Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 "hiểm họa" khi đi giày cao gót thường xuyên

Chủ nhật, 10:36 17/01/2010 | Sống khỏe

Nhờ tác dụng tôn dáng, giày cao gót khiến phụ nữ trở nên quyến rũ và hấp dẫn hơn, song nếu sử dụng thường xuyên, đôi chân của bạn có thể phải trả giá đắt.

Theo PGS-TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, bàn chân người có cấu trúc vòm khiến trọng lượng cơ thể được phân bổ đều trên cả diện tích bàn chân.
 
Tuy nhiên, khi dùng giày cao gót, cơ chế này bị phá vỡ do giày cao gót thường xuyên có sự chênh lệch đáng kể độ cao đế giày và mũi giày. Điều này khiến đôi chân có thể gặp một số vấn đề sau:
 
Mọc gai xương gót

Khi đi giày cao gót, gót chân luôn ở vị trí cao hơn đáng kể so với mũi bàn chân do đó luôn phải trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Mô mềm gan bàn chân vốn có tác dụng như một giảm xóc cũng không chịu được tải trọng quá lớn dẫn đến tình trạng bị chấn thương kéo dài. Dần dần, xuất hiện hiện tượng gai xương gót, làm tổn thương vùng gót chân tăng lên đáng kể.

Biến dạng ngón chân

Mũi bàn chân – bộ phận phải chịu lực thứ hai sau cổ chân – đến lượt mình cũng phải hứng chịu phần đáng kể trọng lượng cơ thể, dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm các khớp bàn chân, ngón chân và biến dạng khớp.
 
Nếu giày cao gót có thêm yếu tố mũi nhọn thì rất dễ dẫn đến hiện tượng vẹo ngón chân cái (ngón cái chồng lên hoặc quặp xướng dưới ngón bên cạnh) và biến dạng (hoặc thoái hoá) các ngón chân còn lại ở mức độ khác nhau.

Trên thực tế, nhiều người bị vẹo ngón cái do giày cao gót mũi nhịn không thể đi lại được do quá đau đớn đã phải phẫu thuật tạo hình lại ngón chân cái để phục hồi chức năng và vận động cho bàn chân.

Thoái hóa sớm khớp cổ chân, khớp gối

Theo PGS Nguyễn Vĩnh Ngọc, có tới 50% người Việt Nam có dị tật chân (chân chữ bát, chân vòng kiềng). Điều này đồng nghĩa với việc diện tiếp xúc các khớp gối bị thu hẹp.
 
Khi đi giày cao gót lâu ngày, các khớp phải làm việc liên tục trong khi diện tiếp xúc ít dẫn tới tình trạng khớp bị lỏng lẻo và thoái hóa sớm. Điều này cũng xảy ra với cả khớp cổ chân. Chính vì vậy, người hay đi giày cao gót thường gặp hiện tượng đau, mỏi gối và mỏi chân.

Tổn thương da bàn chân

Khi đi giày cao gót, mũi nhọn, các ngón chân bị chèn ép và cọ xát liên tục, do đó ở các vị trí tiếp xúc giữa ngón chân với giày, da có thể bị đỏ, rộp, trầy xước, thậm chí có phỏng nước. Lâu ngày, vùng da bị tổn thương không còn mềm mại mà trở thành các vết chai dày, cứng. Các vết chai thường gặp ở gót chân, các ngón chân, nơi tiếp xúc trực tiếp với giày.

Sưng phù chân

Không gian chật chội của những đôi giày cao gót mũi nhọn khiến máu lưu thông kém, vì thế bàn chân thường hay có hiện tượng phù, gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
 
Để hạn chế bớt các tác hại của giày cao gót với sức khỏe đôi chân, bạn nên hạn chế tối đa việc đi giày quá cao. Chỉ đi giày cao gót trong thời gian ngắn trong các dịp lễ hội, tiếp đón chính thức, long trọng, đi đường. Còn khi đến cơ quan làm việc, nên đi giày mềm hay dép.
 
Không nên chọn giày quá chật, mà có độ ôm vừa phải, được làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho da vùng bàn chân. Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của đế giày là từ 2 – 4cm, đường kính 3 – 5cm.
 
Theo Thời trang Trẻ
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 16 phút trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 11 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 12 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 20 giờ trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Thông tin mới nhất vụ thanh niên ngừng tim trước vạch đích giải chạy Tây Hồ: Có tiền sử tăng huyết áp

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl.

Top