Hà Nội
23°C / 22-25°C

An toàn cho trẻ trong mùa hè: Giảm mối nguy từ say nắng

Thứ sáu, 08:30 17/06/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thời tiết nắng nóng gay gắt rất dễ khiến trẻ em bị say nắng. Nếu không đề phòng và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị tử vong.

Khi bị say nắng, cần chườm mát và cho uống nước osezol từ từ. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Cảnh giác với nhiệt độ xế chiều

Theo BS Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi TƯ, say nắng là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ trong mùa hè, nhất là trẻ lứa tuổi cấp 1, 2 hiếu động, chạy nhảy nhiều ngoài nắng. 

Thời điểm thường gặp say nắng là vào buổi giữa trưa, khi đó mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất và cũng là thời điểm có nhiều tia tử ngoại. Nguyên nhân là do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng, trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, một số bộ phận chức năng chưa phát triển hoàn chỉnh nên không thể điều hòa thân nhiệt kịp thời.

Ngoài say nắng, say nóng hay gặp ở trẻ hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, gây phản ứng viêm toàn thể, thân nhiệt rất cao, gây biến đổi tri giác, rối loạn thực thể. PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, lúc có nhiều tia tử ngoại. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, lúc có nhiều tia hồng ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng và có thể gây tử vong. Các biểu hiện ban đầu là vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó là các biểu hiện khác như: Chóng mặt, hoa mắt, mặt tái, mạch nhanh, chuột rút, tiểu ít, sốt cao, da niêm mạc khô, người bệnh li bì, giãy giụa... cuối cùng là hôn mê, co giật.

Theo các chuyên gia y tế, không chỉ hoạt động ngoài trời hay nhiệt độ cao mới dễ bị say nắng mà ngay cả việc mặc quần áo bó sát cho trẻ cũng dễ khiến trẻ say nắng vì quần áo bó sát sẽ cản trở sự thải nhiệt. Cho trẻ ở lâu trong chỗ đông người như đám tang, đám cưới hỏi, hội hè... cũng dễ khiến trẻ bị say nắng, say nóng.
 
Sơ cứu say nắng

Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên cơn co giật. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng đổ mồ hôi, da đỏ nóng và tăng thân nhiệt. Nguy hiểm hơn, một số trẻ rơi vào tình trạng không kiểm soát được hành vi, thậm chí mất ý thức. Say nắng có thể đến bất thình lình và làm cho sự mệt mỏi kéo dài nhiều ngày sau đó.

Khi trẻ bị say nắng, cần nhanh chóng đưa trẻ vào chỗ mát, tránh tụ tập xung quanh để không khí được thoáng đãng. Cởi bỏ quần áo trẻ, dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ. Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng khắp cơ thể rồi cho trẻ uống nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước sôi để nguội. Cho uống từ từ, ít một để tránh nôn. Ngay sau đó nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trong trường hợp trẻ sốt cao có thể đe dọa đến tính mạng, cần xử trí nhanh bằng cách đem nạn nhân đến chỗ râm, lau mát cho trẻ bằng nước mát hoặc nước lạnh và quạt. Nếu trẻ hôn mê, hãy nhúng trẻ vào nước lạnh để có cơ hội cứu sống. Nếu trẻ còn tỉnh, hãy cho uống một ly nước lạnh, sau 15 phút lại cho uống đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn. Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

BS Minh Hương, Giám đốc Trung tâm tư vấn y tế Minh Hương, nguyên BS khoa Nhi, BV Đống Đa, Hà Nội tư vấn: Dân gian có nhiều cách chữa say nắng như dùng cỏ nhọ nồi tươi, rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, vắt nước cốt cho nạn nhân uống. Hoặc bí xanh gọt vỏ, ép lấy nước, thêm muối, chia 2 - 3 lần cho uống; bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa nước nguội, thêm đường chia 2-3 lần uống...

Để phòng tránh say nắng cho trẻ trong dịp hè, BS Nguyễn Phương, BV Y  học cổ Truyền tư vấn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Chẳng hạn như bí đao có tính chất lợi tiểu, giảm viêm, giải nhiệt và thải độc. Quả mướp đắng có thể giúp cơ thể chống nắng gió, giải nhiệt. Chất xơ trong dưa chuột có thể giúp đường ruột thải ra những chất độc hại, hạ thấp lượng cholesterol. Bí đỏ giúp giảm viêm sưng, giảm đau... Một số loại rau quả khác có tính mát như cà chua, cà, xà lách, măng và rau có vị đắng cũng rất tốt cho cơ thể trẻ trong mùa hè.
 
Phòng tránh say nắng
 
Nên
 
- Đội mũ khi ra ngoài trời.
 
- Thường xuyên uống nước, ngay cả khi không khát, đặc biệt là khi trẻ ra nhiều mồ hôi.
 
- Mặc quần áo dệt bằng vải bông và tơ, lụa nhưng có màu nhạt.
 
- Thường xuyên tắm rửa cũng giúp cơ thể mát mẻ hơn trong những ngày hè.
 
- Tạo khuôn viên, cây xanh hoặc có lán trại nhằm tạo nhiều bóng dâm cho trẻ em chơi.
 
Không nên

- Để trẻ đi đầu trần ngoài nắng.
 
- Phơi nắng quá lâu.
 
- Ra nắng vào những lúc trời nắng cao điểm, nhất là giữa trưa.
 
Hà Phương Vy
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 17 phút trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Top