Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sốt xuất huyết vào mùa dịch: Khả năng lan rộng

Thứ sáu, 09:18 23/09/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho hay, chỉ riêng nửa đầu tháng 9 đã có 98 ca nhập viện, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. BS. Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng cảnh báo, khả năng dịch sẽ lan rộng trong năm nay.

Nhiều trường hợp biến chứng nặng

BS. Nguyễn Tiến Lâm cho biết, nếu như trước đây cả tháng bệnh viện chỉ ghi nhận vài ca thì hiện nay số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng đột biến. Đáng lưu ý là đã có nhiều trường hợp biến chứng nặng, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, li bì, mê sảng, xuất huyết niêm mạc, tiểu cầu giảm nhanh... Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây biến chứng sốc, suy đa phủ tạng, thậm chí tử vong.

Nằm điều trị tại Khoa Virus – Ký sinh trùng, bệnh nhân Nguyễn Văn Trung, 24 tuổi, ở Hà Nội cho biết: “Năm ngoái tôi cũng đã từng bị SXH nên chẳng nghĩ tới khả năng mình có thể bị mắc lại. Tuần trước thấy người mệt mỏi, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, nôn cả ra máu, huyết áp giảm mạnh, chân tay lạnh... gia đình mới đưa đi viện, kết quả xét nghiệm dương tính với SXH. Bác sĩ còn nói tiểu cầu giảm, đã có xuất huyết niêm mạc, may mà đưa đi cấp cứu kịp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng”.
Trước đó, bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Thị Thảo (ở Quốc Oai, Hà Nội) trong tình trạng sốt cao, xuất hiện biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu,... Theo lời của người nhà, vì chủ quan nên khi thấy sốt cứ tưởng viêm đường hô hấp hay rối loạn tiêu hóa nên vào viện trễ, dẫn đến sốc SXH. 

BS. Nguyễn Tiến Lâm cho biết, nếu như trước đây dịch SXH thường bùng phát vào tháng 6, 7, đỉnh dịch rơi vào tháng 9, 10 và kết thúc vào tháng 11, 12, thì mấy năm gần đây SXH diễn biến không theo quy luật đó, hầu như lưu hành quanh năm, có thể bùng phát thành dịch lớn bất cứ lúc nào.
 
Thời tiết thay đổi, bệnh nhân SXH nhập viện tăng. Ảnh: H.M
 
Chú ý triệu chứng bệnh

Thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), 7 tháng đầu năm nay cả nước có hơn 23.000 ca mắc SXH, 22 trường hợp tử vong. Nhưng đến cuối tháng 8, con số mắc đã tăng lên hơn 32.000 ca (như vậy, riêng tháng 8 đã có 9.000 ca, gấp gần ba lần các tháng trước đó) và thêm 5 trường hợp tử vong. Địa phương có số người mắc SXH cao là TPHCM hơn 6.000 ca; Cà Mau hơn 2.000 ca; An Giang, Đồng Nai, Bình Dương trên 1.000 ca... Tại Hà Nội, tính đến 31/8đã có 631 ca SXH, tập trung ở các quận, huyện như: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.

BS. Nguyễn Tiến Lâm cảnh báo, khả năng SXH sẽ lan rộng. Nguyên nhân do thời tiết đang thay đổi, mặt khác do sự ô nhiễm môi trường bởi chất thải công nghiệp và chất thải trong sinh hoạt gây ra.

Khi mùa mưa đến, sự ô nhiễm kết hợp với những nguồn nước tù đọng sẽ tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho muỗi sinh sôi phát triển, truyền mầm bệnh. Bên cạnh đó, ý thức người dân trong việc phòng chống bệnh SXH chưa cao, thường chủ quan với dịch bệnh.

BS Lâm cho biết, khi mắc SXH thường có triệu chứng sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ bắp, các khớp; xuất huyết dưới da làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm; chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng; nôn ra máu; đau bụng.

Sốc là dấu hiệu nặng của SXH, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh. Dấu hiệu sốc gồm: Mệt, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bị SXH đều bị sốc. Đặc biệt phụ nữ thường có rối loạn kinh nguyệt (kinh sớm, kinh kéo dài so với bình thường và kinh trở lại là đã hết nhưng chưa đến kỳ lại có lại).

Khi có triệu chứng SXH nên đưa bệnh nhân đi khám ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà bằng cách cho người bệnh nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, cho ăn nhẹ như cháo, súp, sữa..., cho uống nhiều nước hơn bình thường. Người dân không nên tự động dùng thuốc, đặc biệt là dùng các thuốc hạ sốt có thể gây rối loạn đông máu và chảy máu dẫn tới tử vong...

Hiện đang là thời điểm virus gây bệnh hoành hành nên khi thấy biểu hiện của bệnh như sốt cao đột ngột, liên tục, kéo dài 2-7 ngày, xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, cần đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.

Đề phòng diễn biến phức tạp của bệnh SXH, BS Lâm khuyến cáo, cần phải diệt muỗi, diệt loăng quăng bằng cách thường xuyên súc rửa, đậy kín lu vại, dẹp bỏ các vật chứa nước khác như vỏ xe cũ, gáo dừa, lọ hoa và khi đi ngủ phải nằm màn. Người dân nên vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy... Tuy nhiên, không nên tự ý mua hóa chất về phun tràn lan mà phải theo chỉ đạo của các cơ quan y tế. Chỉ duy nhất một đơn vị y tế là trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố được tiến hành phun hóa chất trên diện rộng.
 
Hà My - Hoài Nam
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 18 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top