Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn tiết canh, đưa bệnh vào người

Thứ tư, 11:15 07/09/2011 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Theo khảo sát của phóng viên, khách vào các quán đa số gọi tiết canh, món chính lây bệnh liên cầu khuẩn lợn sang người.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư đã tiếp nhận hơn 40 bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn. Bất chấp cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh, việc ăn tiết canh, thịt lợn chưa chín vẫn chưa trở thành nỗi sợ đối với nhiều người.
 
Tiết canh: Cho tôi bát nữa!

Từ sáng sớm cho đến chiều hôm, các quán cháo lòng tiết canh ở Hà Nội không lúc nào thưa khách. Theo khảo sát của phóng viên, khách vào các quán này đa số gọi tiết canh, món chính lây bệnh liên cầu khuẩn lợn sang người.

Tại quán cháo lòng, tiết canh Lò Mổ (ở 298 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân) 7 giờ sáng là thời điểm đông khách nhất. Có mặt ở đây đúng 30 phút, chúng tôi đếm được 20 thực khách gọi món tiết canh. Món khoái khẩu đầy nguy hiểm này được chủ quán chế biến sẵn bày ngay trên mặt bàn chẳng cần che hay cho vào tủ kính.

Khi khách gọi tiết canh, chủ quán tay không nhúm ít lạc rang giã nhỏ rắc lên và phủ vài miếng gan lợn, nhanh nhẹn mang tới. Khách ăn tiết canh mỗi người mỗi ý nhưng tựu trung lại thì ...chẳng ai sợ mắc bệnh từ món này. Một khách hàng là nam giới, tuổi trung niên còn nói: "Ăn tiết canh cho... đỏ. Uống vài chén rượu vào là vi khuẩn chết hết ấy mà!".

Thậm chí, có người còn coi miếng ăn hơn cả mạng sống khi cho rằng: "Đời sống được là bao, giờ cứ hưởng thụ cái đã. Tiết canh lợn thì có làm sao, giờ người ta chỉ không ăn tiết canh ngan hay tiết canh vịt thôi". Bởi thế, có thực khách ăn hết một bát còn gọi thêm bát nữa vì... ngon quá.
 
Nhiều người dân vẫn còn thờ ơ với bệnh liên cầu khuẩn lợn.
Ảnh: KT

Đâu chỉ riêng phố Bùi Xương Trạch, trên khắp phố phường Hà Nội, quán cháo lòng tiết canh nhiều không đếm xuể. Khách ăn tiết canh hàng ngày thì cũng không thể thống kê được. Mất một ngày dạo qua phố phường, chúng tôi có trong tay các điểm có quán "lòng lợn tiết canh" nổi tiếng như quận Hà Đông, đường Bưởi, Lò Sũ, đường Lê Duẩn...

Thực tế là vậy, còn dưới đây là cảnh báo của cơ quan y tế.
 
Bệnh nhân tăng!
 
Nguy cơ tái nhiễm cao

Theo BS Nguyễn Hồng Hà, bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường có ba thể: thể viêm màng não giống như các viêm màng não mủ khác, thể nhiễm trùng huyết và thể thứ 3 là kết hợp cả hai. Bệnh nhân mắc bệnh ở thể nhiễm trùng huyết thường rất nguy hiểm vì diễn tiến nhanh thành nhiễm độc toàn thân gây suy đa phủ tạng khiến cho việc điều trị khó khăn và kéo dài. Đặc biệt, người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn đã được điều trị khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm.

Bên cạnh các nguyên nhân mắc bệnh ở trên, thời gian gần đây có nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân. Không loại trừ vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập vào nhiều loại thực phẩm khác và truyền bệnh cho người.
Theo BS Nguyễn Hồng Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, chỉ trong tháng 8 năm nay, bệnh viện đã tiếp nhận 9 trường hợp mắc liên cầu lợn. Số người mắc bệnh ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Sơn La. Nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, phát ban hoại tử nhiều trên da, sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp phải thở máy.

Nằm điều trị tại Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, bà Nguyễn Thị Tý, 77 tuổi ở Văn Giang (Hưng Yên) nhập viện ngày 3/9 trong tình trạng sốt, đau đầu, buồn nôn. Các bác sỹ chẩn bệnh bà mắc liên cầu lợn.

Trước đó, anh Bùi Văn T (46 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt liên tục, huyết áp tụt, đau đầu, buồn nôn, trên vùng da ở chân, tay đã xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử, sốc nhiễm khuẩn...

Bệnh nhân được điều trị sốc nhiễm khuẩn, kết quả xét nghiệm cho thấy mắc liên cầu khuẩn lợn. Sau gần 1 tháng nằm viện sức khỏe của anh đã dần ổn định, chức năng gan hồi phục nhưng vẫn tiếp tục phải lọc máu ngắt quãng để ổn định chức năng thận. Theo tiền sử, bệnh nhân nghiện rượu và thường xuyên ăn tiết canh.

BS Nguyễn Hồng Hà cho biết, các bệnh nhân vào viện trong tháng 8 hiện đã ra viện sau khi được điều trị tích cực. Bệnh viện mới tiếp nhận thêm một bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn vào khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp. Tính chung từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã ghi nhận hơn 40 ca nhiễm liên cầu lợn nhập viện.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Trưởng khoa cấp cứu và điều trị tích cực (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư) thì hầu hết bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc ăn thịt lợn chưa chế biến kỹ bao gồm cả tiết canh, nem chua, nem chạo, trong đó có khoảng trên 30% bệnh nhân hay ăn tiết canh.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương rách da nhỏ, vết trầy xước. Khi bị nhiễm bệnh thường có những triệu chứng điển hình của viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao... Ngoài ra có thể có biểu hiện nhiễm trùng huyết sốt cao, da xanh, mệt mỏi phờ phạc, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi...; sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da...

Theo các chuyên gia, để phòng bệnh, người chăn nuôi cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đeo găng tay, ăn uống, giết mổ, chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, những người có vết thương hở, bệnh ngoài da không nên tiếp xúc với lợn hoặc tham gia giết mổ, chế biến.

Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn ở nơi tin cậy, có đóng dấu kiểm dịch. Tuyệt đối không ăn thịt lợn và nội tạng lợn chưa nấu chín kỹ, tiết canh, nem chua, nem chạo. Không ăn thịt lợn bệnh hay lợn đã chết. Giữ vệ sinh và ăn chín là cách tốt nhất để phòng bệnh liên cầu lợn ở người. Nghi ngờ mắc bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.
 
Phương Thuận
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông Quảng Ninh lở loét, sẹo khắp người vì mồ hôi tiết ra mủ hiếm gặp

Người đàn ông Quảng Ninh lở loét, sẹo khắp người vì mồ hôi tiết ra mủ hiếm gặp

Y tế - 1 năm trước

GiadinhNet - Trường hợp bị viêm tuyến mồ hôi mủ là rất hiếm gặp, đặc biệt bệnh nhân này còn xuất hiện các sẩn cục, vỡ chảy mủ ở nhiều bộ phận trên cơ thể. 

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

Y tế - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngày 4/3/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã đại diện trao bằng khen của Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho 3 cử nhân Vật lý trị liệu thuộc khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, vì đã có đóng góp tích cực, tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội được chăm sóc, theo dõi ra sao?

F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội được chăm sóc, theo dõi ra sao?

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

PV Báo Sức khỏe và Đời sống đã tìm hiểu hoạt động của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động và Tổ COVID- 19 cộng đồng trong quản lý, theo dõi, giám sát F0 tại nhà.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

Theo chuyên gia, biến chủng mới đã lan rộng đến nhiều quốc gia và Việt Nam cũng khó tránh khỏi các trường hợp đi về từ nước ngoài mang theo biến chủng Omicron.

Bộ Y tế nói gì về việc tăng hạn sử dụng 2 lô vaccine Pfizer?

Bộ Y tế nói gì về việc tăng hạn sử dụng 2 lô vaccine Pfizer?

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tân Cục tưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân khẳng định 2 lô vaccine Pfizer số 124001 và 123002 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. Hai lô vaccine này tăng hạn sử dụng thêm 3 tháng so với hạn cũ.

Ngã vào xô nước, bé 14 tháng tuổi tổn thương não không thể phục hồi

Ngã vào xô nước, bé 14 tháng tuổi tổn thương não không thể phục hồi

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

Trong lúc không có người lớn bên cạnh, bé trai 14 tháng tuổi bị ngã chìm vào chậu nước. Khi được đưa vào Bệnh viện Củ Chi bé đã trong tình trạng ngưng tim ngưng thở.

Hải Phòng trưng dụng một số trường mầm non làm điểm cách ly tập trung

Hải Phòng trưng dụng một số trường mầm non làm điểm cách ly tập trung

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Việc một số trường mầm non và tiểu học, nhà văn hóa thôn tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng được trưng dụng làm điểm cách ly tập trung thời điểm này có thể đáp ứng khoảng 150 người đi từ vùng dịch về nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Thừa Thiên Huế liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Thừa Thiên Huế liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tính từ ngày 27/10 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Quảng Trị ghi nhận 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, có 1 ca cộng đồng

Quảng Trị ghi nhận 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, có 1 ca cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tỉnh Quảng Trị vừa ghi nhận thêm 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca cộng đồng.

Hà Tĩnh ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, 1 ca trong cộng đồng

Hà Tĩnh ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, 1 ca trong cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 4 trường hợp vừa mới ghi nhận mắc COVID-19 tại Hà Tĩnh có 1 ca trong cộng đồng. Trường hợp này là tài xế xe khách chạy tuyến Hà Tĩnh - Sài Gòn.

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

Y tế

GiadinhNet - Ngày 4/3/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã đại diện trao bằng khen của Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho 3 cử nhân Vật lý trị liệu thuộc khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, vì đã có đóng góp tích cực, tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Top