Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 điều cần “thuộc lòng” để phòng và trị bệnh sởi!

Thứ bảy, 16:39 19/04/2014 | Sống khỏe

Sởi là bệnh nguy hiểm, rất dễ lây. Dưới đây là những thông tin cơ bản từ WHO và các chuyên gia quốc tế về cách dự phòng bệnh và chăm sóc cho trẻ mắc sởi.

3 điều cần “thuộc lòng” để phòng và trị bệnh sởi! 1
Cơ chế lây truyền và biểu hiện của bệnh sởi

1. Các dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao, bắt đầu từ 10- 12 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút, và kéo dài từ 4 - 7 ngày.

Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể là dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu. Sau vài ngày, xuất hiện phát ban, thường là trên mặt và cổ.

Trong khoảng ba ngày, phát ban lan rộng, cuối cùng đến tay và chân. Phát ban kéo dài 5-6 ngày, và sau đó bay dần. Tính trung bình, phát ban xuất hiện sau 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút (trong phạm vi từ 7 đến 18 ngày).

Diễn tiến bệnh nặng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người thiếu vitamin A hoặc hệ miễn dịch yếu do nhiễm HIV/AIDS hoặc những bệnh khác.

2. Cơ chế lây truyền và kiểm soát lây truyền

Loại vi rút này rất dễ lây lan qua ho, hắt hơi, tiếp xúc gần gũi hoặc trực tiếp với dịch mũi, họng chứa mầm bệnh.

Loại vi rút này vẫn hoạt động và lây nhiễm trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong 2 giờ. Nó có thể được truyền từ người nhiễm bệnh từ 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban tới 4 ngày sau khi ban xuất hiện.

Ở trẻ trên 9 tháng hoặc người lớn chưa được tiêm phòng sởi tiếp xúc với bệnh sởi, việc tiêm phòng vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR) trong vòng 72 giờ ngay sau lần đầu tiếp xúc có thể dự phòng nhiễm bệnh một cách hiệu quả.

Sau 3 đến 7 ngày kể từ khi phơi nhiễm, immunoglobulin có thể dự phòng lây nhiễm.

Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi tiếp xúc với bệnh sởi, khả năng mắc bệnh sởi có thể giảm bằng việc dùng immunoglobulin trong vòng 7 ngày sau khi tiếp xúc. Sau đó nên chủng ngừa bằng vắc-xin MMR càng sớm càng tốt trước 12 tháng tuổi nhưng ít nhất là sau 3 tháng dùng immunoglobulin.

Người bị bệnh sởi nên được cách ly với những người chưa được chủng ngừa ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Họ nên ở nhà thay vì đến trường hoặc nơi làm việc.

Trẻ chưa được tiêm chủng tiếp xúc với người nhiễm bệnh nên được cách ly trong 14 ngày từ ngày đầu tiên xuất hiện phát ban ở trường hợp mắc cuối cùng mà trẻ tiếp xúc.

Trẻ chưa tiêm chủng đã được chủng ngừa trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với vi rút thì có thể trở lại trường học. Tất cả những trẻ suy giảm miễn dịch có tiếp xúc với bệnh nhân sởi nên được cách ly 14 ngày sau ngày đầu tiên xuất hiện ban đỏ ở trường hợp cuối cùng tiếp xúc.

Những người trưởng thành sinh từ năm 1966 trở lại đây rất dễ bị bệnh sởi. Trừ những người đã được xác định là từng nhiễm sởi, những người còn lại nên chắc chắn là đã được tiêm 2 liều vắc-xin, nếu không họ cũng có nguy cơ bị bệnh.

Chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà:

- Cho trẻ dùng paracetamol để giảm đau nếu cần. Bạn phải xem kỹ về liều lượng sử dụng. Sẽ nguy hiểm nếu bạn cho con dùng liều cao hơn liều khuyến nghị

- Không cho trẻ dùng aspirin

- Cho trẻ uống nước, nước hoa quả hoặc sữa thường xuyên để dự phòng mất nước. (Nếu con bạn không uống nước hoặc buồn ngủ, không nên ép trẻ mà hỏi ý kiến bác sĩ).

- Nhỏ nước muối để trị nghẹt mũi.

- Dùng bông tẩm ướt để làm sạch rỉ mắt. Thay bông mỗi lần lau. Lau nhẹ cho mắt từ trong ra ngoài

- Giữ trẻ ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi trẻ khỏe hẳn và trẻ có thể tới trường.

3. Chăm sóc và điều trị

Không có phương pháp điều trị kháng vi rút đặc hiệu cho bệnh sởi.

Có thể phòng tránh một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi thông qua chăm sóc tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, và điều trị mất nước với dung dịch bù nước và điện giải. Dung dịch này nhằm bù nước và các yếu tố thiết yếu khác đã bị mất do tiêu chảy hoặc nôn. Các thuốc kháng sinh cũng được kê để điều trị đau mắt, nhiễm trùng tai và viêm phổi.

Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Cụ thể, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bổ sung vitamin A cho tất cả trẻ em được chẩn đoán với bệnh sởi với liều lượng theo độ tuổi như sau:

• Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Tuổi 6-11 tháng: 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ

• Trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A: 2 liều đầu tiên theo tuổi, từ 2 đến 4 tuần sau đó bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi

Cách này nhằm phục hồi nồng độ vitamin A thấp khi mắc sởi, xuất hiện ở cả những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và có thể dự phòng tổn thương mắt và mù. Bổ sung vitamin A cho thấy giảm 50% số ca tử vong do sởi.

Bệnh sởi gây ra bởi một loại vi rút thuộc họ paramyxovirus. Vi rút sởi thường mọc trong các tế bào nằm sau cổ họng và phổi. Sởi là bệnh ở người và cho đến nay chưa thấy xuất hiện ở động vật.

Trẻ nhỏ chưa được chủng ngừa có nguy cơ cao nhất bị sởi và các biến chứng có thể dẫn tới tử vong, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin, những người không miễn dịch (người chưa được tiêm vắc-xin hoặc đã được tiêm nhưng không phát triển miễn dịch) cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Phần lớn các ca tử vong do sởi là do các biến chứng của bệnh. Các biến chứng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi. Phần lớn các biến chứng nghiêm trọng nhất gồm mù, viêm não, tiêu chảy nặng, mất nước, nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng hô hấp nặng như viêm phổi. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh cũng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng dẫn tới sảy thai hoặc sinh non. Những người đã mắc sởi một lần sẽ được miễn dịch suốt đời.

Theo Dân trí

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 8 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 19 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top