Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiến thức cần biết về bệnh tăng huyết áp

Thứ ba, 10:17 27/02/2007 | Sống khỏe

Bệnh tăng huyết áp, một trong 4 bệnh đặc trưng của mô hình bệnh tật thế kỷ 21. Số người mắc căn bệnh này gia tăng tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội và tuổi thọ của con người.

Kiến thức chung

Theo điều tra của Viện tim mạch năm 2002, ở Việt Nam có số nguời mắc bệnh tăng huyết áp chiếm 16,62%, ở Hà Nội cao hơn (23%). Trên thế giới, tỉ lệ đó dao động trong khoảng 8 đến 18%, cụ thể ở Thái Lan 27%, Hoa Kỳ 24%, Pháp 10-25%, Đài Loan trên 25%. Hiện nay, số người bị huyết áp cao ở Việt Nam đang có nguy cơ cao dần lên.

Con số trên thật đáng sợ và có thể coi đây là một bệnh xã hội đáng báo động. Số người tăng huyết áp nhiều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Điều này đồng nghĩa với sức khỏe lao động trong xã hội kém đi, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Và khi số người tăng huyết áp nhiều như vậy, chi phí xã hội, chi phí cho việc chăm sóc đối với những người tăng huyết áp, đặc biệt những người tai biến tăng huyết áp rất lớn và trở thành vấn đề khó khăn cho xã hội.

Biến chứng sợ nhất của bệnh tăng huyết áp là tai biến mạch máu não, mạch bị tắc lại hoặc vỡ khiến bệnh nhân dễ bị liệt, đáng sợ nhất là có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân không thể sinh hoạt, làm việc bình thường, có người phải nằm liệt giường, điều này tạo nhiều áp lực khó khăn cho bản thân và cho gia đình.

Chúng ta, ngoài ngành y tế, cả xã hội chúng ta phải quan tâm, nói cho đúng bản thân mỗi người phải phòng bệnh tăng huyết áp ngay từ khi chúng ta còn chưa tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp có thể gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng khi càng lớn tuổi tỷ lệ tăng huyết áp càng ngày càng nhiều. Người trên 65 tuổi ( khoảng 50%) phần lớn bị mắc bệnh. Tăng huyết áp còn phụ thuộc vào địa dư, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Triệu chứng và nguyên nhân và những vướng mắc trong điều trị

GS.TS Phạm Gia Khải - Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai và GS.TS Nguyễn Lân Việt - Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai trả lời các câu hỏi của khán giả về bệnh tăng huyết áp.

Khi bị tăng huyết áp người bệnh có biểu hiện như thế nào thưa giáo sư Phạm Gia Khải?

Để phát hiện sớm xem bản thân có mắc bệnh tăng huyết áp hay không thì bắt buộc bạn phải đo huyết áp. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp chứ đừng đợi đến lúcĩúât hiện các triệu chứng tăng huyết áp tương đối rõ. Một số biểu hiện thường gặp khi huyết áp tăng cao là chóng mặt, nhức đầu, nhìn mờ, hoặc nghe o o ở tai.

Tuy nhiên, nhiều người không có triệu chứng như thế nhưng khi đi đo huyết áp mới biết mình bị huyết áp cao. Do đó, các chuyên gia khuyên mọi người nên đi khám sức khoẻ định kỳ và thường xuyên đo huyết áp chứ đừng đợi khi có các triệu chứng.

Thưa giáo sư Nguyễn Lân Việt, xin giáo sư cho biết những yếu tố dẫn tới bệnh tăng huyết áp? Và nếu một người vừa béo phì vừa uống rượu thì khả năng bị tăng huyết áp tăng lên gấp bao nhiêu lần?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như hút thuốc, uống rượu ngoài ra còn có thể do cách sống, sinh hoạt thay đổi. Ngoài ra, những lo lắng, stress cũng là yếu tố dẫn đến huyết áp tăng.

Và đối với một người vừa béo phì vừa uống rượu, nguy cơ tăng huyết áp còn cao hơn nhiều. Bởi lẽ, ở những người bị rối loạn chuyển hoá mỡ, chuyển hoá cholesterol, hút thuốc lá, uống rượu… chỉ một trong những lý do này cũng đã làm tăng huyết áp rồi, nhưng 2, 3 cái kết hợp thì việc tăng huyết áp có thể cao hơn 1,4-1,6 lần.

Hiện nay có rất nhiều trẻ béo phì sớm, những cháu này về sau rất dễ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Do vậy, ngay từ khi còn bé, chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch sau này.

Hầu hết các bệnh nhân phát hiện bị tăng huyết áp một cách tình cờ trong những lần đi khám bệnh. Phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh nhân có bị tăng huyết áp hay không đó là nhờ việc đo huyết áp. Khi có nghi ngờ bị tăng huyết áp, bệnh nhân cần được khám tim phổi, soi đáy mắt và làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác. Xét nghiệm sinh hoá máu, điện tim và xét nghiệm nước tiểu. Sau khi có được đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng liên quan trên, bác sĩ mới có thể xác định được chính xác tình trạng và mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân.

Thưa bác sĩ Nguyễn Lân Việt, trong phóng sự trên có nói là khi có nghi vấn về bệnh nhân bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ phải tiến hành thêm 1 số biện pháp khám lâm sàng khác như nghe tim phổi, soi đáy mắt… Điều này có ý nghĩa gì?

Khi khám bệnh nhân tăng huyết áp bao giờ cũng có khám lâm sàng và khám toàn diện, chi tiết. Bởi vì phải dựa trên những xét nghiệm cơ bản, bác sĩ mới hiểu rõ được chính xác mức độ bệnh, điều này còn giúp thầy thuốc lựa chọn số thuốc thích hợp.

Bệnh cao huyết áp có những biến chứng đối với tim, mắt, não, thận. Trong khi khám người ta soi đáy mắt, để có thể biết được mức độ tổn thương của người tăng huyết áp như thế nào. Điều này giúp cho bác sĩ tim mạch biết được tình trạng ảnh hưởng đến đáy mắt ra sao, qua đó biết được mức độ bệnh.

Nguyên tắc khám cho bệnh nhân tăng huyết áp phải khám nhiều bệnh khác điều này giúp bác sĩ lựa chọn và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Thưa GS.TS Phạm Gia Khải, tôi bị bệnh huyết áp đã lâu, huyết áp tối thiểu 100, tối đa 130. Vậy nguyên nhân và cách chữa như thế nào?

Khoảng 90% mắc huyết áp là không rõ nguyên nhân nhưng thường thường ở tuổi trung niên cao. Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, do vậy, việc điều trị cũng phải được thực hiện liên tục và kéo dài. Chúng ta không biết nguyên nhân nhưng chúng ta có thể điều trị được bằng 2 phương pháp:

- Sinh hoạt hợp lý, hạn chế ăn mặn, uống rượu, bỏ thuốc lá, hạn chế những lo lắng thái quá, đột ngột. Nên tập thể dục, thể lực 35-40 phút là vừa phải. Không nên tập luyện quá mức, có chế độ ăn hợp lý, điều độ. Tuy nhiên, nếu áp dụng những cách trên mà vẫn không làm giảm huyết áp thì chúng ta phải kết hợp dùng thuốc.

Bạn có thể dùng thuốc giảm áp, beta giao cảm, lợi tiểu… Tuỳ từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cho chúng ta. Tất nhiên, việc dùng thuốc bắt buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ. Và cho dù là sử dụng loại thuốc nào đi chăng nữa cũng cần tuân theo y lệnh của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho sức khoẻ .

Thưa giáo sư Nguyễn Lân Việt: Có nhiều bệnh nhân dùng thuốc thấy đỡ rồi dừng hẳn. Điều này có đúng không ạ?

Tăng huyết áp có tính chất mãn tính, do đó, việc điều trị tăng huyết áp là lâu dài. Nhiều bệnh nhân điều trị huyết áp xuống nghĩ là bệnh khỏi và không dùng nữa, đây là quan niệm hết sức sai lầm.

Tất nhiên, sau khi dùng thuốc, chỉ số huyết áp ổn định dần, nhưng trong nguyên tắc ổn định dần thì chúng ta có thể bớt dùng thuốc đi và theo dõi tiếp huyết áp và điều trị với liều lượng thuốc ít dần.

Khi điều trị bệnh tăng huyết áp, chúng ta phải điều trị lâu dài, chứ chỉ một đợt thấy huyết áp xuống lại bỏ thì nó nguy hiểm hơn thì sau huyết áp sẽ nhảy vọt và biến chứng rất dễ xảy ra.

Vậy khi bệnh nhân đỡ rồi thì khi nào phải sử dụng thuốc tiếp?

Nói chung bệnh nhân tăng huyết áp nên đi khám bệnh định kì, thầy thuốc sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề vì tăng huyết áp còn liên quan đến các bệnh khác, khi biết các bệnh khác người thầy thuốc mới giúp cho bệnh nhân có phương thức điều trị một cách tốt nhất tránh tình trạng ra hiệu thuốc tự ý mua thuốc điều này hết sức nguy hiểm.

Cách phòng bệnh tăng huyết áp

Để dự phòng bệnh tăng huyết áp hãy thực hiện một số biện pháp như sau:

- Giảm cân nặng xuống mức tiêu chuẩn vì đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa chỉ số vòng bụng và bệnh tăng huyết áp.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế uống rượu bia .

- Hạn chế ăn nhiều chất béo như mỡ động vật và các món ăn xào rán, các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng.

- Nên ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

- Nên thực hiện một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày trung bình từ 30-45 phút.

- Cuối cùng nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để theo dõi được tình trạng sức khoẻ của mình.

Theo VTV

 

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ bất ngờ nhận thiệp mời đám cưới của nữ bệnh nhân sau 6 năm

Bác sĩ bất ngờ nhận thiệp mời đám cưới của nữ bệnh nhân sau 6 năm

Y tế - 28 phút trước

Khi đang làm việc tại bệnh viện, bác sĩ Trần Trung Kiên bất ngờ nhận được lời mời đám cưới. Cô dâu là bệnh nhân được anh phẫu thuật 6 năm trước.

Cách ép tim, thổi ngạt cấp cứu người ngừng tuần hoàn

Cách ép tim, thổi ngạt cấp cứu người ngừng tuần hoàn

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Ngừng tuần hoàn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Kỹ thuật ép tim, thổi ngạt đúng cách sẽ giúp nạn nhân duy trì sự sống trong lúc chờ xe cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện bệnh nhân N.H.Đ (nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não) vẫn đang điều trị hồi sức tích cực.

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 13 giờ trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top