Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn uống thế nào khi điều trị ung thư?

Thứ hai, 09:19 28/12/2009 | Sống khỏe

Vượt qua quá trình điều trị bệnh ung thư chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là khi cơ thể đang chống chọi với những ảnh hưởng từ việc hóa trị và xạ trị. Điều này có thể làm bạn kiệt sức, mệt mỏi và không muốn ăn.

 
Để có đủ sức khỏe “theo đuổi” đếncùng quá trình điều trị, việc xây dựng chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm có ích cho cơ thể là vấn đề quan trọng cần lưu tâm. Vài cách sau đây sẽ giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn dù đang gặp phải những triệu chứng thật khó chịu.
 
1. Chán ăn:

Khi có cảm giác không muốn ăn, bạn rất dễ bỏ bữa. Để cơ thể vẫn có đủ dưỡng chất cần thiết, hãy thử những bí quyết sau:

- Ăn khi đói dù không ăn được nhiều.

- Lập thời gian biểu cho việc ăn uống và mỗi ngày, luôn ăn đúng giờ qui định.

- Ăn từng bữa nhỏ.

- Chuẩn bị sẵn thức ăn và đồ ăn vặt như trứng luộc, đậu… để bạncó thứ để “nhâm nhi” với đầy đủ dưỡng chất khi không cảm thấy đói hay không thể nấu ngay đồ ăn được.

2. Cảm thấy mệt mỏi:

Quá trình điều trị làm mất sức khiến bạn không muốn làm gì, kể cả việc nấu ăn hay thậm chí là ăn thứ gì đó. Trong trường hợp này bạn nên:

- Mua những phần thức ăn sẵn phù hợp (những loại thức ăn giàu dinh dưỡng dành cho người bệnh).

- Chọn thức ăn đặc, giàu calo.

- Có thể liên hệ nơi bán thức ăn có dịch vụ giao tận nhà để đặt hàng những món ăn cần thiết. Đây cũng là cách để bạn không phải bận tâm về chuyện nấu nướng, dành thời gian nhiều hơn cho việc điều trị.

3. Buồn nôn và ói:

Sẽ có lúc bạn cảm thấy khỏe và thèm ăn nhưng có khi nghe mùi hoặc nhìn thấy món ăn là cơn buồn nôn lại xuất hiện. Những cách sau đây sẽ giúp bạn vượt qua vấn đề này:

- Uống thật nhiều nước (đôi khi, nguồn gốc của việc buồn nôn là do quá trình điều trị làm cơ thể mất nước).

- Có thể uống nước mát (nước mát sẽ giúp làm dịu bao tử).

- Cho thêm gừng vào đồ ăn hoặc đồ uống vì gừng luôn là vị thuốc chữa chứng buồn nôn rất hiệu quả.

- Ăn thật chậm và không nên ăn tiếp khi đã có cảm giác no bụng.
 
Ảnh minh họa.

4. Đau, khô miệng và cổ họng:

Việc xạ trị ở khu vực đầu và cổ có thể làm thay đổi lượng nước bọt tiết ra trong miệng. Điều này làm miệng và cổ họng hay bị khô, đau, rát. Để đối phó với tình trạng này, hãy áp dụng những cách sau:

- Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày một lần để làm sạch miệng, loại trừ vi khuẩn gây đau họng.

- Uống nhiều nước để tránh mất nước.

- Ăn những bữa nhỏ và thường xuyên. Điều này buộc bạn phải nhai và hoạt động cơ miệng nhiều, giúp tiết ra nước bọt để rửa trôi vi khuẩn trong miệng.

- Chọn những thực phẩm, món ăn dễ nuốt như kem hoặc súp. Nếu thấy khó nuốt, thay vì dùng những món làm từ sữa, hãy dùng loại sữa ít béo, chẳng hạn đổi món kem thành món sữa chua ít béo sẽ giúp bạn dễ ăn hơn.

- Dùng bánh mì chung với dầu oliu hoặc thêm bơ, nước sốt vào món ăn cho dễ nuốt.

5. Thay đổi khẩu vị:

Khi phải điều trị bằng phương pháp hóa trị, cơ quan vị giác sẽ bị ảnh hưởng khiến bạn không cảm thấy ngon khi nếm món ăn. Nếu điều này xảy ra bạn cần:

- Cho thêm nước chấm hoặc nước sốt vào món thịt, cá.

- Để giảm bớt vị đắng chát trong miệng, hãy chọn các món có thịt nạc như thịt gà, cũng có thể dùng thêm đậu hũ, trứng hoặc bơ đậu phộng.

- Sử dụng đồ dùng bằng nhựa thay vì bằng kim loại.

- Điều quan trọng là bạn phải lắng nghe chính cơ thể mình và chỉ nên lựa chọn những món ăn mà bạn thấy dễ chịu khi ngửi hoặc nhìn thấy, đừng cố gắng ăn những thứ không thích.

- Tránh những món để lại mùi vị đậm (như các món cá).

- Làm dịu bớt những món có mùi mạnh như các món nhiều gia vị, quá ngọt hay mặn.

6. Những vấn đề về đường ruột:

Dù là tiêu chảy hay táo bón thì những rối loạn của hệ thống tiêu hóa là vấn đề phổ biến khi điều trị ung thư. Những điều bạn nên làm trong trường hợp này là:

- Uống thật nhiều nước, gồm nước lọc và nước trái cây để giúp rửa sạch ruột.

- Tránh những thức uống có chất caffeine vì chúng khử nước nên sẽ khiến cho “rắc rối” ở ruột trở nên trầm trọng hơn.

- Không dùng các món có nhiều chất béo. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Chúng có nhiều chất xơ nên có lợi cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Thay đổi lượng chất xơ trong khẩu phần. Nếu đang bị táo bón, cần ăn nhiều chất xơ hơn, ngược lại nếu đang tiêu chảy, cần hạn chế lượng chất xơ.

- Gọt vỏ và bỏ hạt của các loại trái cây trước khi ăn để cơ thể dễ tiêu hóa hơn.

- Tránh những thứ có nhiều hơi gas như kẹo cao su, đồ uống có gas, caffeine…
 
Theo Phụ nữ
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 16 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 21 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Top