Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh cúm mùa lạnh

Thứ hai, 10:37 14/01/2008 | Sống khỏe

Giadinh.net - Trong tuần qua, số bệnh nhi tới viện khám mắc chứng cúm như chảy mũi, hắt hơi và ngạt mũi tăng cao. Không chỉ có trẻ em mà cả số người lớn mắc cũng tăng đột biến.

Vào mùa cúm, người ta nghĩ ngay đến tiêm phòng vaccine. Nhưng ngoài chủng ngừa, có rất nhiều cách phòng bệnh cúm hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

Phòng bệnh là chính

Không phủ nhận vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để ngừa cúm. Nhưng đừng quên họ nhà virus cúm là một gia tộc đông đảo chi hệ vào bậc nhất của cộng đồng siêu vi trùng. Virus cúm còn khá ma mãnh bởi khả năng biến thể tinh quái (H5N1 là một “hậu sinh khả úy” kiểu này). Do vậy, vaccine chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu lấy đòn thủ công nhắm đúng chủng virus hiện tại. Ngược lại, nếu đợt tập kích vào đúng thời điểm xuất hiện những “chiến binh” lạ, hiệu năng của vaccine khó tránh khỏi sút giảm.

Những biện pháp phòng cúm đơn giản:

1. Vào mùa cúm, người ta có khuynh hướng ngại ra ngoài. Đây là một cách phòng vệ, nhưng coi chừng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, nếu trong nhà hoặc hàng xóm có người bị bệnh. Không gian chật hẹp, kém thoáng khí luôn là điều kiện lý tưởng cho sự lây lan.

2. Rửa tay mọi nơi, mọi lúc. Một hành động nhỏ nhưng siêu lợi ích vào mùa cảm cúm. Tay là “cửa khẩu” chuyên đưa virus vào cơ thể. Đừng ngại sử dụng các chất khử trùng. Súc miệng  bằng dung dịch sát khuẩn cũng là việc nên làm. Đôi khi, cần thay mới bàn chải đánh răng vì có thể, nó đã trở thành “nội tuyến” của cúm.

3. Giữ ấm, nhất là vùng cổ. Ngủ sâu và đủ giấc, tránh stress.

4. Giữ cự ly với mọi nguồn lây. Virus cúm lây theo dịch tiết đường hô hấp của người bệnh như: nước bọt, nước mũi, đờm, nhớt (ho, hắt hơi, xì mũi, khạc nhổ). Sử dụng khăn tay, khẩu trang thường xuyên, nhất là nơi đông người.

Không chỉ phát tán trong không khí, virus cúm còn cư ngụ trên vật dụng mà người bệnh dùng qua, đặc biệt là những nơi công cộng như: vòi nước, nắm cửa, bệ bồn sứ, khăn lau trong nhà vệ sinh. Người ta còn khuyên nên hạn chế... bắt tay và hôn vào mùa cúm.

5. Các đối tượng cần tăng mức cảnh giác lên nhiều bậc nhất là bệnh nhân mắc bệnh mãn tính làm sút giảm miễn dịch (tiểu đường, bệnh ác tính) sẵn có bệnh hô hấp (suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn), người già, trẻ em, thai phụ.

6. Có nhiều cách để “tổng động viên” hệ miễn dịch. Trong đó, dinh dưỡng là cách hữu hiệu nhất. Chú ý ăn uống đủ lượng và chất để củng cố hệ miễn dịch như: vitamin A (có trong đu đủ, bí đỏ, gấc, cà rốt...), vitamin C (cam, sêri...), tỏi (chứa chất khoáng siêu vi tự nhiên), yaourt, gừng hoặc ớt (giữ ấm)...

BS. Trung Thanh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 7 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top