Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao không ho, sốt vẫn dương tính với COVID-19 (nCoV)?

GiadinhNet - Tính đến nay ở nước ta đã có 16 trường hợp được xác định dương tính với COVID-19. Nhưng vì sao trong số bệnh nhân trên có trường hợp không hề có những biểu hiện lâm sàng trước đó?

Vì sao không ho, sốt vẫn dương tính với COVID-19 (nCoV)? - Ảnh 1.
Vì sao không ho, sốt vẫn dương tính với COVID-19 (nCoV)? - Ảnh 2.

Cách ly đang là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh nguồn lây bệnh ra cộng đồng. Ảnh: T.L

Nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau

Mới đây, Bộ Y tế vừa công bố trường hợp thứ 16 dương tính với COVID-19 (nCoV). Đây là cha của bệnh nhân N.T.D., công nhân trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc. Bệnh nhân không có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Nhưng ngày 11/2, ông thấy mệt mỏi thoáng qua, được cán bộ y tế ghi nhận, lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính. Trước đó, ca nhiễm thứ 13 cũng có xác định dương tính nhiễm COVID-19 mặc dù không có hiểu hiện bệnh, không ho, không sốt.

Việc những bệnh nhân dù không có biểu hiện bệnh vẫn dương tính với virus chủng mới này khiến cho nhiều người lo lắng khi người nhiễm COVID-19 chủng mới có khả năng lây bệnh cho người khác ngay cả khi bản thân họ chưa phát lộ những triệu chứng?. Chưa có biểu hiện bệnh cũng có thể lây nhiễm thì phòng tránh sao?

ThS. BSCKII Nguyễn Hồng Hà - Chuyên gia Bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam) cho rằng, người lành mang trùng là không có gì lạ. Có những người bị nhẹ, người bị nặng nên mọi người không nên quá hoang mang. Một trường hợp bị nhiễm virus sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau từ thể rất nhẹ không chú ý đến biểu hiện lâm sàng rõ hơn như có sốt, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi; có trường hợp thấy tổn thương trên phổi, nặng hơn suy hô hấp, tổn thương hạ huyết áp, sốc…

Điều quan trọng chẩn đoán trong giai đoạn này phải dựa vào yếu tố dịch tễ. Chẳng hạn, ca bệnh đó có yếu tố dịch tễ như có đến nhà chơi với trường hợp dương tính COVID-19, tiếp xúc gần với trường hợp giám sát không?… Nếu có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn, cần theo dõi những ngày sau. Nếu biểu hiện lâm sàng nhẹ và qua được thì đó là ca có biểu hiện lâm sàng nhẹ.

"Như vậy, xét nghiệm để tìm COVID- 19 giai đoạn này phải tập trung vào yếu tố dịch tễ rõ ràng, tức những người đi từ vùng dịch về, đặc biệt là Vũ Hán và những người tiếp xúc gần với người đã được xác định dương tính", ThS. BSCKII Nguyễn Hồng Hà cho hay.

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Văn Kính - nguyên giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cho hay, người nhiễm COVID-19 có biểu hiện nhiều thể lâm sàng. Người mắc có thể không biểu hiện triệu chứng, có thể có sốt nhẹ, ho nhẹ, rát họng. Thể điển hình nhất là biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi, đau họng, khó thở, có viêm phổi sau chụp X-quang. 

Thể nặng, người bệnh xuất hiện phù phổi cấp, tổn thương phổi, suy hô hấp. Người có diễn biến nặng có thể xuất hiện biến chứng tổn thương gan, thận. Đến nay đáng mừng là đa phần các trường hợp nhiễm COVID-19 mới chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ như sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không viêm phổi và tự hồi phục sau khoảng 1 tuần.

Nguyên tắc phòng bệnh

Thời tiết hiện nay ở miền Nam nắng ấm có thể khống chế lây lan và tiêu diệt sự phát tán của virus. Nhưng miền Bắc đang trong tiết trời thuận lợi của virus phát triển, nguy cơ dịch bệnh nhiều. Các loại corona virus thông thường ở người bao gồm 229E, NL63, OC43 và HKU1 thường gây ra các bệnh về hô hấp từ nhẹ đến trung bình, giống như bệnh cảm cúm vậy. Bất cứ ai đều có thể mắc và nhiễm các loại virus này trong hầu hết cuộc đời của họ. Tuy vậy căn bệnh chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn.

Triệu chứng điển hình bao gồm: Sổ mũi, ho, đau đầu, sốt nhẹ, đau, viêm họng; người mệt mỏi, mất sức. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản phổ biến ở những người già, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù không có biểu hiện bệnh nhưng COVID-19 vẫn có thể mắc nên mọi người cần chú ý. Đường lây cơ bản của COVID- 19 là đường tiếp xúc (tiếp xúc với bệnh nhân, với bề mặt có dịch tiết nhiễm virus), qua các giọt bắn… 

Theo đó, cách phòng bệnh chủ yếu là ngăn ngừa nguồn lây thông qua việc vệ sinh bề mặt, thường xuyên rửa tay, ngăn giọt bắn bằng khẩu trang (y tế) khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ COVID-19, khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi. Khi đến chỗ đông người, trên phương tiện giao thông công cộng… có thể đeo khẩu trang vải. 

Thay Ha - Copy

ThS.BSCKII Nguyễn Hồng Hà cho hay, triệu chứng của COVID-19 cũng tương đồng nhưng đây là virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc ngăn chặn virus chủ yếu do sức đề kháng của cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp ta chống lại virus một cách tốt nhất. Nếu bị mắc bệnh, sức đề kháng tốt hơn cũng giúp loại trừ virus, cơ thể chóng tự khỏi.

Điều quan trọng lúc này là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng người bệnh và điều trị biến chứng. Thực tế, các ca nhiễm COVID-19 tử vong thường kèm các bệnh lý nền chứ không phải do chính virus. Do đó, trong quá trình điều trị cần tập trung điều trị cả bệnh do virus và các bệnh nền.

 Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 21 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 22 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top