Hà Nội
23°C / 22-25°C

An toàn cho trẻ trong ngày hè (4): Đề phòng ong đốt

Thứ ba, 07:16 14/06/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tai nạn ong đốt được coi là nặng nhất trong các loại côn trùng vì chúng không chỉ gây đau nhức, sưng nề mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

 
Dễ tử vong khi bị đốt ở đầu, mặt, cổ

Nghỉ hè, bé Giang (9 tuổi ở Thới Bình, Cà Mau) theo bà ra vườn hái rau, thấy tổ ong tưởng nhầm là tổ chim nên đã lấy gậy chọc và đã bị đàn ong vò vẽ bay ra đốt 36 nốt. Nhập viện địa phương, Giang đã hôn mê, khó thở, vàng da, vàng mắt, không có nước tiểu. Sau 48 giờ lọc máu và thở ôxy, bé Giang mới tỉnh.
 
Ong đốt có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ảnh: TL 
 
Theo TS.BS Bế Hồng Thu (Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai), ong vò vẽ rất hung dữ, một con có thể đốt nhiều nốt gây tổn thương da, sẹo ở vùng bị đốt, độc với cơ, thận, máu, dễ tử vong (đại gia súc bị đốt nhiều cũng có thể tử vong). Ong mật ngòi răng cưa, khi đốt vòi và một phần cơ thể ong sẽ bám trên da người để cơ quanh túi nọc tiếp tục co bóp tống nọc vào cơ thể nạn nhân thêm vài phút. Sau 20 giây ít nhất 90% lượng nọc được bơm vào cơ thể. Các loại ong không có hình răng cưa nên đốt xong ngòi vẫn nguyên vẹn và có thể đốt nhiều lần. Vết đốt gây sưng tấy, viêm loét (người có cơ địa dị ứng sẽ bị loét tại chỗ) và càng để lâu càng khó lấy được ngòi.

Cũng theo TS.BS Bế Hồng Thu, bị ong đốt sẽ đau nhói sau vài phút rồi chuyển thành đau rát bỏng, sưng nề, nóng đỏ, đau. Có thể bị đỏ da, phù nề quanh vết đốt 10cm, quá mức có thể  gây phù toàn bộ chi... Có thể gặp giữa nốt ong châm hoại tử trắng, xung quanh viền đỏ và sưng nề, sẩn ngứa. Nốt sần trên da có khi tồn tại đến 6 tháng. Ong đốt vào vùng đầu - mặt - cổ dễ gây phù nề thanh quản dẫn đến khó thở và tử vong nhanh do tắc nghẽn đường thở. Các triệu chứng cục bộ nặng nhất  khoảng 48 - 72 giờ sau khi bị ong đốt và kéo dài hàng tuần.
 
Xử trí khi bị ong đốt

Theo BS Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 TPHCM, trẻ bị ong đốt, cần theo dõi sát 6 giờ đầu và đưa đi cấp cứu sớm, nhất là khi nghi ngờ bị sốc phản vệ (nổi mề đay, than mệt, tay chân lạnh, mạch yếu hoặc không có mạch...). Trẻ bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết cũng nên đi cấp cứu ngay bởi nọc ong vò vẽ gây nhiều biến chứng nhất. Khi chăm sóc trẻ cần theo dõi lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu. Nếu trẻ tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu màu đỏ hoặc đen, vàng da, vàng mắt, khó thở, trẻ than mệt... là phải đưa trẻ nhập viện ngay.

TS.BS. Bế Hồng Thu khuyến cáo không nên chích, nặn bằng tay (vì có thể làm nọc độc lan ra, thấm sâu vào cơ thể, hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn). Tốt nhất là nên bắt và mang ong cùng bệnh nhân bị chính loại ong đốt đến bệnh viện để bác sỹ xác định loài ong. Trong trường hợp bị nhiều ong đốt, càng phải nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, gắp ngòi ong, uống thuốc kháng ngay. Hoặc can thiệp tích cực chống đau ngứa tại chỗ, chống sốc phản vệ (nếu có), cho thở ôxy, đặt nội khí quản làm thông đường thở và cần thiết sẽ lọc máu ngoài thận sớm để cứu tính mạng và không để lại di chứng về sau.

Theo BSCK II Phạm Thị Hiếu (BV Đa khoa Tràng An, Hà Nội), trong trường hợp chưa đưa được bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay, dân gian có một số biện pháp sơ cứu ong đốt như sau: Trét vôi tôi (vôi dùng để ăn trầu) vào chỗ bị ong đốt hoặc cắt đôi củ hành khô hoặc tươi xát vào chỗ bị ong đốt để chống viêm, giảm đau. Ngoài ra có thể dùng bã trà hoặc lấy rau sam, lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ cũng có thể giải nọc độc và giúp giảm đau. Sau đó theo dõi bệnh nhân, nếu vết ong đốt không bị sưng đau, phù nề nữa thì dùng nhíp kéo ngòi ong ra. Còn nếu bệnh nhân có biểu hiện sưng nề, nổi mề đay, mệt... cần đưa đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa ong đốt, cha mẹ cần dạy trẻ tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong vì chúng sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới. Khi thấy có tổ ong trong nhà, ngoài vườn... cần tránh xa và báo cho người lớn, không nên chọc, ném tổ ong.
 
Tránh bịong đốt
 
- Đi vào rừng tránh mặc quần áo sáng màu, sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,... có mùi thơm ngọt.
 
- Lỡ bị ong tấn công hãy bình tĩnh, che vùng đầu, bốc đất cát vung lên cao để xua ong đi (không dùng cành cây, quần áo xua vì ong càng bu lại).
 
- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa).
 
(Nguồn: Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai)
 
Uyển Hương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 3 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 14 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top