Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một "lục địa đen" nhiều màu sắc

GiadinhNet - Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh lần đầu tiên trong lịch sử loài người tìm đến một quốc gia châu Phi.

 
Người ta đã lo ngại Nam Phi sẽ không làm tròn bổn phận chủ nhà, nhưng sau ngày lễ khai mạc và mấy chục trận đấu đã qua ở vòng bảng, tất cả mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, World Cup ở lục địa đen hoang dã và nghèo khó cũng thật tuyệt vời, thật thú vị và lạ lẫm. Những mảng màu, những âm thanh trên cầu trường khiến không ít người hâm mộ tự hỏi, sao World Cup không đến Nam Phi sớm hơn?
 
Các cầu thủ Nam Phi ăn mừng bàn thắng trong trận mở màn World Cup.

Vuvuzela - âm thanh đặc biệt nhất lịch sử World Cup

Tiếng kèn vuvuzela đã trở thành biểu tượng không chính thức của World Cup lần này. Nếu chỉ thổi một chiếc, âm thanh phát ra có phần kỳ cục và đơn điệu, nhưng khi hàng nghìn cổ động viên cùng thổi một lúc thì người ta mới hiểu giá trị đích thực của vuvuzela là như thế nào. Từ World Cup đầu tiên cho đến nay, trống, kèn... đã xuất hiện không ít với đủ màu đủ kiểu, nhưng chưa bao giờ có một chiếc kèn cổ động lại được quan tâm nhiều như vuvuzela.
 
Âm thanh rộn ràng đến... kinh hoàng này khiến không ít người phản đối vuvuzela kịch liệt, đòi cấm CĐV mang đến sân. Thế nhưng, vì một World Cup đặc trưng châu Phi, vì thiếu vuvuzela là không còn World Cup, đích thân chủ tịch FIFA đã lên tiếng cho phép chiếc kèn tiếp tục kêu. Hàng trăm nghìn chiếc vuvuzela "đặc sản" của Nam Phi đã được tiêu thụ, có điều, hơn 90% được sản xuất từ các nhà máy tại Trung Quốc.
 
Bịt tai vì không chịu nổi âm thanh từ kèn Vuvuzela.

Đội chủ nhà "tệ" nhất, chẳng sao!

Vậy là cuộc phiêu lưu của tuyển Nam Phi tại World Cup 2010 đã phải dừng lại sau 3 trận đấu. Trước đó, đã có không ít bài báo ám chỉ rằng, người dân Nam Phi sẽ... mặc kệ các đội đá ra sao nếu chủ nhà không thể đi tiếp vào vòng hai. Phán đoán đó xem chừng cũng có lý khi nhiều trận đấu trên khán đài vẫn còn dư chỗ trống, khi mà người ta phải làm nhiều chiến dịch để bán vé trước khi World Cup diễn ra. Nam Phi bị loại thật, bị loại sau một chiến thắng ấn tượng trước đội tuyển Pháp - một "đại gia" của bóng đá thế giới. Cả Pháp và Nam Phi đành ngậm ngùi nhìn 2 đội còn lại của bảng A là Uruguay và Mexico bước tiếp. Có điều, ngay sau trận đấu, nếu như người Pháp bẽ mặt rời World Cup với đủ thứ chuyện - trò "phản" thầy, thầy tống cổ trò về nước, nội bộ lục đục và 2 thất bại liên tiếp trước các đội bóng "kèo dưới" - thì đội tuyển Nam Phi ngẩng cao đầu đón nhận những tràng pháo tay của người dân. Trận thắng cuối cùng ấy ví như một món quà mà đội bóng của Parreira gửi tới khán giả trước khi rời sân khấu World Cup.

Nhưng lạ thay, tiếng kèn vuvuzela vẫn rộn ràng khắp đường phố Johannesburg, người dân Nam Phi vẫn hồ hởi nói về trận đấu cuối cùng như thể đội bóng con cưng của họ vừa vô địch World Cup vậy. Không ai bận tâm đến chuyện Nam Phi trở thành chủ nhà đầu tiên trong lịch sử World Cup bị loại ngay từ vòng bảng nữa. Họ chỉ cần biết rằng, các cầu thủ chủ nhà đã quật ngã tuyển Pháp lừng lẫy World Cup 1998 và 2006 ngay trên đất Nam Phi. Thế là đủ để ăn mừng rồi. Sau đó, khán giả Nam Phi sẽ vẫn đến sân, vẫn mang theo chiếc kèn vuvuzela để chứng minh cho thiên hạ hiểu World Cup ở Nam Phi cũng ấn tượng như bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Lớn không bắt nạt được bé

Sự thiên vị của khán giả cho đội bóng mà họ hâm mộ (chủ yếu là các tên tuổi lớn của thế giới) đã phần nào nảy sinh quan điểm rằng, World Cup 2010 tại Nam Phi quá tệ. Tệ có nghĩa là đội bóng mà họ thích không thắng hoặc không ghi được nhiều bàn trước những đối thủ được đánh giá thấp hơn. Cái sự ấm ức đến ích kỷ đó phảng phất "hương vị" mang tên Mourinho - huấn luyện viên vừa giúp Inter Milan giành cú "ăn ba" lịch sử với lối chơi khoa học, chặt chẽ, không cần hoa mỹ.

Vị chiến lược gia kia chẳng xuất hiện ở World Cup lần này nhưng cách mà những đội bóng "cửa dưới" đương đầu với những ông lớn của bóng đá như Italia, Anh, Pháp, Tây Ban Nha cho thấy phần nào sự ảnh hưởng của ông ta. Những gã khổng lồ quen "ăn sống nuốt tươi" các đội bóng tí hon bỗng trở nên bế tắc. Lối chơi phòng ngự chặt chẽ, khoa học và thực dụng trở thành bí quyết để họ tự tin đương đầu với bất kỳ đối thủ mạnh nào. Ở khía cạnh chuyên môn, có lẽ đây là sắc màu đáng chú ý nhất.

Con sâu làm rầu nồi canh

Người ta đã lo ngại về công tác an ninh cho World Cup từ trước khi lễ khai mạc diễn ra. Dù báo chí đã cố không nhắc đến nhiều để hình ảnh World Cup 2010 tại Nam Phi đẹp và hoàn hảo hơn thì chuyện trộm cắp, cướp bóc nhằm vào các đội tuyển, báo giới và khán giả vẫn bị coi là một trong những điều tệ hại nhất trong tất cả các kỳ World Cup. Bần cùng sinh đạo tặc, nhiều tên trộm đã liều lĩnh lẻn vào khách sạn của tuyển Uruguay để trộm tiền và đồ đạc. Tiếp sau đó, nhiều khán giả và phóng viên quốc tế cũng bị "hỏi thăm". Tuy vậy, xét một cách toàn diện, ngoài mấy vụ "trộm vặt", chủ nhà Nam Phi cũng đã làm tốt vai trò của mình khi chưa để xảy ra sự cố nào to tát.
 
Giẫm đạp lên nhau để vào sân bóng.

Và cả những nỗi đau từ World Cup

Khi World Cup còn chưa bắt đầu, một hình ảnh đáng buồn đã xảy ra sân vận động Makhulong, thành phố Johannesburg trong trận giao hữu Nigeria và CHDCND Triều Tiên. Các cổ động viên - người sở hữu vé thật, kẻ cầm vé giả - ùa vào sân bóng, giẫm đạp lên nhau tạo nên một khung cảnh hỗn loạn thường thấy ở lục địa đen hoang dã và nghèo khó.

Tại Somalia - quốc gia duy nhất mà chiếc cúp vàng World Cup không ghé qua, người dân không hề thờ ơ với ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, họ cũng thèm khát được hòa mình vào tiếng kèn vuvuzela ở Nam Phi, nhưng không thể, bởi nỗi sợ hãi mang tên Shebab. Phong trào Shebab đã ban hành lệnh cấm mọi hình thức giải trí, tất nhiên không trừ World Cup. Thế nên, 10 thành viên trong một gia đình Somalia đang say sưa xem trận bóng đá giữa Nigeria và Argentina tối 13/6 thì bị bắt giữ. Thêm 30 người nữa tại thị trấn Afgoye cũng bị bắt trong khi đang cổ vũ trận Đức - Australia. Thậm chí, Shebab còn tuyên bố sẽ hành hình hai trong số những người bị vì tội... xem trộm World Cup!

Gánh nặng mưu sinh đã buộc hàng chục nghìn em nhỏ bất chấp cực nhọc tìm đến Nam Phi để "kiếm chác" trong mùa World Cup. Dẫu vậy thì hành trình đến Nam Phi để tìm việc cũng không đơn giản như dạo bộ trên đường. Nhiều đứa trẻ, chủ yếu từ Zimbabwe, phải đánh liều mạng sống của mình trên những con đường đầy nguy hiểm, phải chui qua hàng rào dây thép gai, phải vượt qua những con sông đầy cá sấu và những họng súng của phiến quân, với hi vọng sẽ kiếm được nhiều tiền trước khi World Cup rời xa châu Phi và không biết bao giờ mới trở lại.

Việt Nguyễn

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 28 phút trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 5 giờ trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 16 giờ trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 23 giờ trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Sức khỏe của Công nương Kate Middleton: Nhan sắc có rạng rỡ sau thời gian điều trị ung thư?

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các chuyên gia Hoàng gia Anh, quá trình hồi phục sức khỏe sau điều trị căn bệnh ung thư của công nương Kate Middleton đang đi theo chiều hướng khả quan.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Sức khỏe của Vương phi Kate hiện ra sao sau khi công bố mắc ung thư?

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Vương phi Kate Middleton đang trong quá trình bình phục, cô sẽ sớm trở lại làm việc sau thời gian điều trị ung thư.

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Những tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới năm vừa qua đều là nhờ sa thải bớt lao động.

Top