Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống thuốc đông dược trộn tây dược: Coi chừng thiệt mạng

Thứ bảy, 08:19 25/07/2009 | Sống khỏe

Lợi dụng tâm lý của nhiều người thích sử dụng các loại thuốc đông dược vì dễ uống, dược liệu ít tác dụng phụ… nhiều cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền đã lén lút trộn thêm các loại tân dược vào để tăng hiệu quả tức thời, lờ đi những nguy hiểm khác cho sức khoẻ.

Đủ "chiêu" qua mặt người bệnh
 
Người bệnh chỉ nên mua thuốc đông dược ở những cơ sở bào chế có giấy phép.
(Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)
Theo cục Quản lý dược (bộ Y tế), các loại thuốc đông dược thường được các cơ sở sản xuất pha thêm tân dược vào nhất là: thang thuốc trị cảm cúm (cho thêm paracetamol), trị bệnh khớp (trộn các thuốc chống viêm corticoid như dexamethasone, prednisolone hoặc thuốc chống viêm không corticoid: ibuprofen, diclofenac...).
 
Mới đây, một loại đông dược được quảng cáo là thuốc “cường dương” cũng bị cục phát hiện có chứa tân dược sildenafil (hoạt chất trị rối loạn cương). Nhiều loại thuốc đông y khác như thuốc hoàn tán chữa bệnh đái tháo đường, sỏi thận, đau mắt, tiêu hoá... cũng bị trộn thêm các hoạt chất tân dược vào.
 
Một số thầy lang không có giấy phép hành nghề nhưng vì lợi nhuận, đã mua thuốc tân dược về nghiền ra thành bột, trộn vào dược liệu khác, bào chế thủ công thành các loại viên hoàn đông y bán cho bệnh nhân. Số khác thì sử dụng “chiêu” bán thuốc sắc kèm theo những gói bột đựng tân dược đóng trong túi nylông không có nhãn mác và dặn người bệnh uống kèm thuốc sắc để có hiệu quả hơn.

Cũng theo cục, không chỉ có các thang thuốc hoàn chỉnh có trộn tân dược mà nhiều vị thuốc đông y đăng ký làm thực phẩm chức năng, cũng bị phát hiện có trộn tân dược vào. Một số loại đông dược, thực phẩm chức năng… đã bị cục yêu cầu thu hồi trên toàn quốc vì chứa tân dược: thuốc dân tộc cứu nhân vật, thuốc yêu thống hoàn, hoàn cứng tê thấp phong hoàn, viên nang cảm cúm, viên nang mãnh nam, thuốc giải biểu hoàn; thực phẩm chức năng supai 99-tongkat ali plus, spartan, exiting dergon…

Hậu quả khôn lường

Trao đổi ngày 15.7, PGS.TS Trần Văn Thuỷ, tổng hội Y dược học Việt Nam cho biết việc trộn các hoạt chất có tác dụng dược lý mạnh của tân dược vào các dạng bào chế đông dược, thực phẩm chức năng... là nhằm tạo ra những hiệu quả tức thời cho người bệnh: giảm đau, ăn ngon, ngủ yên, tăng cân, sinh lực dồi dào, trí óc minh mẫn...
 
Tuy nhiên di chứng về sau cho sức khoẻ thì hết sức nặng nề, “thông thường sẽ rất khó lường trước được các nguy hiểm vì người bệnh cứ tin rằng mình đang uống thuốc có nguồn gốc dược liệu an toàn và uống kéo dài. Chỉ đến khi phát hiện những tác dụng có hại thì đã muộn, tình trạng bệnh đã rất trầm trọng”, ông Thuỷ nói.
 
Theo ông Thuỷ, những tác hại đông dược pha tân dược gây ra có thể là: loét dạ dày, gây xốp xương, phù, tăng huyết áp, rậm lông (thuốc có chất corticoid), loét đường tiêu hoá, xuất huyết, dị ứng (thuốc có hoạt chất chống viêm không steroid), buồn ngủ, khô miệng (thuốc có cyproheptadin), suy gan (thuốc có paracetamol); nhức đầu, chóng mặt, dạ dày khó chịu (thuốc có sildenafil), “nếu dùng sildenafil kết hợp với các thuốc nhóm nitrate, thuốc trị đau thắt ngực thì còn nguy cơ gây ra tụt huyết áp, truỵ tim mạch, dẫn đến tử vong...”, ông Thuỷ nhấn mạnh.
 
Theo PGS.TS Phạm Vũ Khánh, vụ trưởng vụ Y dược học cổ truyền, trộn tân dược vào đông dược là điều cấm kỵ trong bào chế thuốc. “Có những loại bệnh, có thể sử dụng kết hợp tân dược với đông dược để có kết quả điều trị cao nhưng yêu cầu phải có phác đồ rõ ràng và cũng không được trộn chung”, ông Khánh cho biết.
 

Khó phát hiện bằng mắt thường

Các hoạt chất tân dược có thể được tán thành bột, trộn vào đông dược rồi chế thành thành phẩm ở dạng viên, cao lỏng hay thuốc phiến. Chính vì vậy, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, người bệnh sẽ rất khó phát hiện thuốc có trộn tân dược không. Chỉ có các trung tâm kiểm nghiệm lớn được trang bị các thiết bị phân tích hiện đại, có đội ngũ chuyên môn giỏi mới có thể kết luận chính xác chất lượng thuốc. Để an toàn cho mình, người dân chỉ nên mua thuốc đông dược của những cơ sở nhà nước, bệnh viện y học cổ truyền uy tín, có giấy phép sản xuất.

 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 10 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Loại hạt thơm ngon giàu dinh dưỡng, giúp thải trừ cholesterol, ngăn ngừa bệnh mãn tính và kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 44 phút trước

GĐXH - Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim...

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Mẹ phải cắt bỏ tử cung, con gái dậy thì sớm chỉ vì một thói quen nhiều người mắc phải khi mua đồ ăn sẵn

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Những thói quen tưởng chừng tiện lợi nhưng có thể gây nguy hại cho sức khoẻ.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Trì hoãn điều trị bệnh 1 ngày để ăn cưới, người phụ nữ 54 tuổi ở TP HCM nguy kịch

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Dời lịch chạy thận 1 ngày đi ăn cưới, cộng với việc không tuân thủ chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn, người phụ nữ 54 tuổi gặp nguy kịch.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 7 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên của Vinhomes có trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Sống khỏe - 10 giờ trước

Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam.

Top