Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai là người đổi mạng cho nhà báo Mỹ Foley?

Thứ sáu, 10:32 29/08/2014 | Bốn phương

GiadinhNet - IS tiếp tục đòi chính phủ Mỹ trả 6,6 triệu USD và trả tự do cho Siddiqui - "quý bà Al-Qeada" để đổi lấy mạng của một nhân viên thiện nguyện nữ người Mỹ đang bị chúng bắt làm con tin sau khi vụ thương lượng về nhà báo Mỹ Foley bất thành.

Ai là người đổi mạng cho nhà báo Mỹ Foley? 1
Các tay súng cực đoan thảm sát lực lượng an ninh Iraq trong những chiếc hố nông đào sẵn hồi tháng 6. Ảnh: Twitter    

Những con tin người Mỹ mà Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bắt cóc ở Syria gồm nhà báo James Foley, người bị hành quyết hồi giữa tháng 8 và nhà báo Steven Sotloff. Hiện tại, Sotloff được xác định là vẫn còn sống sau khi anh xuất hiện trong video ghi cảnh phiến quân hành quyết Foley.  

Khi IS đòi tiền chuộc 132 triệu USD để chúng trả tự do cho nhà báo Foley, Washington đã bác bỏ các yêu cầu này vì "chính sách của Mỹ là không thỏa hiệp với khủng bố".

Trước đó, trong bức email IS gửi cho gia đình nhà báo bị hành quyết James Foley, tổ chức này cũng đưa ra yêu sách tương tự. "Chúng ta đề nghị việc trao đổi tù binh để đổi lấy những người Hồi giáo hiện đang bị các ngươi giam giữ, ví như người em gái của chúng ta, tiến sĩ Aafia Sidiqqui", phiến quân Hồi giáo viết.

Tuy nhiên, gia đình Siddiqui nói họ “rất phiền lòng” vì cô là đối tượng được đề nghị chuộc con tin. “Nếu đây là sự thật, chúng tôi muốn khẳng định gia đình không có mối liên hệ nào với những nhóm khủng bố này”, gia đình Siddiqui cho biết.

Siddiqui, 42 tuổi, được mệnh danh là "quý bà Al-Qeada", bị bắt năm 2008 và kết án 86 năm tù vì tội âm mưu giết người, từng mang theo những tài liệu liên quan đến mưu đồ khủng bố hàng loạt bằng bom bẩn và vi trùng.

Aafia Siddiqui sinh trưởng tại thành phố Karachi, Pakistan, đến Mỹ vào năm 1990 để theo học Viện Công nghệ Massachusetts. Bà nhận bằng tiến sĩ thần kinh học tại Đại học Brandeis. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, Siddiqui đã gây quỹ cho các nạn nhân Hồi giáo ở Bosnia, phân phát các bản sao kinh Koran và điều hành một tổ chức phi chính phủ mang tên Nhóm Nghiên cứu và Giảng dạy Hồi giáo. Bà kết hôn theo sắp đặt của gia đình với một bác sĩ người Pakistan, Amjad Khan, vào năm 1995 và có ba người con.

Bà ta gây được sự chú ý với Ammar Al-Baluchi, một thành viên của Al Qaeda và là cháu của Khalid Sheikh Mohammed, kẻ tự xưng là một trong các chủ mưu vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001.

Theo Christopher Dickey, biên tập viên tờ The Daily Beast, Al-Baluchi nhận thấy bà là một người có học vấn kiệt xuất và là một nhân vật có lợi cho tổ chức. Không chỉ là con gái của một nữ nghị sĩ Pakistan nổi tiếng, bà còn có nhiều mối quan hệ trong giới chính trị và tôn giáo, điều này sẽ giúp ích cho Al Qaeda.

"Các quan chức Mỹ cho biết họ lo ngại rằng Siddiqui sẽ sử dụng chuyên môn về khoa học của mình để giúp Al Qaeda sản xuất vũ khí sinh hoặc hóa học", ông Dickey viết.

Vào năm 2002, Siddiqui và chồng, Amjad Khan bị FBI tra hỏi về những món đồ bất thường họ đặt mua qua mạng, bao gồm áo chống đạn, sách hướng dẫn quân sự và kính nhìn ban đêm trị giá 10.000 USD. Chồng bà giải thích ông mua các thiết bị kể trên để săn bắn và cắm trại. Hai người sau đó trở về Pakistan và ly dị vào tháng 8/2002. Ông Khan đã trả lời một tờ báo của Pakistan về bà. "Tôi đã nhận thấy tính cách bạo lực và quan điểm cực đoan của Aafia, tôi nghi ngờ cô ấy có tham gia vào hoạt động jihad", ông nói.

Ai là người đổi mạng cho nhà báo Mỹ Foley? 2
  Aafia Siddiqui, nhà thần kinh học người Pakistan. Ảnh: AP

Vào giáng sinh năm 2002, Siddiqui trở về Mỹ và ở lại đây trong 10 ngày, bà nói với chồng cũ rằng bà đến Mỹ nhằm tìm kiếm một công việc về học thuật. Tuy nhiên, FBI tuyên bố chuyến đi của bà này có liên quan đến hoạt động của Al-Qaeda, vì Siddiqui đã mở một hộp thư dưới cái tên Majid Khan, một thành viên của tổ chức khủng bố này. 

Năm 2003, Siddiqui kết hôn với Al-Baluchi. Trong khi gia đình bà phủ nhận cuộc hôn nhân, cả tình báo Pakistan và Mỹ đều xác nhận đây là sự thật. Sau đó, vào đúng lúc FBI tróc nã để tra hỏi về an ninh thì Siddiqui biến mất trong 5 năm. Vào năm 2008, bà ta bị bắt ở Ghazni, Afghanistan. Cảnh sát phát hiện bà mang nhiều tài liệu mô tả cách chế tạo chất nổ, vũ khí hóa học và bom bẩn, cũng như những bản ghi chép đề cập đến các cuộc tấn công hàng loạt trên nhiều nơi ở nước Mỹ. 

FBI đưa tên Siddiqui vào danh sách những kẻ khủng bố bị truy nã gắt gao nhất sau khi Khalid Sheikh Mohammed, kẻ chủ mưu vụ tấn công ngày 11/9

Mặc dù có nhiều lời kể khác nhau, các quan chức Mỹ khẳng định Siddiqui đã giật lấy một khẩu súng và bắn vào một nhân viên người Mỹ trong cuộc thẩm vấn sau khi bị bắt. Siddiqui bị kết án hồi tháng 7/2008 tại Tòa án quận miền nam New York vì tội hành hung với vũ khí sát thương và âm mưu giết nhân viên hành pháp Mỹ.

Vào năm 2010, sau hai tuần xét xử, Siddiqui bị kết án 86 năm tù với 7 tội danh, bao gồm âm mưu giết người, tấn công vũ trang, sử dụng vũ khí và hành hung nhân viên Mỹ. Luật sư biện hộ rằng bà có vấn đề tâm thần. Hiện nay, Siddiqui bị giam giữ tại Trung tâm Y tế Liên bang tại Carswell, một nhà tù ở Texas dành cho nữ phạm nhân cần điều trị tâm thần.

Trong khi đó, gia đình Siddiqui vẫn cho rằng bà vô tội. Nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn đã nổ ra tại Pakistan vì nhiều người coi bản án dành cho Siddiqui là bất công. Vào thời điểm Siddiqui nhận án, Thủ tướng Pakistan Yousef Raza Gilani gọi bà là "người con gái của quốc gia" và kêu gọi trả tự do cho bà.

Theo Michael Semple, một chuyên gia hàng đầu về Taliban, cựu đại diện Liên minh châu Âu tại Kabul, yêu sách đòi thả Siddiqui của IS mang tính chiến thuật và chiến lược.

Về chiến thuật, điều đó cho thấy có nhiều người Hồi giáo đã di cư từ Afghanistan và Pakistan đến Iraq và Syria, họ mang theo sự thông cảm với Siddiqui đến miền đất mới, ông Semple phân tích. Đòi hỏi trao đổi tù nhân này cũng cho thấy rằng IS có thể có các thành viên mới là cựu Taliban.

"Về chiến lược, việc đòi thả Siddiqui được cho là một sự nghiệp tốt trong mắt những người mà IS muốn thu hút, bởi bà ta được cho là hồng nhan bạc phận. IS đang tìm cách xúi giục người Hồi giáo lên án cái gọi là sự đàn áp của phương Tây đối với các nước Hồi giáo".

Bà Deborah Scroggins, một tác giả từng viết sách về Siddiqui, lý giải khủng bố IS muốn trao đổi tù nhân nhằm "củng cố cho thanh danh của chúng khi giải cứu một biểu tượng của thánh chiến".

Các quan chức Mỹ cho hay, Washington đang chuẩn bị hàng loạt biện pháp để làm suy yếu lực lượng IS, bao gồm không kích Syria mà không cần sự đồng thuận của Damascus.

Lan Dương tổng hợp

vulanthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 19 phút trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 8 giờ trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 11 giờ trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 13 giờ trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 23 giờ trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Ảnh, clip: Lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 100 năm đổ bộ Trung Quốc, ảnh từ trên cao tiết lộ hiện trường kinh hoàng

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Cơn mưa lớn tấn công vào khu vực miền nam Trung Quốc đã khiến tính mạng của hàng chục triệu người tại đây bị đe dọa.

Top