Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sĩ tử không nên ăn quá nhiều

Thứ sáu, 10:36 03/07/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Bước vào kỳ thi đại học, đa số phụ huynh đều lo lắng cho sức khoẻ của các sĩ tử nên ra sức tẩm bổ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc uống quá nhiều sữa hoặc ăn những đồ quá bổ béo dễ khiến con bị rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến kỳ thi.

Không nên uống nhiều sữa

Mặc dù chỉ còn 1 ngày nữa là con gái Nguyễn Thu Ngọc (phố Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) thi đại học, nhưng chị Lan rất sốt ruột vì đã hơn 1 tuần nay, con gái chị đến bữa chỉ ăn uống qua loa, rồi lại lao lên phòng ngồi ôn bài. Để bù lại, cứ 2- 3h, chị lại pha một cốc sữa mang lên cho con gái uống. Tuy nhiên, con gái chị cho biết cháu bị đau bụng vì đã mấy ngày rồi chỉ “nhập” mà không “xuất”.

Theo Tiến sỹ Hoàng Kim Thanh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong mùa thi, được tăng cường từ 1- 2 cốc sữa trong một ngày sẽ rất tốt cho sức khoẻ và trí lực của sĩ tử. Tuy nhiên, nếu uống đến 4, 5 cốc sữa trong một ngày lại có tác dụng ngược lại.
 
Đồng quan điểm, bác sĩ Đinh Thị Thanh, Trung tâm Tư vấn sức khoẻ Lê Quang Hồng (Hà Nội) cho biết: Uống quá nhiều sữa sẽ khiến dạ dày các em lúc nào cũng ngang, nên không ăn được nhiều trong bữa cơm. Trong khi chế độ ăn như cơm, thức ăn, rau xanh, nước uống hàng ngày mới đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ. Đối với những em trước đây chưa có thói quen uống sữa hàng ngày, lại càng phải thận trọng hơn vì rất dễ xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hoá như táo bón hoặc tiêu chảy nếu uống quá nhiều trong ngày.
 
Cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để bước vào kỳ thi. (Ảnh: CC)
 
Không nên sử dụng đồ ăn lạ
 
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện dinh dưỡng Quốc gia, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn ngoài quán hay còn gọi là thức ăn đường phố vừa nấu chín xong vẫn đảm bảo vệ sinh như thức ăn ở trong gia đình. Tuy nhiên, thức ăn đường phố bày bán ở nhiệt độ bình thường, môi trường có nhiều bụi, đông người qua lại rất dễ bị nhiễm khuẩn. Thời gian để càng lâu thì mức độ ô nhiễm càng cao.
 

Quan trọng nhất trong những ngày này là cho các em ăn uống những loại thức ăn quen thuộc để dễ tiêu hoá được thức ăn. Khi đi thi, sĩ tử nên mang theo nước uống từ nhà, không nên uống trà đá tại các quán nước vì càng uống đá càng khát nước, chưa kể nước đá bẩn có thể gây tiêu chảy.

Đinh Thị Thanh, Trung tâm Tư vấn sức khoẻ Lê Quang Hồng (Hà Nội)

Vì vậy, với các em không có điều kiện ăn uống ở gia đình, phải ăn ngoài quán thì tốt nhất nên ăn những món đồ ăn vừa được nấu chín. Không nên ăn rau sống hoặc các loại rau trồng dưới nước như: Rau muống nước, rau cần, cải xoong... Vì nhiều quán cơm bụi do điều kiện thiếu nước sinh hoạt nên rau không được rửa sạch, dễ bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao.

Ở thành phố có nhiều món ăn lạ mà nhiều em ở quê chưa từng được thưởng thức, bác sĩ Đinh Thị Thanh khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên “mạo hiểm” cho con ăn trong những ngày diễn ra kỳ thi đại học, vì có nhiều loại thức ăn như hải sản có thể gây dị ứng. Trường hợp nặng phải vào viện để bác sĩ can thiệp hoặc bị rối loạn tiêu hoá cũng ảnh hưởng đến kỳ thi của các sĩ tử.

Ngủ ít nhất một ngày 6 tiếng

Theo BS Thanh, các sĩ tử phải ngủ ít nhất 6 giờ đồng hồ trong một ngày mới đảm bảo sức khoẻ. Trong đó, nên dành khoảng 30 phút ngủ buổi trưa.

Đồng quan điểm, bà Quỳnh Chi, nhân viên Trung tâm Tư vấn tâm lý An Việt Sơn cho rằng, theo đồng hồ sinh học thì các em nên kết thúc một ngày học tập vào lúc 23h đêm và bắt đầu thức dậy vào lúc 5h sáng. Nên ngồi vào bàn học từ thời điểm này đến khoảng 6h30 bởi đây là thời điểm tỉnh táo nhất trong ngày, học rất dễ vào. Sau đó, cứ ngồi vào bàn học chừng 2h đồng hồ lại nghỉ giải lao khoảng 30 phút bằng cách nghe nhạc, xem tivi hoặc trò chuyện với mọi người trong gia đình. Nếu sĩ tử cảm thấy đầu óc căng thẳng thì không nên ngồi vào bàn học vì như vậy sẽ càng khiến thần kinh căng thẳng hơn.

Thời gian này, điều quan trọng với các em không phải là ôn tập kiến thức mà nên sắp xếp lại những kiến thức đã học để xem phần nào còn yếu để bổ túc thêm. Đồng thời, nếu có thời gian, các em nên làm thử một đề thi đại học trong thời gian bằng với thời gian thi đại học một môn để biết căn giờ và phân bổ thời gian cho hợp lý, tránh trường hợp làm bài quá nhanh, nhưng viết ẩu. Hoặc làm bài quá chậm để mất thời gian.

Bà Quỳnh Chi cho rằng, cha mẹ không gây áp lực buộc con phải thi đỗ đại học. Cách tốt nhất là các bậc cha mẹ hãy để con bước vào phòng thi với một tâm lý thoải mái, động viên trẻ hãy làm hết sức mình để kết quả ra sao cũng không ân hận vì đã cố hết sức. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên giữ hoà khí trong gia đình vui vẻ, tránh quát mắng, càu nhàu dễ ảnh hưởng đến tâm lý của các em.

Mai Thúy

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 3 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 14 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top