Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách xử lý khi bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng

Thứ sáu, 14:19 22/08/2014 | Từ nhà đến viện

GiadinhNet - Ban đêm, những người thường có thói quen cởi trần, mặc áo hở, ngủ không mắc màn, mở cửa sổ dễ bị những con côn trùng lạ mặt tấn công. Chúng đậu vào các vùng da hở, không có áo quần che chắn trên cơ thể như vùng cổ, tay và cánh tay, vùng mặt.

Cách xử lý khi bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng    1
Ảnh minh họa

Những con thiêu thân có nhiều phấn, cơ thể bé nhỏ nên khó phát hiện. Một số loài côn trùng cánh cứng hay kiến khoang chứa nhiều độc tố. Khi cơ thể người tiếp xúc với chúng chỉ có cảm giác "buồn buồn" ở da và theo phản xạ tự nhiên (cả trong lúc ngủ và thức) lấy tay đập, miết vào vùng da đó. Hệ quả là xuất hiện vệt đỏ trên da. Vết này có thể là do tay miết côn trùng, không phải côn trùng đốt.

Khi côn trùng chết, độc tố ở thân chúng tiết ra rất nhiều gây nên phỏng rộp làm cho da đau rát như bị bỏng. Phỏng nước sẽ dần xuất hiện với các hình dạng tròn, dẹt, dài và có màu vàng đục lấm tấm chạy theo vệt đỏ ban đầu. Sau một, hai ngày chúng tự vỡ và đóng thành vẩy tiết. Những vẩy tiết đó sẽ tự bong da, nhạt màu dần hoặc chuyển sang màu đen, nâu, thâm lại sau khoảng 1 tuần. 

Nếu để tự nhiên, không điều trị thì mất vài ba tháng những dấu vết trên da do tiếp xúc với côn trùng mới hết. Chúng có thể để lại vết tích bằng các đám thâm, những đám trắng hồng từ vệt đỏ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý cho người mắc phải, đặc biệt là chị em nếu bị ở vùng tay hoặc cổ.

Cách xử lý khi bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng    2
Khi côn trùng chết, độc tố ở thân chúng tiết ra gây nên phỏng rộp làm cho da đau rát như bị bỏng, phỏng nước sẽ dần xuất hiện với các hình dạng tròn, dẹt, dài và có màu vàng đục lấm tấm chạy theo vệt đỏ ban đầu

Với những người sở hữu làn da quá mẫn cảm (do cơ địa), dễ bị mẩn đỏ khi tiếp xúc với vật lạ hoặc làm việc trong môi trường không phù hợp thì tiếp xúc với côn trùng có thể gây viêm da dị ứng.

Triệu chứng ban đầu của nó cũng như các trường hợp bị viêm da kích ứng như cảm giác đau rát, mẩn đỏ và rất khó chịu…. Tuy nhiên, sau một tuần, cảm giác ngứa và khó chịu không những không giảm mà ngày càng tăng, diện dị ứng lan rộng hoặc nhảy cóc nhiều chỗ, đi kèm là các mụn nước đỏ nhỏ, rất ngứa xuất hiện.

Sơ cứu khi tiếp xúc với côn trùng

Ban ngày, nếu côn trùng bám vào cơ thể thì đuổi chúng.

Ban đêm, nếu miết côn trùng thành vệt thì bôi hồ nước, dùng thuốc chống viêm da.

Không xát chanh, muối hoặc xà phòng vào chỗ da bị tổn thương. Rửa nhẹ nhàng bằng nước muối hoà loãng ngày 2 lần hoặc nước sạch để trung hòa hóa chất gây bỏng do côn trùng tiết ra, dùng các thuốc bôi làm dịu như kem kẽm, kem corticoid... Trường hợp nhiễm khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh. Nếu điều trị đúng và kịp thời thì chỉ trong khoảng 7 - 10 ngày là khỏi, không để lại vết sẹo.

Nếu bị diện rộng, nên đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng tránh

Không giết côn trùng bằng tay, không để da tiếp xúc với chất dịch do côn trùng tiết ra. Khi đã phát bệnh thì không nên chạm tay vào vùng thương tổn rồi chạm vào vùng da khác.

Tạo thói quen mắc màn trước khi ngủ, soi kỹ các góc màn để tránh côn trùng.

Cách xử lý khi bị viêm da do tiếp xúc với côn trùng    3
Có thể trồng một số loại cây có có khả năng "xua đuổi" côn trùng và tốt cho sức khỏe như là hương nhu, bạc hà...

Nên kiểm tra kỹ áo quần, khăn mặt, thau chậu, nước tắm trước khi sử dụng; kiểm tra giường chiếu trước khi ngủ để phát hiện những côn trùng ẩn nấp bên trong.

Để tránh tiếp xúc với côn trùng, nên đóng kín các cửa, làm cửa chống côn trùng hoặc dùng lưới ngăn côn trùng, buông rèm nếu bật đèn để chúng không bay vào nhà, nhất là vào mùa mưa bão, mùa gặt.

Có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại vào những nơi có nguy cơ cao côn trùng sinh sống.

Mặc quần áo dài ống, đội mũ, mang các đồ bảo vệ như: ủng, mũ, gang tay, đeo kính khi đến những nơi côn trùng phát triển: bụi cây, đống rác, đống củi, đống gạch, nhà bỏ hoang...

Giữ nhà cửa và môi trường đất, nước thông thoáng, sạch, phá bỏ các đống rác, gạch vụn, cỏ khô... Bỏ các vũng nước, các chậu nước, bồn nước không dùng đến, thả cá vào các bồn nước, bể nước để diệt bọ gậy. Trồng một số loại cây có có khả năng "xua đuổi" côn trùng và tốt cho sức khỏe như là hương nhu, bạc hà, oải hương, cúc vạn thọ, cỏ sả...

Những người từng bị dị ứng do tiếp xúc với côn trùng cần đặc biệt tránh xa côn trùng.

Lan Dương 

vulanthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, sốt ở trẻ em cũng giống nhiều triệu chứng khác như ho, chảy mũi, đau họng,... và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Y tế - 8 năm trước

Khối bướu sợi thần kinh mọc từ gáy dài xuống quá thắt lưng đã khiến người phụ nữ 61 tuổi ở Thanh Hóa không thể ngủ nằm.

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Xã hội - 8 năm trước

GiadinhNet- Hâm mộ DJ biểu diễn, một nam sinh chạy lên chụp ảnh kỷ niệm đã bị điện ở khu vực sân khấu giật tử vong ngay tại chỗ.

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Y tế - 9 năm trước

Dầu gió vốn được coi là “vật bất ly thân” đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Y tế - 9 năm trước

Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi...

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Y tế - 9 năm trước

Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Y tế - 9 năm trước

Vào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Y tế - 9 năm trước

Chế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Y tế - 9 năm trước

Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào.

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Y tế - 9 năm trước

Giác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.

Top