Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 thói quen giúp ngừa bệnh tiểu đường

Thứ sáu, 14:17 03/12/2010 | Sống khỏe

Chỉ cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống, bạn có thể giữ lượng đường trong cơ thể ở mức thấp, qua đó giúp bạn sống lâu hơn.

Kiểm soát hàm lượng đường glucose trong máu nghĩa là bạn đang kiểm soát cuộc sống của mình. Điều này không chỉ cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường mà thiết thực cho cả những người không mắc căn bệnh này.

Chỉ cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống, bạn có thể giữ lượng đường trong cơ thể ở mức thấp, qua đó giúp bạn sống lâu hơn.
 
 
Tập thể dục

Tập thể dục giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường. 30 phút rèn luyện thân thể mỗi ngày, như đi bộ hoặc khiêu vũ…, sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức độ thấp.
 
Ngưng hút thuốc lá

Cùng với gien và béo phì, thói quen “phì phèo” là một trong các tác nhân làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó dẫn tới bệnh tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị các biến chứng như mắc bệnh tim, đột quỵ…

Loại bỏ stress

Những lần bạn bị căng thẳng có thể kích thích sản sinh ra nhiều loại hormone làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy dùng một tách trà, đi dạo và hít thở sâu. Ngoài ra, chơi một nhạc cụ hoặc nghe nhạc, tập yoga có thể giúp đẩy lùi stress.

Giảm cân

Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể làm giảm việc tiếp nhận insulin, từ đó làm bệnh tiểu đường thêm tồi tệ. Khi bạn thừa cân, bạn lại cần bổ sung nhiều insulin. Tránh ăn quá nhiều hơn mức cần thiết.

Ngủ đủ giấc

Theo các chuyên gia, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể phản ứng giống như kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường.

Insulin có nhiệm vụ giúp cơ thể biến lượng glucose thành năng lượng. Khi xảy ra tình trạng kháng insulin, các tế bào không thể dùng hormone hiệu quả, dẫn đến lượng đường cao trong máu.

Ăn nhiều rau củ

Thực phẩm bạn ăn sẽ tác động lớn đến lượng đường trong máu. Thức ăn chứa carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu nên bạn cần giảm ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như bánh kẹo… Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin.

Uống đủ nước

Nước là liệu pháp giản đơn trị bệnh tiểu đường. Uống nhiều nước còn giúp máu lưu thông tốt và làm sạch dạ dày.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Xét nghiệm máu là biện pháp chính để kiểm tra bệnh tiểu đuờng. Giữ lượng đường glucose trong máu gần mức bình thường có thể giúp ngừa hoặc trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường như tổn hại mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
 
Tránh xa chất cồn

Chất cồn cung cấp nhiều calo. Bệnh nhân tiểu đường uống rượu bia có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Chăm sóc chân

Điều quan trọng không kém là bệnh nhân tiểu đường nên chăm sóc bàn chân cẩn thận và kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu gì bất thường như lở loét, sưng phồng, nhiễm trùng móng chân… cần điều trị ngay. Những vết lở loét này không được điều trị có thể dẫn đến cưa chân.
 
Theo Thanh Niên
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 18 giờ trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 19 giờ trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top