Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nấm đầu do mũ bảo hiểm bẩn

Thứ tư, 09:56 03/09/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mũ bảo hiểm bẩn, không vệ sinh đúng cách hoặc dùng chung mũ… là một trong những nguyên nhân viêm da đầu, hại tóc.

Nấm đầu do mũ bảo hiểm bẩn 1

Cần vệ sinh mũ bảo hiểm mỗi tuần một lần để tránh ảnh hưởng tới tóc và da đầu. Ảnh: Chí Cường

 
Mũ "bẩn" dễ mắc nhiều bệnh

Theo PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện (BV) đã khảo sát hơn 1.000 người (41% nam, 59% nữ) khám các bệnh liên quan đến da đầu. Với các đối tượng có thời lượng đội mũ từ 1-2 giờ/ngày thì 595 người (59,5%) có biểu hiện các bệnh ở da đầu; cảm giác ngứa, đau ở da đầu 419 người; biểu hiện gầu 367 người (37%).

Theo các bác sĩ, đội mũ hàng ngày làm tăng tiết bã nhờn, tăng đổ mồ hôi là điều kiện lý tưởng cho gầu và nấm phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngứa da đầu. Ngoài ra là do dùng sản phẩm tóc, tạo kiểu tóc không đúng hoặc do cơ địa...

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, BV Da liễu Trung ương, bệnh nấm do nhiều yếu tố gây nên, nhưng không ngoại trừ do dùng mũ bảo hiểm, không vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách hoặc dùng chung mũ… gây ngứa, viêm da đầu, thậm chí mưng mủ da đầu.

Không giặt mũ đúng cách, tùy tiện xịt hóa chất khử hôi vào mũ… cũng là những nguyên nhân gây bệnh da đầu được các bác sĩ điểm mặt.
 
Dè chừng với nước xịt thơm, miếng lót mũ

Các bác sĩ khuyên người dân nên dè chừng với nước xịt thơm, miếng lót mũ. Nếu miếng lót mũ không đúng chuẩn,  vệ sinh không thường xuyên khiến mũ đã bí càng thêm bí, dễ sinh bệnh. Nên dùng miếng lót than hoạt tính khử mùi có giá từ 45.000 – 60.000đồng/chiếc (dùng khoảng 6-12 tháng). Có thể giặt miếng lót trong dung dịch ôxy già 15 phút, phơi khô để tránh bệnh nấm tóc.

Việc xịt nước thơm để chống nấm, chống hôi chỉ giải quyết nhất thời tùy nồng độ hóa chất. Lưu ý khi da đầu xuất hiện vùng đỏ, có vảy, ngứa, có khi mưng mủ… hoặc có biểu hiện bất thường trên tóc và da đầu cần đi khám ngay.
 
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm:

Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Công ty Dịch vụ vệ sinh Hà Anh, đội mũ bảo hiểm hàng ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe tóc và da đầu, nên rất cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên phơi nắng mũ bảo hiểm để diệt khuẩn, khử mùi. 
 
Với mũ có lớp lót tháo lắp được:

Tháo bỏ lớp lót và đệm rồi giặt tay, hay cho vào máy giặt đều được (máy giặt cần cho vào túi giặt hoặc chọn chế độ quay nhẹ để không bị rách vải).

Phần vỏ mũ lấy khăn ẩm, nhỏ vài giọt dầu gội lên (không dùng chất tẩy có nguồn gốc từ dầu mỏ vì sẽ làm hỏng lớp sơn ngoài) lau sạch. Với các lỗ thông gió có thể dùng nước ấm, tăm bông để rửa. Những nơi không dùng được tay lau rửa thì dùng bàn chải mềm, bàn chải đánh răng làm sạch.
 
Với mũ lớp lót dính liền, không thể tháo rời vệ sinh:

- Tháo bỏ đệm má, miếng lọc bụi, kính chắn gió...

- Xịt nước để loại bỏ bụi bẩn trước khi giặt bằng hỗn hợp nước ấm - dầu gội đầu pha sẵn (không dùng nước rửa cốc chén, xà phòng vì tẩy rửa quá mạnh). Nước ấm giúp dầu và chất bẩn dễ trôi. Dầu gội không gây hại cho da đầu, không làm tóc bị "hai mùi".

- Ngâm lớp lót xốp vào thau khoảng 10 đến 15 phút, dùng bàn chải đánh răng chải sạch bụi bẩn rồi xả bằng nước ấm.

- Phần vải đệm và quai mũ có thể giặt sạch bằng xà phòng, rồi ngâm nước xả vải cho mềm và thơm hoặc dùng dầu gội đầu để giặt sạch.
 
Vệ sinh kính chắn gió:

Vệ sinh kính chắn gió của mũ bảo hiểm là khó nhất, vì nếu bị xước, kính sẽ lóa khi đi đường buổi tối, kính nhanh mờ khi trời ẩm, khiến khó quan sát đường.

Để làm sạch kính, tháo kính ngâm trong nước ấm và dầu gội, rồi dùng vải chuyên dụng lau kính nhẹ nhàng sạch sẽ. Phơi kính dưới nắng hoặc quạt cho khô, rồi bôi hoạt chất chống sương mù để bảo vệ.

-Hoặc dùng nước xịt kính phun lên kính che mặt, lưỡi trai rồi lau sạch bằng vải mềm (không có sợi bông) cho đến khi sáng rõ. Phơi khô rồi lắp ráp lại. Nếu bị trầy xước quá nhiều thì nên thay mới. Phần kính này có thể đem ra hàng mũ hoặc hàng kính để đánh bóng toàn mũ.
 
Hiện đã có một số điểm nhận làm dịch vụ vệ sinh mũ bảo hiểm với giá 8.000đồng/mũ nửa đầu, 17.000 đồng/mũ nguyên đầu. Dù thuê giặt, hay tự giặt thì người dân cũng cần chú ý làm sạch ngoài mũ, tháo miếng lót giặt sạch và phơi khô mỗi tuần một lần.

Trên thị trường hiện có chai xịt làm sạch mũ bảo hiểm nhanh, nhưng các bác sĩ da liễu cho rằng, năng giặt sạch mũ bảo hiểm là tốt nhất. Đội mũ bảo hiểm khi lao động, tham gia giao thông để bảo vệ vùng đầu, nhưng phải tuân thủ vệ sinh sạch sẽ mới không sinh bệnh, ảnh hưởng tới tóc và da đầu.
 
Để ngăn ngừa nấm tấn công da đầu nên:

-Phơi khô mũ mới đội để tránh vi khuẩn sinh sôi, mũ “bốc mùi”. Không đội mũ khi tóc ướt để tránh sinh nấm.

- Đi mưa về lau khô mũ hoặc sấy khô cả quai và trong mũ. Càng nắng nóng càng năng phải giặt mũ.

-Người đã bị viêm nang lông, vảy nến, á sừng… không nên cho người khác dùng chung mũ để tránh lây bệnh. Bình thường cũng nên tránh đội chung mũ. Hạn chế dùng thuốc xịt mũ, nhất là người có cơ địa dễ dị ứng.

- Cất mũ nơi khô thoáng để tránh nấm mốc sinh sôi.

- Nên mua mũ bảo hiểm tốt. Hai đến 3 năm thay mới một lần. Không dùng một mũ bảo hiểm quá 5 năm.
 
Hà Dương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 12 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Top