Hà Nội
23°C / 22-25°C

18 tuổi vẫn... tè dầm

Thứ hai, 14:14 29/11/2010 | Sống khỏe

"Mỗi lần cháu xem hài rồi phá lên cười là… tôi lại phải đi lấy quần cho cháu thay", cô N.T.T, 52 tuổi (ở quận Tân Phú), chia sẻ nỗi buồn và cũng là "bí mật" về cô con gái 18 tuổi.

Con tè “bậy”… mẹ hoang mang

Cô T. kể hồi nhỏ, cháu bị hẹp khúc nối bể thận với niệu quản gây khó khăn cho việc đi tiểu và đã được mổ để mở thông niệu quản năm lớp hai. Và sau đó thì gặp triệu chứng tè ra quần một cách không tự chủ như trên.

Hồi trước cháu nhanh nhẹn, học giỏi luôn dẫn đầu lớp nhưng vì “bí mật” trên, cháu học hành sa sút, ngại đến lớp, sợ tiếp xúc với mọi người, chỉ muốn quanh quẩn trong nhà. “Cháu đòi bỏ học nhiều lần. Gia đình động viên, ép buộc mãi nhưng cố lắm cũng chỉ hết lớp 10 là cháu nghỉ. Bây giờ gia đình không biết làm sao”, người mẹ ngân ngấn nước mắt.

Hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng kéo dài như con gái nhà chị T. nhưng chị Huyền, một phụ huynh ở quận 1 đang rất hoang mang vì cậu con trai 6 tuổi của mình mắc chứng tè dầm. Sau khi đi ngủ chỉ khoảng 1 - 2 tiếng, không kể ngày hay đêm là chiếc quần của cu cậu đã… ướt như chuột.

Chị dùng biện pháp mắng mỏ để cháu sợ vì nghĩ rằng trẻ nhỏ mải chơi nhưng gần đây, chị cảm nhận rõ tâm tính bé nhiều thay đổi. Nhiều hôm ngủ dậy là cháu bật khóc, nói một cách hoảng sợ: “Con tè ướt quần rồi”. Cô giáo cũng phản ánh, cháu thường xấu hổ, ngại tiếp xúc với bạn bè, sinh hoạt khép mình và luôn tỏ ra sợ hãi.

Cha mẹ cần kiên trì

TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp, Trưởng khoa Thận - Nội tiết, bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết: Nguyên nhân gây bệnh đái dầm vẫn chưa hoàn toàn được sáng tỏ. Bệnh có thể do tình trạng bàng quang của trẻ chưa trưởng thành hoặc do giảm bài tiết một chất nội tiết (còn lại là hóc môn) chống bài niệu vào ban đêm; cũng có thể do nguyên nhân tâm lý như trẻ bị người lớn la mắng, bị bạn bè tách khỏi nhóm, hay bị những ám ảnh lo sợ như thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ, bố mẹ ly dị… Ngoài ra, nguyên nhân tiểu dầm là di truyền từ cha hoặc mẹ.

Tiểu dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu đái dầm tiếp tục tiếp diễn ở trẻ lớn, đặc biệt là những trẻ trên 10 tuổi, sẽ gây cho các bé nhiều vấn đề tâm lý phức tạp. Khi đó các trẻ sẽ là tâm điểm bị bạn bè chú ý, chê cười, làm bé mất tự tin, căng thẳng, buồn rầu và dễ rơi vào mặc cảm. Lâu ngày, tâm tính bé sẽ trở nên thất thường, khó chịu, khó hòa nhập. “Tình trạng kèo dài sẽ ảnh hưởng xấu cho sự phát triển về sau của bé”,  BS Hiệp nhấn mạnh.

Theo bà Hiệp, các bà mẹ thường tỏ ra quá lo lắng về hiện tượng này nên thường la mắng trẻ nhưng như thế sẽ làm cho bé càng căng thẳng và tình trạng đái dầm có thể tăng thêm. Bởi thế, trước hết cha mẹ cần kiên trì, thông cảm và chú ý nhắc nhở con đi tiểu trước khi ngủ, không để bé uống nước 2 - 3 tiếng trước giờ ngủ.

Cha mẹ có thể dùng đồ hồ báo thức cho con đi tiểu, hoặc chú ý phát hiện những giọt nước tiểu đầu tiên để đánh thức trẻ dậy. Cách thức này hứa hẹn 70 - 80% thành công. Thêm nữa, chỉ cần 1 lần bé chiến thắng tè dầm thì đừng tiếc lời khen ngợi, mua quà thưởng cho con. Ngoài ra, cần tránh tác động yếu tố tâm lý với bé từ những cuộc cãi vã, quan hệ thầy cô, bạn bè…

Khi đã dùng các biện pháp trên mà trẻ vẫn tiểu dầm thì cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện để có cách điều trị hiệu quả.

Về trường hợp bé gái 18 tuổi con cô T, theo BS Hiệp, nếu việc kiểm tra kết quả lần mổ nối bể thận với niệu quản hồi nhỏ mà hoàn toàn bình thường thì nguyên nhân “cười là tè” của cháu là do tâm lý. Tình trạng này đã kéo dài nên ngoài việc động viên tâm lý cho cháu, gia đình cần đưa cháu đến các bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
 
Theo Dân Trí
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 15 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top