Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ trường hợp bé sơ sinh da khô cứng nứt nẻ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý khi mang thai

Thứ sáu, 19:45 09/10/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Mắc phải căn bệnh Harlequin, một trường hợp bé sơ sinh mới chào đời đã có làn da khô cứng toàn thân, khuôn mặt biến dạng. Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý khó chữa và khi mang thai, thai phụ cần đặc biệt lưu ý điều này.


Vừa chào đời phải chịu đau đớn vì mắc bệnh lạ về da

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa rồi đã tiếp nhận một sản phụ sinh non tuần thứ 32, người dân tộc Dao. Thai phụ trong quá trình mang thai đã không đi khám, theo dõi thai kì hay thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Đứa con của sản phụ khi vừa chào đời đã có một cơ thể không được bình thường khi da khô toàn thân kèm những vết nứt sâu gây đau đớn. Em bé được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis, còn gọi là bệnh vẩy cá Harlequin.

Từ trường hợp bé sơ sinh da khô cứng nứt nẻ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý khi mang thai - Ảnh 2.

Em bé bị da khô cứng toàn thân. Ảnh BVSNQN

Trước đó, ở nước ta cũng đã từng ghi nhận trường hợp tương tự. Bệnh nhi M.A.T mắc bệnh Harlequin được ghi nhận tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Bé T được sinh non ở tuần thai 32, được điều trị tại bệnh viện với nuôi ăn qua ống thông dạ dày và truyền dịch. Khi xuất viện, bé đã được chuyển qua Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám chuyên khoa, được chẩn đoán mắc bệnh vẩy cá.

Vì mắc phải căn bệnh Harlequin Ichthyosis, những em bé như trường hợp trên phát triển da nhanh hơn 10 lần so với người bình thường. Để có thể sống sót, những đứa trẻ mắc bệnh da lạ này cần phải luôn giữ ấm cho làn da của mình.

Cậu bé Evan Fasciano ở Goshen, Connecticut (Mỹ) mắc phải căn bệnh Harlequin ichthyosis như hai trường hợp trên đã rất khổ sở trong sinh hoạt. Khi vừa mới sinh, Evan cũng được chẩn đoán mắc bệnh. Trong tuần đầu tiên, da của bé cứng dày đến nỗi không thể mở mắt.

Làn da rất dễ bị nhiễm trùng nên mỗi ngày cậu bé phải tắm 2 lần để chà sạch lớp da chết. Mỗi khi tắm xong, bố mẹ phải dùng kem dưỡng ẩm. Do làn da khô quá nhanh, cậu bé thường xuyên có nguy cơ mất nước, co giật và việc đóng mở mắt cũng gặp không ít khó khăn.

Những điều cần biết để tránh bệnh

Theo BS Đặng Hồng Duyên, Khoa sơ sinh (BV Sản nhi Quảng Ninh), Harlequin Ichthyosis là một dạng bệnh khô da như vảy cá. Bệnh cực hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 1/500.000. Bệnh do đột biến trong gen ABCA12 có vai trò vận chuyển lipid tới lớp da. Lớp da thiếu hụt protein ABCA12 khiến cho lipid không được vận chuyển ra ngoài mà lắng đọng trong màng tế bào làm lớp sừng ngày càng dầy, cứng.

Những đứa trẻ sơ sinh mắc bệnh Harlequin thường được bao phủ bởi một lớp da dày nứt nẻ thành từng mảng làm co kéo, biến dạng khuôn mặt, hạn chế việc thở, ăn uống… của bé. Thương tổn ở ngực và bụng có thể gây hạn chế các cơ hô hấp. Những trẻ này có nguy cơ cao bị khó thở, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt và mất nước.

BS Đỗ Xuân Khoát- nguyên Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện 198) cũng cho rằng, bệnh Harlequin là hình thức nghiêm trọng nhất của bệnh vảy cá khi các lớp sừng hình thành ở da trở nên cứng, nứt gây mất thẩm mỹ. Lớp da khô cứng này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như không nhắm được mắt; khó khăn trong ăn uống do môi bị kéo căng, hở miệng. Biến chứng nhiễm khuẩn phát triển ở các vết nứt da có thể khiến trẻ tử vong. Bệnh nhân cũng có nguy cơ mất nước, suy hô hấp…

Cho đến nay, việc điều trị bệnh chưa có phương pháp điều trị khỏi, phần lớn chỉ để khắc phục triệu chứng. Căn bệnh này có tính di truyền. Việc xác định gene giúp chẩn đoán trước bệnh qua phương pháp chọc màng ối để xét nghiệm, mở ra hướng điều trị hiệu quả hơn. Bởi vậy, để tránh những trường hợp không mong muốn, gia đình có tiền sử mắc bệnh da này cần đi khám, tư vấn kiểm tra tiền hôn nhân. Những trường hợp mang thai cần đi khám sàng lọc trước sinh. Trong quá trình mang thai, thai phụ cần phải tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc.

Các chuyên gia cho hay, những đứa trẻ mắc bệnh Harlequin trước đây hiếm khi sống sót trong những ngày đầu sau sinh. Nhưng với tiến bộ trong quá trình chăm sóc sơ sinh, trẻ mắc bệnh này được cứu sống và đã ghi nhận những trường hợp trưởng thành bình thường.

Bệnh chỉ ảnh hưởng da, thể chất có thể phát triển chậm nhưng không ảnh hưởng trí não nên người mắc vẫn sống bình thường. Điều quan trọng ở những em bé này là việc luôn phải giữ ẩm làn da. Đồng thời phải giữ vệ sinh tốt chống nhiễm trùng do nguy cơ bị nhiễm trùng cao, nâng cao thể trạng bằng dinh dưỡng đầy đủ.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 1 giờ trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 12 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Top