Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm bệnh tật sau bão lũ

Thứ hai, 08:19 19/07/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau các đợt mưa bão, lũ lụt, môi trường vệ sinh thường không đảm bảo, các loại bệnh tật, bệnh truyền nhiễm phát sinh mạnh. Nếu không phòng tránh kịp thời dễ phát triển thành dịch, tác động xấu lên sức khỏe con người.

 
Dọn dẹp sau bão

Theo BS Nguyễn Văn Doanh (Sở Y tế Ninh Bình), trong và sau mưa, lũ, lụt, vô số vi sinh vật gây bệnh hòa vào nước tràn ra làm ô nhiễm môi trường, lây lan mầm bệnh. Nếu không xử lý kịp thời nguồn nước, môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy bà con thấy nước rút đến đâu cần tổng vệ sinh ngay đến đó để nhà cửa nhanh sạch sẽ, khô ráo. Chủ động phòng các bệnh: Tiêu chảy, bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết...

Với những nơi chưa có nước máy thì cần thau, rửa, vệ sinh sạch sẽ giếng khơi, sát trùng bằng Cloramin B, phèn chua. Cố gắng quản lý tốt chất thải để hạn chế mầm bệnh lây lan. Ao tù, vùng nước đọng cần được khơi thông nhằm loại bỏ sự sinh sản của muỗi. 

Với vấn đề ăn uống, BS Doanh khuyến cáo các gia đình nên ăn chín, uống sôi. Thực phẩm cần được bảo quản chu đáo, tránh ôi thiu. Tuyệt đối không ăn rau sống, uống nước lã, không đi vệ sinh bừa bãi. Không nên tắm ở ao, hồ, sông vừa bị lũ, lụt. Nên đến trạm y tế để tiêm phòng những loại vaccine phòng bệnh đường ruột sau mưa lũ.

Với trẻ em, cần đề phòng 3 loại bệnh: Bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Dù ngủ trưa, hay đêm, trẻ em đều phải nằm mùng. Nếu ngồi học cần mặc quần dài để không bị muỗi đốt.
 

Cán bộ y tế dự phòng hướng dẫn người dân tẩm thuốc chống muỗi vào màn. Ảnh: TG

 
“Né” các bệnh về da

Theo bác sĩ Lê Quân (Trung tâm Bác sĩ Gia đình Hà Nội), các bệnh về da sau mưa lụt rất dễ mắc do thiếu vệ sinh, thiếu dịch vụ y tế, thực phẩm, nước uống... Hay gặp là bệnh “nước ăn chân” (nấm kẽ chân), gây lở, ngứa rát với triệu chứng đau ngứa rát. Do đó, sau khi lội nước, hãy lau khô kẽ chân. Nếu đã bị nước ăn chân, cần đến trạm y tế để được chữa trị.

Mưa bão bà con hay ở tập trung trong các lán, trại chật hẹp, môi trường ẩm ướt khiến nấm dễ phát triển trên da, nhất là vùng bẹn (hay gặp là lác, hắc lào). Bệnh này dễ lây truyền khi phơi chung khăn tắm, quần áo. Khi mắc bệnh cần tự giác đi khám bác sĩ để được chữa trị triệt để, đồng thời điều trị cho cả những người ở gần (chỉ 2-4 tuần là khỏi).

Bệnh ghẻ cũng dễ phát sinh và lây lan nhanh, rất ngứa về đêm. Vì vậy, cần đi khám sớm để được bôi thuốc trị ghẻ, tránh lây lan.

Bên cạnh đó, cơ thể suy yếu, vệ sinh da kém, ngứa gãi vì chấn thương... sẽ làm vi trùng ở da tăng độc tính, gây nhiễm trùng dưới da sinh nhọt, chốc lở... Do đó, cần giữ da sạch, tắm bằng xà bông diệt khuẩn hoặc thuốc tím pha loãng.
 
Phòng tránh dịch bệnh bùng phát

Theo Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), sau mưa bão, lũ lụt, các mầm bệnh lây lan rất nhanh, nguy cơ bùng phát dịch rất lớn. Trong khi đó, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, sức đề kháng giảm nên khả năng mắc bệnh rất cao. 

Đứng hàng đầu là tiêu chảy cấp tính, trở nặng và lây lan nhanh nếu không ngăn chặn kịp thời, nhất là với trẻ em nếu dùng nước ăn, uống không hợp vệ sinh. Bên cạnh đó là tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn, lỵ, E.coli, Campylobacter... liên quan đến vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và nước dùng trong sinh hoạt. Do đó, người dân cần ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn. Khi có người bị tiêu chảy cấp cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Ngoài ra, còn có thể bị nhiễm ký sinh trùng amíp (gây bệnh lỵ amíp), các loại giun sán... Đặc biệt dịp này dịch sốt xuất huyết đang phát triển mạnh ở một số địa phương, gặp mưa bão, ngập lụt càng dễ bùng phát.

Các bệnh viêm gan A, E cũng dễ mắc sau ngập lụt với hậu quả lâu dài, phức tạp do nguồn nước không an toàn, vệ sinh kém và nguy hiểm với phụ nữ có thai. Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa lũ cũng hay xảy ra bởi vi khuẩn Leptospira rất dễ dàng chui qua da và niêm mạc để vào trong cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nước ô nhiễm, một số bệnh khác cũng thường xảy ra như vết thương làm độc trên da, viêm da, bệnh tai mũi họng, bệnh viêm mắt... Vì vậy sau mưa bão, nhà tắm, cầu tiêu, bếp núc cần nhanh chóng được vệ sinh sạch sẽ.

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh

- Giếng ngập cần dùng phèn chua (1g/20 lít nước), hoặc Cloramin T hoặc B (1 viên/ 25 lít nước), hoặc vải sạch lọc nước dùng.
 
- Xử lý nhà tiêu bằng vôi bột và lấp đất dày khoảng 0,5m, lèn chặt.
 
- Xử lý xác súc vật chết bằng cách phun hóa chất diệt côn trùng, tưới dầu hỏa để chống loài ăn thịt, côn trùng xâm nhập, chờ nước rút thì đem chôn.
 
- Mọi người cần ăn thức ăn mới nấu, nhất là người già và trẻ em.
 
- Nên dự trữ nước sạch, thuốc sát khuẩn, phèn chua để làm sạch nước; Trữ đồ hộp, nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai (không bị ngấm nước) đề phòng nước ngập lâu. Dự trữ một số thuốc thông thường (cảm sốt, kháng sinh, đường ruột, thuốc nhỏ mắt (mũi), thuốc sát khuẩn, bông, băng, các loại thuốc chống tiêu chảy, kiết lỵ...) để dùng khi cần.
 
- Nơi hay ngập lụt cần có nắp và nilon bịt miệng giếng khơi, giếng khoan trước khi bị ngập.
 
- Ở vùng rừng núi và nông thôn, trong những ngày mưa bão bà con nên đi ủng khi ra ngoài để tránh bị điện giật.
 
(Theo Cục Y tế dự phòng và môi trường)
 
Uyển Hương
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 4 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 5 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 22 giờ trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Công thức "vàng" cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch

Công thức "vàng" cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch

Sống khỏe - 1 ngày trước

"Tầm 4h chiều là lúc cơ thể thèm ăn nhất sau khi đã sử dụng hết năng lượng từ bữa trưa và trải qua mấy tiếng làm việc căng thẳng nhất trong ngày. Những lúc "yếu lòng" này thường được vượt qua suôn sẻ nếu có sẵn ít trái cây, hũ sữa chua hay thanh yến mạch. Riêng tôi thường mang sẵn trong túi một hộp sữa tươi bổ sung ngũ cốc TH true MILK LIGHT MEAL".

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Top