải quân trong tháng 11 để tiếp tục thử nghiệm. Con tàu này cùng đối thủ Freedom sẽ được hải quân xem xét các ưu nhược điểm để lựa chọn ra ứng viên ưu tú nhất. Hải quân sẽ dựa trên kết quả cuối cùng để đóng 55 chiếc LCS nhằm thay thế cho các tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry và tàu quét mìn đã quá lỗi thời.
 
Hương Giang
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Chuyện đó đây - 2 giờ trước

Tại nhà riêng của người phụ nữ mang thai, cảnh sát phát hiện số lượng tiền mặt khổng lồ và nhiều thẻ ngân hàng khác.

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Bốn phương - 12 giờ trước

Theo con số thống kê mới nhất, 243 người thiệt mạng tại lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan. Nguyên nhân chính gây ra thương vong do va chạm giao thông.

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 16 giờ trước

Sự việc này dù đã xảy ra khá lâu nhưng nhiều năm gần đây được chia sẻ lại, thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc.

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Bốn phương - 16 giờ trước

Để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, người sếp ở Trung Quốc cho phép nhân viên nghỉ nếu có tâm trạng không tốt.

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Bốn phương - 17 giờ trước

Tại Anh, câu chuyện vợ chồng trúng giải xổ số trị giá 1 triệu bảng Anh đã khiến nhiều người nể phục vì lối sống giản dị.

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Bốn phương - 17 giờ trước

Một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng sợ về 20 cục máu đông chết người được tìm thấy ở chân cô sau khi sinh con.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Robot 'tấn công' tàn bạo khiến kỹ sư tại nhà máy Thái Lan tử vong, camera an ninh ghi lại toàn bộ diễn biến gây ám ảnh

Robot 'tấn công' tàn bạo khiến kỹ sư tại nhà máy Thái Lan tử vong, camera an ninh ghi lại toàn bộ diễn biến gây ám ảnh

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sự cố xảy ra tại một nhà máy tại Chonburi (Thái Lan) đã khiến một nam công nhân tử vong tại chỗ.

‘Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới’

‘Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới’

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Các chuyên gia khí hậu và đại dương nêu những dấu hiệu cho thấy ngay cả khối băng khổng lồ ở vùng cực Trái đất cũng có giới hạn, và giới hạn này đang thu hẹp.

Top