Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biến chứng do bệnh tay chân miệng: Cách phát hiện sớm

Thứ sáu, 08:48 30/07/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Một tác nhân mới rất nguy hiểm gây ra bệnh này là enterovirus 71 có thể gây biến chứng não, tim và gây tử vong rất nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

Biến chứng não khó nhận biết

Chân tay miệng xuất hiện ở miền Bắc

BS. Đoàn Xuân Tùng (Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc) cho biết, trung bình mỗi tuần có 3 - 4 em đến bệnh viện điều trị vì mắc bệnh chân tay miệng.
 
Hầu hết, các bệnh nhân đến điều trị đều có biểu hiện sốt, đau họng, biếng ăn và nổi ban có bọng nước.
 
Trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, gối, đùi có xuất hiện các bọng nước, cũng có trẻ bọng nước mọc ở miệng như lưỡi, nướu hay bên trong má.
 
P. Thuận
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Biểu hiện là các bóng nước. Bóng nước có kích thước từ 2 - 10 mm, màu xám, hình bầu dục, bóng nước xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau.
 
Bóng nước còn xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng làm trẻ đau và bỏ ăn. Có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

Khi nổi bóng nước, ngoài việc bỏ ăn, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng. Bóng nước này sẽ tự xẹp đi và tự khỏi sau 5 đến 7 ngày, nhưng nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận biết như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hốt hoảng, nói lảm nhảm, chới với run chi, co giật.
 
Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt rất cao, nôn ói nhiều, mạch nhanh, yếu tay chân, méo miệng. Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

Để phát hiện sớm biến chứng này, theo BS Trương Hữu Khanh, điều quan trọng là khi thấy trẻ có bệnh tay chân miệng (triệu chứng bóng nước ở tay, chân, miệng) thì cố gắng theo dõi sát trẻ ít nhất 8 ngày để phát hiện ngay các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng và mang trẻ đến bệnh viện.
 
Mặt khác nếu  thấy có những triệu chứng bất thường kể trên thì tìm xem trẻ có những bóng nước ở lòng tay, lòng bàn chân, gối, mông không? Nếu có thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Đối với trường hợp không có biến chứng thì có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau.
 
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan trong cộng đồng
Ảnh: Chí Cường

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Theo thống kê của các bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi dưới 3 tuổi. Tay chân miệng là bệnh dễ lây, lây rất nhanh qua đường tiêu hoá ở bé sống cùng nhà và nhóm trẻ sinh hoạt cùng nhà trẻ do siêu vi trùng gây bệnh lây lan qua tay, thức ăn đồ uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống. Mặc dù bệnh chủ yếu tấn công trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi, nhưng trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc.
Trẻ bị bệnh thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét.
 
Nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm: Sữa, cháo, bột dinh dưỡng, sữa chua, phô mai, bánh Flan... Trong trường hợp trẻ ăn ít hơn bình thường cần chia nhỏ bữa và cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
 
Phòng tránh bằng cách nào?

Theo BS Trương Hữu Khanh, hiện tác nhân enterovirus 71 gây nên bệnh tay chân miệng chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa hiện nay là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống bằng cách:

- Không nên cho trẻ bệnh đến trường học, nhà trẻ, chợ, hồ bơi;

- Rửa tay bằng xà bông và dưới vòi nước chảy trước khi ăn và sau khi đi tiêu; Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi;
- Tạo điều kiện để bé có chỗ ở thoáng mát;

- Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi mà chất tiết mũi họng của trẻ có thể bám vào bằng dung dịch sodium hypochlorite 0,5%.

- Không dùng chung các đồ dùng ăn uống.
 
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu:
 
- Sốt cao (từ 38,5ºC trở lên).
 
- Ói nhiều.

- Giật mình, hốt hoảng.
 
- Run chi.
 
- Yếu liệt tay hoặc chân.
 
BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi đồng 1
 

Việt Hùng
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 2 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 3 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

Top