Hà Nội
23°C / 22-25°C

Béo "quả táo" nguy hiểm hơn "quả lê"

Thứ tư, 17:09 12/10/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tổng điều tra dinh dưỡng mới nhất cho thấy, tỉ lệ béo phì, thừa cân ở nhóm 45 - 49 tuổi khu vực thành thị tới 9,9%.

Hà Nội, TP HCM là nơi có tỉ lệ người thừa cân, béo phì cao nhất, đặc biệt ở nhóm cán bộ công chức với 11% thừa cân, béo phì.
 
Chế độ ăn dư thừa

Nguyên nhân đầu tiên của béo phì là do chế độ ăn uống dư thừa vượt quá nhu cầu, hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Có đến 60-80% béo phì là do dinh dưỡng, các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông qua hệ thống thần kinh, các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng. Vào cơ thể, các chất protein, lipit, glucid đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ, nhất là người ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt. Chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ bị tăng cân mà không biết (nhất là khi ăn những thức ăn giàu năng lượng) bởi số calo rất nhỏ.

Ngoài ra, việc giảm hoạt động thể lực, thích sống tĩnh tại, xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại, lái xe cũng là nguyên nhân béo phì. Những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng, nhưng vì lý do nào đó, họ thay đổi lối sống, mức hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều cũng dễ trở nên béo phì.

Riêng với cán bộ công chức, sở dĩ lực lượng này có tỉ lệ thừa cân, béo phì cao là do thời gian ngồi văn phòng nhiều, thời gian dành cho các hoạt động thể lực ít. Tiến sĩ Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cụ VSATTP (Bộ Y tế- nguyên Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia) đã tóm lược các nguyên nhân chính khiến giới công chức văn phòng ngày càng béo phì là: Cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và phương thức làm việc. Do công việc quá bận rộn nên công chức thường sử dụng thức ăn nhanh, những món ăn có quá nhiều thức ăn động vật, lạm dụng rượu, bia, chưa kể bữa ăn giàu chất béo, ăn vặt nhiều, thường xuyên tiệc tùng... Công chức văn phòng còn làm việc nhiều với máy tính, ít vận động nên càng dễ bị thừa cân, béo phì. Nhóm người sử dụng xe máy, ôtô có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao gấp 1,7 lần những người đi lại bằng xe đạp hay đi bộ.
 
Béo kéo theo nhiều bệnh

Có hai kiểu béo là béo đàn ông và béo đàn bà. Béo đàn ông có hình dáng giống quả táo, béo "trung tâm" do mỡ tập trung quanh eo lưng. Béo đàn bà là kiểu béo hình quả lê do mỡ tập trung ở phần háng (béo phần thấp). Trong đó, kiểu béo đàn ông có nhiều nguy cơ đe dọa đối với sức khỏe bệnh tật hơn bởi béo phì không chỉ thừa cân nặng, mà còn tăng cả tỉ lệ mỡ của cơ thể, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây như mạch vành, đái tháo đường không phụ thuộc insulin, rối loạn lipid máu, tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, tăng huyết áp (do mạch vành), tiểu đường, rối loạn dạ dày ruột, sỏi mật, rối loạn chuyển hoá, bệnh viêm khớp xương mạn tính, gout...

Phụ nữ béo bụng còn gây bất thường về rụng trứng, tăng nội tiết tố nam và hormone nhạy cảm với tế bào ác tính. Ở phụ nữ mãn kinh nếu béo phì thì các nguy cơ ung thư vú, tử cung tăng lên, sau thời kỳ tiền mãn kinh còn bị đau khớp gối và nhiều hậu quả cơ học. Nam giới béo phì liên quan tới sự tăng các testosterol, estradiol, dẫn tới rối loạn hormone giới tính, bệnh ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt...

Sự tích lũy mỡ trong ổ bụng còn liên quan tới tăng glucose máu và kháng insulin... của bệnh đái tháo đường, làm bệnh sỏi mật tăng gấp 3 - 4 lần và càng tăng cao khi có mỡ nhiều quanh bụng, gây nhiễm khuẩn đường mật, viêm túi mật.

65-75% người tắc nghẽn thở trong khi ngủ là bị béo phì, mà nguyên nhân do béo tập trung phần cổ, gây chít hẹp sự lưu thông của khí và khó thở khi ngủ về đêm, buồn ngủ ban ngày, đau đầu buổi sáng, tăng huyết áp phổi, thậm chí giảm dịch não thất phải. Tuổi trẻ béo phì hay bị ảnh hưởng các biến chứng về mặt giải phẫu. Nghiêm trọng đó là bệnh Blount (một xương dị dạng do phát triển quá mạnh xương chày), có các bất thường nhỏ như đánh mạnh đầu gối là dễ bị bong gân mắt cá chân.

Bên cạnh theo dõi chỉ số khối cơ thể, cũng cần chú ý tỷ số vòng bụng/vòng mông. Khi tỷ số quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái đường... đều tăng lên rõ rệt.
 
Tổ chức Y tế Thế giới dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành (từ 20 - 69 tuổi) như sau: 
                        Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI =  --------------------
                         Chiều cao2 (m)
BMI = kg (trọng lượng cơ thể)/m.m (chiều cao). Dưới chuẩn BMI ít hơn 18,5. Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25. Thừa cân BMI từ 25-30; Béo - nên giảm cân BMI 30 - 40; Rất béo - cần giảm cân ngay BMI trên 40.

- Chỉ số BMI sẽ không chính xác với vận động viên, người tập thể hình (do các múi cơ luôn nặng hơn mỡ), cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.

- Nữ giới số đo vòng bụng trên 80cm, nam giới có số đo vòng bụng hơn 90cm là đã dư cân.
 
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm
 Viện Dinh dưỡng Quốc gia
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 21 phút trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 19 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Top