Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đội nữ dân phòng mặc sari hồng

Chủ nhật, 18:28 18/09/2011 | Bốn phương

GiadinhNet - Hàng trăm phụ nữ ở khu vực Banda tự hào khi mình là một thành viên của "đội Gulabi" - đội nữ áo hồng.

Khoác trên người những bộ sari (trang phục truyền thống của Ấn Độ) màu hồng, tay cầm gậy tre, những phụ nữ có tên gọi "đội Gulabi" cùng nhau tụ hợp, biểu tình để đấu tranh chống lại những ông chồng vũ phu và nạn tham nhũng.
 
"Băng đảng" vì sự công bằng
 

Từ khi được thành lập, đội đã nhiều lần đấu tranh giành lại quyền bình đẳng cho các bé gái. Một trong những nhiệm vụ thường xuyên của đội là tới những gia đình vừa sinh con gái để thuyết phục các ông bố nhận con và chăm sóc con chu đáo chứ không vứt bỏ chúng ngoài đường, giống như nhiều người từng làm.

Banda thuộc bang Utter Pradesh, miền Bắc Ấn Độ là một khu vực nghèo nhất của một trong những những bang đông dân nhất Ấn Độ. Hiện có tới hơn 20% trong tổng số 1,6 triệu người dân tại 600 ngôi làng ở khu vực này sống trong cảnh nghèo khó.

Tình hình thậm chí còn bi đát hơn với những người phụ nữ ở đây. Họ được sinh ra trong cảnh nghèo khó và luôn là nạn nhân của sự phân biệt giới tính. Nơi đây cũng như rất nhiều vùng quê khác ở Ấn Độ, đàn ông nắm mọi quyền hành. Hơn thế nữa, vấn nạn đòi tiền hồi môn khi con gái lấy chồng và bạo hành gia đình cũng rất phổ biến, khiến việc sinh con gái trở thành gánh nặng. Chính vì lẽ đó, việc những người phụ nữ ở đây tụ hợp thành một nhóm để đấu tranh cho chính quyền lợi của mình không khiến nhiều người ngạc nhiên.

Hàng trăm phụ nữ ở khu vực Banda tự hào khi mình là một thành viên của "đội Gulabi" - đội nữ áo hồng. Từ khi được thành lập tới nay, đội Gulabi đã khiến những kẻ sai trái phải dè chừng và đã dần nhận được phần nào sự coi trọng từ các quan chức địa phương. Tất cả số tiền thu lại được từ việc đấu tranh với chính quyền đều được đóng góp để ủng hộ cho những người nghèo trong khu vực.

Phụ nữ đấu tranh vì phụ nữ

Sampat Pal Devi chính là người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng thành lập một nhóm phụ nữ vùng lên đấu tranh vì quyền lợi của mình. Là mẹ của 5 đứa con và là một cựu nhân viên chăm sóc sức khỏe làm việc cho chính phủ, hơn ai hết Sampat hiểu rõ nhất nỗi đau khổ của người phụ nữ nghèo bị chính chồng và xã hội kì thị. Bà cho biết, ý tưởng lập đội Gulabi không phải là quyết định nhất thời, mà nó đã nung nấu trong tâm hồn bà từ lâu.
 

 Sampat Pal Devi và đội quân áo hồng.


Những "hạt mầm" tranh đấu đã xuất hiện trong đầu Sampat từ rất sớm, khi mà bố mẹ Sampat không muốn chi tiền cho cô đi học. Bà phải rèn luyện kiến thức của mình ở bất cứ nơi đâu, bà tập viết ngay trên các bức tường, sàn nhà và cả trên đường làng... Mới 9 tuổi, Sampat đã phải đính ước với một người đàn ông trong vùng, 12 tuổi cô về sống với chồng và trở thành mẹ khi mới bước sang tuổi 13. Tưởng như Sampat sẽ an phận với việc trở thành vợ, thành mẹ và thành công cụ phục tùng chồng như bao người phụ nữ nghèo ở Ấn Độ, nhưng ý muốn được giải thoát cho mình, cho số phận người phụ nữ vẫn âm ỉ cháy trong lòng bà.

Khi trở thành một nhân viên y tế của chính phủ, ước muốn giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ của Sampat càng mạnh mẽ hơn. Chẳng bao lâu sau, Sampat bỏ việc, bởi bà muốn được làm việc vì cộng đồng chứ không phải chỉ vì mỗi bản thân mình. Sau đó, Sampat bắt đầu tổ chức các cuộc gặp gỡ với những phụ nữ muốn đấu tranh và dần tạo nên một mạng lưới những người đồng chí hướng.

Việc đầu tiên sau khi đội Gulabi được hình thành, những người phụ nữ được học cách đấu tranh bằng gậy. Họ có thể dùng chính những chiếc gậy này để chống đòn roi của những ông chồng vốn thường làm với vợ. Trong một buổi hướng dẫn các chị em dùng Lathi - một loại gậy truyền thống của Ấn Độ để tự bảo vệ mình, Sampat Pal Devi cho biết họ làm như vậy vì không ai thuộc chính quyền có ý định giúp đỡ hay ủng hộ họ.

Dù gọi là “đội nữ sari hồng” nhưng họ vẫn không từ chối nếu có sự ủng hộ của những người đàn ông bởi những phụ nữ này đều cho rằng "phụ nữ sống cần có đàn ông bên cạnh". Từ 5 thành viên khi mới thành lập, sau 5 năm hoạt động, số thành viên đã lên tới 20.000 phụ nữ ở trên khắp 10 khu vực có diện tích tới 36.000 dặm vuông. Hiện, mỗi ngày có hàng chục phụ nữ tới với Sampat để yêu cầu sự giúp đỡ. Hầu hết trong số họ đều đã nghe tới đội Gulabi do bà lãnh đạo, qua những lời kể truyền miệng hoặc qua các bài báo viết về họ.

Đối với nhiều phụ nữ ở Ấn Độ, đội nữ tự vệ mặc sari hồng đã trở thành niềm hi vọng cuối cùng giúp họ đòi lại công lý. Hiện tại, khi sức mạnh của nhóm đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, Sampat không chỉ hướng tới việc đấu tranh với những ông chồng bạo hành vợ mà nhóm của bà còn đấu tranh chống lại những cảnh sát ăn hối lộ và các chính trị gia không trung thực.

Đầu năm 2011, Sampat và những người phụ nữ của mình đấu tranh giúp một cô gái 17 tuổi tố cáo một nhóm người đã cưỡng hiếp mình, trong đó có cả một người làm trong cơ quan luật pháp của địa phương. Cô bé đã tới cầu cứu Sampat sau khi bị cảnh sát bắt vì tội tố cáo một chức sắc địa phương, ngay lập tức đội Gulabi đã tới biểu tình trước đồn cảnh sát và trước nhà của vị chức sắc kia để đòi lại sự công bằng cho cô bé. Dưới áp lực của nhóm, người đàn ông tưởng như không thể động tới này đã bị bắt. Hành động của nhóm đã gây được chú ý với nhiều người, trong đó có Rahul Gandhi - một thành viên của gia đình chính trị nổi tiếng Gandi. Ông đã đi hơn 370 dặm từ New Delhi tới Banda để gặp Sampat và cô bé.

Sampat cho biết, có không ít người tìm cách ám sát bà, bắt bà hoặc buộc bà phải im lặng nhưng bà vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh chừng nào cuộc sống của những phụ nữ ở Banda nói riêng và Ấn Độ nói chung chưa được cải thiện. Hằng ngày, với chiếc xe đạp cà tàng, Sampat vẫn đạp xe tới từng ngôi làng khắp miền Bắc Ấn Độ để tổ chức các cuộc gặp gỡ và kết nạp thêm những thành viên mới, để giúp họ ý thức hơn được quyền lợi, tìm cách tự bảo vệ chính mình.

Nguyệt Linh
(Tổng hợp)
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Người phụ nữ mang thai không đi làm vẫn có 1,3 tỷ tiêu xài, cảnh sát ập đến nhà thì chứng kiến hiện trường gây sốc: Đường dây tội phạm hơn 52 nghìn tỷ bị triệt phá

Chuyện đó đây - 34 phút trước

Tại nhà riêng của người phụ nữ mang thai, cảnh sát phát hiện số lượng tiền mặt khổng lồ và nhiều thẻ ngân hàng khác.

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Số thương vong ở lễ hội té nước tăng: 243 người chết, 85% vì tai nạn xe máy

Bốn phương - 11 giờ trước

Theo con số thống kê mới nhất, 243 người thiệt mạng tại lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan. Nguyên nhân chính gây ra thương vong do va chạm giao thông.

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Người đàn ông đứng chặn giữa đường ray để ngăn tàu chở dầu đi qua, tưởng bị phạt nào ngờ còn được trọng thưởng hơn 1 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Sự việc này dù đã xảy ra khá lâu nhưng nhiều năm gần đây được chia sẻ lại, thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc.

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Sếp cho nhân viên nghỉ phép nếu đi làm cảm thấy không vui

Bốn phương - 14 giờ trước

Để đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, người sếp ở Trung Quốc cho phép nhân viên nghỉ nếu có tâm trạng không tốt.

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Bốn phương - 15 giờ trước

Tại Anh, câu chuyện vợ chồng trúng giải xổ số trị giá 1 triệu bảng Anh đã khiến nhiều người nể phục vì lối sống giản dị.

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Một phụ nữ suýt mất mạng vì 20 cục máu đông ở chân sau khi sinh

Bốn phương - 16 giờ trước

Một bà mẹ đã chia sẻ hình ảnh đáng sợ về 20 cục máu đông chết người được tìm thấy ở chân cô sau khi sinh con.

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Nam sinh nghèo rửa bát thuê đỗ ĐH Oxford hiện ra sao sau 30 năm?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Từ cậu bé sống khu ổ chuột, rửa bát thuê từng ngày để sống, sau 30 năm, Vi Minh Ân trở thành doanh nhân nổi tiếng và là thành viên Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Hạ viện Anh.

Robot 'tấn công' tàn bạo khiến kỹ sư tại nhà máy Thái Lan tử vong, camera an ninh ghi lại toàn bộ diễn biến gây ám ảnh

Robot 'tấn công' tàn bạo khiến kỹ sư tại nhà máy Thái Lan tử vong, camera an ninh ghi lại toàn bộ diễn biến gây ám ảnh

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sự cố xảy ra tại một nhà máy tại Chonburi (Thái Lan) đã khiến một nam công nhân tử vong tại chỗ.

‘Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới’

‘Lớp băng tưởng như bất khả xâm phạm ở Nam Cực đang tan chảy từ bên dưới’

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Các chuyên gia khí hậu và đại dương nêu những dấu hiệu cho thấy ngay cả khối băng khổng lồ ở vùng cực Trái đất cũng có giới hạn, và giới hạn này đang thu hẹp.

Top