Hà Nội
23°C / 22-25°C

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày

Thứ tư, 09:00 03/04/2019 | Sống khỏe

Chúng ta uống nước hàng ngày và hầu như ít người quan tâm loại nhiệt độ nào là tốt nhất khi uống. Đây là phân tích của chuyên gia và bạn nên tham khảo để chọn cách uống tốt nhất.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 1.

Theo thông tin đăng trên báo Thanh niên Bắc Kinh (TQ), Bác sĩ Phó Dục, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh (TQ) cho biết, việc uống nước mỗi ngày thường sẽ được coi là chuyện đơn giản, chẳng ai phải quá bận tâm về nó.

Nhưng theo ông, uống nước đúng cách cũng có thể thay đổi tình trạng sức khỏe của bạn một cách đặc biệt.

Nếu người coi trọng nhiệt độ của nước uống, cũng có thể tạo ra được những giá trị nhất định cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều cây nước nóng ở khắp mọi nơi, nên nhiều người đã hình thành thói quen uống nước nóng. Nhưng ở một số nơi, người dân lại hình thành thói quen uống nước lạnh.

Trên thực tế, câu hỏi đặt ra là, uống nước nóng tốt hơn hay uống nước lạnh tốt hơn? Mỗi loại nước lại có những tác dụng riêng đối với sức khỏe, và đây là thông tin phân tích chi tiết để bạn lựa chọn loại nước thích hợp nhất với nhu cầu của mình.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 2.

Nước lạnh: 2-10 ° C

Nhiệt độ của nước lạnh thường là dưới 10 ° C và nước lạnh thay đổi tùy theo lượng nước đá, thường là 0 ° C. Loại nhiệt độ nước này rất khác với nhiệt độ cơ thể con người, vì vậy nó sẽ gây ra phản ứng sinh lý mạnh sau khi uống.

Sau khi nước lạnh vào cơ thể, tới các mạch máu trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày mà nước tiếp xúc sẽ nhanh chóng bị co lại, sự lưu thông máu cục bộ khi tiếp xúc với nước đá sẽ bị chậm lại.

Vì các mạch máu của đường tiêu hóa vốn dĩ đang chịu nhiệm vụ quan trọng là hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng, khi lưu thông máu chậm lại, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu.

Do đó, khi ăn, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10 ° C, vì nó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hóa yếu, có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa và các khó chịu khác.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 3.

Nước lọc mát: 20-30 ° C

Thông thường, chúng ta thường uống loại nước này là phổ biến nhất, đây là nước ở nhiệt độ phòng, không nóng, không lạnh, theo điều kiện thời tiết thời điểm đó, nhiệt độ chung là khoảng 20-30 ° C.

Nhiệt độ nước này thực sự là thích hợp nhất để uống. Trước hết, nước gần với nhiệt độ cơ thể con người, không làm kích thích đường tiêu hóa sau khi uống, và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, nước này được cho là hơi thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút, chúng sẽ cần được cơ thể "làm ấm" trước khi hấp thụ.

Theo nghiên cứu của Đại học Washington, quá trình "làm ấm" nước đến nhiệt độ cơ thể đòi hỏi phải đốt cháy calo.

So với những người uống nước lạnh, thì việc uống nước lọc (ở nhiệt độ phòng) có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với lượng calo của 1 quả trứng luộc, hai quả cam hoặc nửa bát cháo. Điều này có thể giúp ích dù không nhiều cho những người kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn kiêng và duy trì việc giảm cân.

Ngoài ra, sau khi bị bệnh, sốt hay tập thể dục, nhiệt độ nền của cơ thể sẽ tăng lên, và để duy trì nhiệt độ cơ thể và các chức năng sinh lý bình thường, mọi người phải giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách đổ mồ hôi. Trong lúc này, uống nước lọc sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể nhanh hơn, đồng thời bổ sung chất lỏng cho cơ thể.

Nghiên cứu y học thể thao Mỹ chứng minh rằng, uống nước lọc trong khi tập thể dục có thể duy trì ổn định nhiệt độ lõi tốt hơn và chơi thể thao sẽ cho kết quả tốt hơn.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 4.

Nước ấm: 40-50 ° C

Nước ấm, là loại nước mà khi chúng ta uống, nó có cảm giác ấm nhưng không nóng, thường là 40-50 ° C. Do bề mặt miệng và thực quản của chúng ta được bao phủ bởi màng nhầy, nhiệt độ sinh lý bình thường là 36,5-37,5 ° C và nhiệt độ ăn uống phải được duy trì ở 10-40 ° C để duy trì các chức năng sinh lý bình thường.

Nhiệt độ cao nhất có thể chịu được 50-60 ° C.

Nước ấm có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.

Y học Trung Quốc cho rằng nước có thể nuôi dưỡng âm, nhiệt có thể làm ấm và tăng dương trong cơ thể, từ đó coi nước ấm cũng là thứ rất tốt cho sức khỏe.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 5.

Nước nóng: 70-80 ° C

Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Ung thư Quốc tế đều cho rằng uống đồ uống nóng trên 65 ° C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Là sao để biết khi nào là nước trên 65° C, đó là nước sử dụng nước sôi để pha trà, mới chỉ để trong một thời gian mà đã uống ngay thì có khi nhiệt độ nước khoảng 70 ° C.

Súp/cháo/nước lẩu nóng vừa được lấy trong nồi lẩu là khoảng 80 ° C.

Nhiệt độ của cà phê pha bằng máy pha cà phê là khoảng 95 ° C. Do đó, "uống nước nóng" thực sự không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người ăn đồ nóng, cảm thấy miệng và lưỡi không thoải mái, phản ứng đầu tiên là không nhổ ra, mà chỉ nhai nhai vài lần trong miệng và nuốt, thực tế, đây là một thói quen rất xấu.

Điều quan trọng cần biết là các tế bào biểu mô trên bề mặt thực quản mỏng manh hơn nhiều so với khoang miệng và khi chúng ta nuốt đồ ăn uống nóng vào miệng mà không làm nguội trước thì sẽ làm cho thực quản bị tổn thương.

Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất bạn nên uống hàng ngày - Ảnh 6.

Trước khi uống nước, hãy thử chạm vào môi trước. Nếu môi bạn cảm thấy nước nóng, đừng bao giờ uống chúng, hãy chắc chắn rằng đồ ăn phải nguội hơn bạn mới nuốt vào.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 15 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top