Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vi phẫu thuật: Kỷ nguyên mới cho ngành ngoại khoa

Thứ hai, 15:08 15/03/2010 | Thành tựu y học

Khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, cố GS.TSKH. Nguyễn Huy Phan - người đã dành tâm huyết cả đời để ứng dụng, phát triển kỹ thuật vi phẫu ở Việt Nam đã thực hiện những ca vi phẫu đầu tiên ở BVTƯQĐ 108.

Có những điều là hoang đường, không tưởng ngày hôm nay nhưng lại trở thành hiện thực trong ngày mai. Nếu khoảng hơn 20 năm về trước, ai đó mơ rằng Việt Nam sẽ thừa gạo ăn thì có thể bị nghĩ rằng viển vông, nhưng sự thật không thể phủ nhận được là Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới - giấc mơ của triệu triệu người Việt Nam đã thành sự thật. Trong y học cũng có một câu chuyện như vậy, mang tên là vi phẫu thuật.
 
Không phải như các từ mà mọi người có thể hay gặp hơn là đại phẫu, trung phẫu và tiểu phẫu - nói về quy mô và mức độ phức tạp, nặng nề của cuộc phẫu thuật. Vi phẫu thuật không phải là tiểu phẫu - phẫu thuật nhỏ. Vi phẫu thuật là những phẫu thuật sử dụng đến kính hiển vi với độ phóng đại thông thường từ 10 - 20 lần để phẫu tích, khâu nối những mạch máu, thần kinh có kích thước chỉ khoảng 1mm, đường kính bằng những sợi chỉ từ 15 - 42 micron (khoảng 1/10 đường kính của sợi tóc). Vậy vì sao phải khâu nối những mạch máu thần kinh nhỏ như vậy? Để làm gì?
 

Vi phẫu thuật được ứng dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện.

Trong thực tế, dù không hề muốn nhưng đôi khi bạn có thể chứng kiến những tai nạn mà một phần của cơ thể bị đứt rời, đặc biệt là các ngón tay, ngón chân, trong lao động sử dụng các loại máy cắt, máy cưa. Bạn làm gì với một nạn nhân đến với 10 ngón tay được bọc riêng một gói nhét trong túi quần của người khác? Khoảng 30 năm trước ở Việt Nam (trên thế giới là 40 năm), câu trả lời là xã hội lại có thêm 1 người thương tật nặng vĩnh viễn. Mang tính thời sự và bi hài hơn là nhiều vụ đánh ghen mà ông chồng hay người tình bị đối phương tiện tay xẻo luôn "dụng cụ gây án". Nếu là trước kia thì dù có ngậm ngùi thương tiếc đến mấy thì nạn nhân cũng đành chia tay anh bạn nhỏ, rồi chấp nhận cuộc đời thường xuyên phải đi "nhầm" vào toilet nữ vì không thể đái đứng được.

Vấn đề mà phẫu thuật kinh điển (trong chuyên môn gọi là phẫu thuật quy ước) không làm được là dù có gắn kết lại các ngón tay, có khâu lại phần dương vật bị đứt rời với gốc của nó thì các mạch máu cũng đã bị đứt và không thể cấp máu để nuôi dưỡng những phần bị đứt rời đó (mà lại toàn những thứ háu ăn, cần nhiều máu để nuôi). Vi phẫu thuật ra đời là để trả lời cho câu hỏi đó.

Khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, cố GS.TSKH. Nguyễn Huy Phan - người đã dành tâm huyết cả đời để ứng dụng, phát triển kỹ thuật vi phẫu ở Việt Nam đã thực hiện những ca vi phẫu đầu tiên ở BVTƯQĐ 108. Để thấy hết được sự đóng góp của GS. Phan, cần phải hình dung trên thế giới cũng mới chỉ phát triển kỹ thuật đó được hơn 10 năm và điều kiện khó khăn về kinh tế của Việt Nam lúc bấy giờ. Một sợi chỉ khâu vi phẫu lúc đó có giá hàng tạ gạo và đâu có dễ dàng để mua. Không phải vô tình mà đầu bài báo có nói đến chuyện xuất khẩu gạo của Việt Nam, vì muốn phát triển tốt khoa học kỹ thuật cần có phát triển kinh tế đã. Nói nôm na là "có thực mới vực được vi phẫu".

Cho đến nay thì câu chuyện về những nạn nhân bị đứt rời ngón tay, ngón chân và những phần khác đã khác hẳn rồi và đương nhiên là kết thúc rất có hậu. Có một câu chuyện đùa hay gặp với các bác sĩ trực ở Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, khi được vợ hỏi về ca trực đêm qua thế nào mà hôm sau về nhà mệt mỏi thế, bác sĩ nói "chỉ có 1 ca, nhưng 10 ngón". Nghĩa là chỉ 1 ca tai nạn nhưng đứt rời 10 ngón tay. Và để cố gắng nối lại đủ 10 hoặc 8 ngón thì cả một kíp 2, 3 phẫu thuật viên với hàng chục người phục vụ đã phải làm việc suốt 10 - 12 giờ, nên việc hôm sau về đến nhà lăn ra ngủ là điều tất nhiên.

Không phải chỉ bó hẹp trong những trường hợp tai nạn kiểu như vậy, mà vi phẫu thuật thực sự mang đến những điều kỳ diệu trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, sửa chữa, tái tạo những di chứng, những khiếm khuyết do bẩm sinh và mắc phải. Một trong những ví dụ kinh điển về giá trị của vi phẫu thuật là việc tạo hình lại anh bạn nhỏ cho những trường hợp khiếm khuyết do bẩm sinh hoặc bị cắt. Thay bằng mất vài lần phẫu thuật theo phương pháp kinh điển, với phẫu thuật vi phẫu chỉ cần 1 lần, chất lượng lại tốt hơn. Hay những trường hợp liệt một nhóm cơ vận động, bằng kỹ thuật chuyển ghép cơ co nối thần kinh, mạch máu vi phẫu có thể trả lại chức năng vận động và khả năng lao động cho người bệnh, điều mà trước kia được coi là hoang đường. Hay việc dùng cả một mảng da lớn lành lặn ở những vùng kín đáo như lưng, đùi thay thế cho những sẹo bỏng chằng chịt ở vùng cổ, mặt, giúp người bệnh có thể ăn uống, hít thở bình thường và quan trọng hơn là hòa nhập cộng đồng. Còn rất nhiều những câu chuyện tuyệt vời về giá trị mà vi phẫu thuật mang đến cho con người, chính xác hơn là cho những người bệnh mà bản thân họ, thậm chí nhiều bác sĩ không làm trong chuyên ngành có thể hình dung được.

Tất nhiên, điều gì cũng sẽ có hai mặt. Muốn có một giấc mơ đẹp cần phải có một giấc ngủ ngon và sâu giấc, nếu không thì sẽ chỉ gặp ác mộng. Vi phẫu thuật cũng vậy. Thành công mang đến cho người bệnh sự thật về giấc mơ đẹp, bác sĩ cũng thấy hạnh phúc và tự hào. Nhưng thất bại cũng rất đau đớn. Bệnh nhân có thể chết ngất khi thấy trên mặt mình là một mảng da chết xám ngắt, đen sì. Bác sĩ có thể mất ăn, mất ngủ khi ca phẫu thuật không thành công, mạch máu nối bị tắc hay muôn vàn những rắc rối khác. Với trình độ chuyên môn tốt và có kinh nghiệm, các phẫu thuật viên vi phẫu có thể đạt tỷ lệ thành công tới 98 - 99 % nhưng không bao giờ là 100%.

Dù sao, những thành công, giá trị của vi phẫu thuật đã mở ra hẳn một kỷ nguyên mới cho nền ngoại khoa nói riêng và y học nói chung. Rất nhanh chóng và cập nhật, ngày nay, vi phẫu thuật đã được xem như một kỹ thuật cơ bản, ứng dụng hầu hết trong các chuyên khoa của các bệnh viện lớn ở Việt Nam.

Theo TS. Vũ Ngọc Lâm
SK&ĐS
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Cứu sống bé gái 3 tháng tuổi bị tim bẩm sinh mắc COVID-19 nguy kịch

Thành tựu y học - 2 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chẩn đoán COVID-19 nặng nguy kịch, được ê-kip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị tích cực để giành mạng sống.

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Dụ các tế bào ung thư "ăn" độc dược

Y tế - 4 năm trước

Sử dụng chất béo làm chú ngựa thành Troy, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn ung thư xương, tụy và ruột kết một cách thần kỳ trên các con vật thí nghiệm.

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Thêm một thành công điều trị sẹo bỏng bằng kỹ thuật đặt túi giãn da ở Bệnh viện Xanh Pôn

Y tế - 4 năm trước

GiadinhNet - Bệnh nhi bị sẹo bỏng axit khiến mất 3/4 da đầu, sẹo chằng chịt... được đặt túi giãn vùng da đầu để tiếp tục điều trị, sớm có lại diện mạo bình thường để hòa nhập với cộng đồng.

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Dùng "công tắc" điều khiển "cậu nhỏ" theo ý muốn

Y tế - 4 năm trước

Bệnh viện Bình Dân TP HCM vừa triển khai kỹ thuật mới điều trị tình trạng rối loạn cương, mở ra cơ hội cho quý ông mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe".

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Phát hiện lạ cực sốc về thuốc điều trị AIDS

Y tế - 4 năm trước

Các nhà khoa học đã điều chế một loại thuốc ức chế HIV có thể làm cho AIDS không thể lây truyền ngay cả trong các cặp đồng tính quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Phát hiện thuốc tiểu đường giá rẻ là "thần dược" giảm cân

Y tế - 4 năm trước

Một loại thuốc tiểu đường vừa được Đại học Bang Louisiana (Mỹ) chứng minh có tiềm năng thành lối thoát cho những người béo phì đã nỗ lực giảm cân nhưng không thành.

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Phát hiện liên hệ đáng sợ giữa viên uống canxi và ung thư

Y tế - 5 năm trước

Bổ sung canxi quá liều bằng viên uống bổ sung có thể làm nguy cơ tử vong do ung thư tăng gấp đôi, một nghiên cứu lớn của Mỹ khẳng định.

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Y tế - 5 năm trước

Được phát triển từ một thập kỷ trước, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (Transcatheter Aortic Valve Replacement, TAVR) là một thủ thuật ít xâm lấn, đưa van nở đi qua ống thông vào mạch máu đến tim và đặt bên trong van cũ. TAVR thường chỉ áp dụng cho người có nguy cơ tử vong cao sau phẫu thuật.

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Bệnh nhân ung thư chỉ cần 6 lần xạ trị thay vì 25-35 lần như trước

Y tế - 5 năm trước

Trước đây, chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư có phác đồ xạ trị từ 25-35 lần, mỗi ngày một lần. Với kỹ thuật mới được đưa vào ứng dụng, số lần xạ trị cho bệnh nhân có thể rút ngắn xuống còn 6 lần.

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Phát hiện hợp chất trong cà phê ức chế "ung thư đàn ông"

Y tế - 5 năm trước

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được 2 hợp chất trong cà phê có thể ức chế loại ung thư đặc trưng và phổ biến ở đàn ông – ung thư tuyết tiền liệt.

Top