Hà Nội
23°C / 22-25°C

Viêm họng kéo dài kèm tức ngực, tưởng ung thư phổi hóa ra lại vì lý do không thể ngờ

Thứ bảy, 15:58 22/06/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thấy cổ họng bị đau rát, anh Hải nghĩ do viêm họng. Nhưng tình trạng kéo dài, anh còn cảm giác thức ăn kẹt trong thực quản, khó nuốt, đôi khi tức ngực. Anh rất sợ bị ung thư phổi nên đi tầm soát lại không tìm ra bệnh...

Cách đây 5 tháng, anh Hải (43 tuổi, Hà Nội, đã đổi tên) thấy cổ họng như bị rát, đau. Nghĩ uống bia kèm đá lạnh quá nhiều nên bị viêm, khàn giọng, anh Hải còn cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc.

Uống kháng sinh chống viêm mãi không khỏi, anh Hải càng khó chịu hơn khi thấy liên tục ợ nóng, tức ngực, đôi khi cảm giác này lan ra cổ họng. Lo bị ung thư phổi, anh đi chụp X-Quang tim phổi, nội soi đủ kiểu nhưng không phát hiện bệnh.

Viêm họng kéo dài kèm tức ngực, tưởng ung thư phổi hóa ra lại vì lý do không thể ngờ - Ảnh 1.

BS Lê Việt Khánh khám và tư vấn cho một bệnh nhân.

Sáng 22/6, anh Hải đến Bệnh viện Việt Đức khám để mong biết vì sao hay ợ chua, tiết nhiều nước bọt. Sau khi cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, BS Lê Việt Khánh, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức, cho biết, anh Hải bị viêm thực quản trào ngược.

Anh Hải rất ngạc nhiên, vì anh không hề nghĩ viêm họng lại liên quan thực quản. Trên thực tế, viêm họng, khàn giọng là một trong số dấu hiệu của bệnh này, rất nhiều người không nghĩ đến. Hầu hết bệnh nhân mắc chứng này đến viện khám dạ dày đều đã uống kháng sinh trị viêm họng dài ngày mà không đỡ.

Viêm họng kéo dài kèm tức ngực, tưởng ung thư phổi hóa ra lại vì lý do không thể ngờ - Ảnh 2.

Từ sáng sớm, đông bệnh nhân đến đăng ký tham gia chương trình khám, tư vấn miễn phí bệnh lý dạ dày thực quản

Theo BS Khánh, do dấu hiệu của bệnh lý này rất nghèo nàn nên đôi khi cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân thường chỉ quan tâm đến bệnh lý của đường hô hấp chứ ít khi chú ý đến bệnh lý của đường tiêu hóa. Chỉ đến khi bệnh nhân kể thường có các dấu hiệu như ợ hơi, ợ chua nóng ran, tức ngực, khó thở và có cảm giác đau rát ở giữa ngực... lúc này nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lý đường tiêu hoá, bác sĩ mới chỉ định nội soi thực quản, dạ dày.

Theo bác sĩ Khánh, trào ngược dạ dày có thể do căng thẳng, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, do viêm loét dạ dày… gây tăng tiết axit dịch vị kích thích trào ngược. Bệnh lý này cũng gặp khá nhiều ở nhóm đối tượng làm việc văn phòng (công sở), môi trường làm việc, học tập căng thẳng, áp lực.

Tại buổi khám và tư vấn miễn phí bệnh lý dạ dày, thực quản ngày 22/6 được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Việt Đức, rất đông bệnh nhân, trong đó không ít trẻ em, đến với các triệu chứng rối loạn chức năng tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày cấp, mãn tính; rối loạn ruột kích thích, đầy bụng khó tiêu... Có những em chỉ mới 7-10 tuổi đã có "thâm niên" nhiễm vi khuẩn HP vài năm, có táo bón mãn tính kéo dài, viêm dạ dày...

Theo TS Dương Trọng Hiền, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trung bình mỗi ngày khoa khám khoảng 20 trường hợp liên quan đến bệnh lý dạ dày, trong đó mỗi tuần có khoảng 5 trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Đa phần bệnh nhân đến khám với triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh cảnh viêm dạ dày cấp tính.

Viêm họng kéo dài kèm tức ngực, tưởng ung thư phổi hóa ra lại vì lý do không thể ngờ - Ảnh 3.

TS Dương Trọng Hiền khám cho một bé gái 7 tuổi mắc bệnh lý dạ dày

Hiện các bệnh lý về dạ dày thực quản gia tăng nhiều phần lớn do chế độ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm; sử dụng đồ uống kích thích, có cồn; stress trong công việc; sử dụng thuốc do điều trị bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp… gây nên rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc kéo dài hoặc dùng không đúng chỉ định.

TS, BS Dương Trọng Hiền cho biết, các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày thực quản… là những bệnh lý thường gặp nhưng dễ bỏ sót với các triệu chứng không điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau bụng, đau tức ngực, khó nuốt, ho kéo dài...

40% người trong độ tuổi lao động mắc bệnh lý này do tần suất thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và đặc biệt là việc gia tăng áp lực trong công việc. Trong đó, ban đầu mọi người chủ quan nghĩ chỉ là rối loạn chức năng tiêu hóa bình thường nhưng không ý thức để thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi ăn uống, giảm stress…

“Rối loạn tiêu hóa thường xuyên liên quan chế độ ăn uống hoặc do chế độ nghỉ ngơi. Đa phần cơ thể tự điều chỉnh và đi qua nhanh. Tuy nhiên khi tần suất gặp nhiều mà không được khám và giải quyết nguyên nhân cụ thể sẽ dẫn tới tổn thương thực thể, khiến việc điều trị khó khăn hơn”, TS Hiền nói.

Theo đó, nếu quá trình rối loạn tiêu hóa không được xử lý sẽ trở thành vòng xoáy bệnh lý. Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị trào lên khoang miệng làm mòn men răng, gây ê buốt răng, viêm họng mãn tính. Tổn thương ở thực quản viêm trợt nếu không điều trị kéo dài sẽ gây loạn sản, tổn thương dạng tiền ung thư. Với dạ dày - tá tràng, viêm cấp tính dễ điều trị nhưng nếu đã viêm mãn tính thì việc điều trị khó khăn hơn.

Võ Thu

v thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất về sức khỏe nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện bệnh nhân N.H.Đ (nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não) vẫn đang điều trị hồi sức tích cực.

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai 'đi lạc' trong ổ bụng

Y tế - 2 giờ trước

Ngày 28/3, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 72 tuổi (Hà Nội) có vòng tránh thai "đi lạc" trong ổ bụng.

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

6 thực phẩm không nên dùng khi uống rượu

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Một số thực phẩm khi dùng cùng với rượu có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày, thậm chí gây ngộ độc nguy hiểm…

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Top