Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ung thư vì mùi hương quen thuộc trong nhà

Thứ sáu, 06:29 05/05/2017 | Sống khỏe

Theo PGS Phương, tại bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp chồng hút thuốc lá nhưng vợ cũng nghiện bởi vì trong khói thuốc có nicotine gây nghiện.

Ung thư vì cái mùi quen thuộc

Bác sĩ Dương Minh Tuấn – Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, TP.HCM từng chia sẻ về trường hợp bà mẹ 54 tuổi chết vì ung thư phổi. Và nỗi đau để lại cho chồng và con bà đến suốt đời.

Câu chuyện về một người mẹ không may mắn bị ung thư phổi trở thành bài học cho rất nhiều gia đình. Mới 54 tuổi, người phụ nữ không hút thuốc nhưng lại được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối cách đây khoảng 6 tháng trước.

Khi nhập viện, bệnh nhân bị suy hô hấp, thể trạng suy kiệt nặng, đau đớn vì bệnh đã di căn đi khắp nơi, sự sống mong manh như ngọn đèn dầu trước gió. Người bệnh tâm sự với bác sĩ Tuấn rằng hoàn cảnh nhà nghèo, có ông chồng hiền lành và hai cậu con trai rất ngoan, nhưng cả chồng và hai con đều nghiện thuốc lá.

Lúc còn điều trị, bệnh nhân lúc nào cũng kể, 20 năm sống trong mùi thuốc mãi cũng thành quen, có ngày không thấy người thân hút thì mình lại thấy thiếu.

Bệnh nhân không biết rằng chính cái "mùi quen quen" đó là nguyên nhân gây ra căn bệnh chết người để dẫn đến sự chia ly vĩnh biệt của ngày hôm nay. Nhập viện được 5 ngày thì bệnh nhân bắt đầu đi vào hôn mê do rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hoá. Hồi sức tích cực thất bại, các bác sĩ lắc đầu.

Người chồng và hai cậu con trai ngày đưa bệnh nhân về, họ thổn thức và đau khổ tột cùng với nỗi ân hận không bao giờ dứt. Người chồng ôm vợ khóc: "Giá mà tôi không hút thuốc thì tụi nhỏ đâu có bắt chước để rồi bà phải chịu cực thay thế này?". Các bác sĩ nhìn cũng xót xa.


Vì thế, có những bệnh nhân không hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi. Họ không biết rằng trong gia đình có người hút thuốc thì những hạt bụi có chứa các hoá chất được phả ra từ đầu điếu thuốc. (ảnh minh họa)

Vì thế, có những bệnh nhân không hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi. Họ không biết rằng trong gia đình có người hút thuốc thì những hạt bụi có chứa các hoá chất được phả ra từ đầu điếu thuốc. (ảnh minh họa)

Chia sẻ với câu chuyện của người phụ nữ trên, PGS Phan Thu Phương – Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có rất nhiều phụ nữ không hút thuốc lá nhưng lại trở thành người nghiện vì hút thuốc thụ động từ chồng và người thân. Khi không có thuốc lá, họ thấy nhớ nhớ và thích ngửi mùi thuốc lá.

Vì thế, có những bệnh nhân không hút thuốc lá nhưng vẫn bị ung thư phổi. Họ không biết rằng trong gia đình có người hút thuốc thì những hạt bụi có chứa các hoá chất được phả ra từ đầu điếu thuốc. Nhiều người nghĩ rằng chỉ người hút thuốc lá mới hại. PGS Phương cho biết bà gặp nhiều gia đình chồng hút thuốc lá, vợ cũng nghiện theo, thiếu mùi thuốc lá cảm thấy không hưng phấn.

Đủ chất gây ung thư

Một nghiên cứu mới đây của chương trình phòng chống tác hại thuốc lá, tại Việt Nam, có 47,4 % nam giới và 1,4% nữ giới hút thuốc lá theo thống kê của Chương trình điều tra tỷ lệ hút thuốc lá trên người trưởng thành toàn cầu GATS năm 2010. Ở thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24, có 26% các cô cậu này đã làm quen với khói thuốc. Ở người lớn, trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen… Một người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 7.0000 lần trong 1 năm, và vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá.

Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn, chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn.

Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh (còn gọi là hút thuốc lá thụ động).

Đặc biệt, trong khói thuốc có nicotine là chất gây nghiên, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 – 3 mg nicotine, đây chính là hóa chất gây nghiện, hút vài lần là thèm và muốn hút nữa chính vì thế người hút thuốc thụ động cũng gây nghiện.

Theo Infonet.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 7 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top