Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 trả lời về bệnh trĩ

Thứ sáu, 16:21 21/10/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Những băn khoăn về căn bệnh khó nói sẽ được giải quyết phần nào qua những câu trả lời dưới đây.

 
Đang cho con bú, có được uống thuốc chữa bệnh trĩ?

Tôi bị bệnh trĩ từ trước khi mang thai nhưng nhẹ, tôi đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị trĩ nội độ 3, sau khi sinh xong tôi bị nặng hơn, đi ngoài đau và ra máu rất nhiều. Tôi đã uống thuốc đông y, thuốc tây, rất nhiều loại nhưng khi hết dùng thuốc bệnh lại quay trở lại. Giờ con tôi được 7 tháng, tôi vẫn đang cho con bú, xin hỏi bác sĩ tôi phải uống thuốc gì để khỏi và có phải phẫu thuật không? Xin cảm ơn.
macvang_87

Trả lời: Trường hợp bạn đang cho con bú thì nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Đồng thời, bạn nên tránh các chất kích thích như rượu, bia, chè, café.. đồ ăn chua cay như ớt tiêu, và tăng cường vận động như bơi lội, đi bộ.
 
---
 
Đi cầu ra máu, có nguy hiểm?
 
Hỏi: Em tên Đức nhà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nay em 29 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi: Em sức khỏe bình thường, ăn được, ngủ được nhưng thỉnh thoảng đi cầu có hiện tượng lúc "đi" xong thấy có  máu tươi khi chùi. Bác sĩ cho hỏi em bị bệnh gì?
 
Vu Suc
 
Trả lời: Theo như bạn Đức kể thì những lúc bạn đi ngoài có dính máu có thể do bạn bị táo bón. Cách khắc phục tình trạng nay là bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh và quả chín như rau khoai lang, mồng tơi. Bạn cũng nên chịu khó luyện tập thể dục thể thao.
 
---
 
Bệnh trĩ, có thể tự điều trị?

Hỏi: Em năm nay 22 tuổi. Dưới hậu môn có một miếng thịt lồi ra ngoài. Mỗi lần em đi tiểu tiện rất khó khăn và nó làm em đau đớn. Có lúc rỉ máu. Em hỏi mọi người thì em được biết là bệnh trĩ. Em muốn đi khám bác sĩ để chữa bệnh nhưng em ngại vì không biết bác sĩ sẽ khám như thế nào? Kính mong bác sĩ cho em câu trả lời được không ạ! Vì em rất đau và thấy khó chịu mỗi lần như vậy, em muốn sớm trị hết bệnh.
 
Thuan Thi

Trả lời: Tốt nhất bạn nên khám bác sĩ, ngoài ra bạn có thể tham khảo cách điều trị nội khoa:
 
Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm pha một chút muối 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
 
Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch. T uy  nhiên, người bị bệnh cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng và sử dụng thuốc phù hợp. Không nên dùng thuốc bừa bãi, gây nhiều tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu.
 
Trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa và tất cả các hệ thống trong cơ thể. Do đó, cần phối hợp điều trị toàn diện, bệnh nhân cần dùng nhiều rau có tác dụng nhuận trường như diếp cá, khoai lang, rau má, đu đủ, mướp… uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ, các họat động thể dục thể thao cũng góp phần điều trị bệnh trĩ.
 
---
 
Các cách làm tiêu trĩ
 
Hỏi: Tôi bị trĩ hơn 4 năm nay. Hiện tại nó đã tạo thành búi nên mỗi khi tôi đi cầu mà rặn mạnh thì búi trĩ đó bị lòi ra nhưng không bị chảy máu. Mong bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và uống thuốc gì để tiêu trĩ.
 
bandoc...

Trả lời: Có ba hướng điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo: một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất; hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp này chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
 
---

Không đau, không ngứa là đã khỏi bệnh?
 
Hỏi: Tôi bị trĩ từ sau khi sinh em bé, cách nay khoảng 7 năm. Đi khám bác sĩ nói: Trĩ nội, độ 2, không cần cắt. Mới đây tôi đi cầu ra máu 2 ngày. Tôi uống 1 hộp Tottry, hết chảy máu, không đau, không ngứa. Xin hỏi tôi cần điều trị gì không?
phonglan

Trả lời: Tottry là thuốc điều trị cả trĩ nội, trĩ ngoại có tác dụng giảm đau rát, giảm tiết dịch ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát. Do vậy bệnh thuyên giảm. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị triệt để.
 
---

Ở TPHCM thì nên tới đâu để khám?
 
Hỏi: Tôi 32 tuổi, làm công nhân tại qu ậnGò Vấp. Khoảng 3 năm nay tôi thấy thỉnh thoảng hậu môn lòi ra gây đau mỗi khi đi ngoài kèm chảy máu nữa, mỗi đợt khoảng 5, 7 ngày rồi tự hết. Qua tìm hiểu tôi biết các triệu chứng đó là bệnh trĩ. Xin cho tôi hỏi muốn điều trị dứt tôi phải làm sao? Địa chỉ tin cậy là ở đâu? Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?

Nguyen Thuy

Trả lời: Hiện nay có ba hướng điều trị bệnh trĩ. Một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất. Hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả. Bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa. Bạn có thể tìm đến bệnh viên Chợ Rẫy gặp bác sĩ chuyên khoa.
 
---

Nguyên nhân gây trĩ?
 
Hỏi: Tôi năm nay 34 tuổi, nữ giới, độc thân, công việc của tôi là nhân viên văn phòng, cụ thể là làm việc với máy tính 8giờ/ngày. Tôi thường tập thể dục khoảng 30phút/ngày. Tôi bị bệnh viêm dạ dày cách đây 15 năm và bị bệnh trĩ cách đây 1 năm.

Triệu chứng của bệnh trĩ là: bị lòi ra ngoài hậu môn cỡ bằng hạt đậu, nhưng không thường xuyên, hôm nào trong người cảm thấy khỏe thì không bị, không bị chảy máu, hơi khó chịu một chút, lâu lâu thì hơi ngứa. Tôi có đã đến bệnh viện khám, kết quả nội soi là trĩ độ 2, sau đó tôi uống thuốc 2 toa khoảng 1 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉ định, và thường xuyên ăn lá dấp cá (ăn sống chung với thức ăn trong bữa ăn) khoảng 1 kg/tuần nhưng vẫn không thấy bớt.
 
Vậy cho tôi hỏi: bệnh của tôi bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Cách khắc phục, ăn lá dấp cá như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không và nó có tác dụng tốt cho bệnh trĩ không? Tôi có nên phẫu thuật để cắt búi trĩ đó không? Và cách chữa trị bệnh của tôi như thế nào ? Xin cảm ơn bác sĩ !
 
Huỳnh Thị Ái

Trả lời: Bạn đã bị trĩ độ 2 cần phải đi khám chuyên khoa sâu tại bệnh viện uy tín để có phác đồ điều trị cụ thể. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều nhưng có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau: Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng, u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh, yếu tố gia đình, di truyền, phụ nữ có thai, sinh đẻ, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước cũng dễ gây ra bệnh trĩ…..
 
Dấp cá là loại rau có tính hàn mát có tác dụng cho bệnh trĩ ,tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Việc có nên cắt búi trĩ hay không thì cần phải có kết quả kiểm tra và thăm khám mới có thể kết luận được. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
 
---
 
Nhu động ruột kém có phải là bệnh trĩ?
 
Hỏi: Em bị bệnh này từ 10 năm nay. Em đọc trên báo thì thấy nói là giống bệnh đại tràng kích thích. Nhưng bệnh của em không bị đi ngoài hay táo bón, mà chỉ là nhu động ruột kém. Em cảm nhận được là thức ăn trên đường qua ruột của em bị tắc lại ở một chỗ, lúc nào nhu động ruột được, thức ăn được đẩy qua chỗ bị co thắt thì thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu không nó cứ ứ lại một chỗ, bụng trướng phình lên rất khó chịu.
 
Những lúc em nhu động ruột được thì chỉ là khi em bắt đầu chìm vào giấc ngủ say – em cảm thấy đó là lúc thần kinh của em được thư giãn nhất. Em cũng có đọc báo thì em hiểu là bệnh của em do hệ thần kinh thực vật điều khiển chức năng nhu động ruột kém. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em khắc phục triệu trứng này và uống thuốc gì để khỏi.
 
Phuong Thuy

Trả lời: Bạn cần phải đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh sau đó mới có thể kê đơn thuốc cho bạn được. Việc này bạn không nên để lâu sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.
 
Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngay từ bây giờ bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào phần Gửi ý kiến của bạn ở phía dưới, hoặc địa chỉ: toasoan@giadinh.net.vn. Các bác sỹ của Phòng khám Medelab sẽ tư vấn và trả lời tất cả các câu hỏi về mọi lĩnh vực liên quan đến sức khỏe của bạn trong thời gian sớm nhất.

thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 3 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 19 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 19 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top