Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ cháu bé 5 tuổi phải cấp cứu đến những hệ lụy khôn lường khi tự ý dùng thuốc ho cho trẻ

Thứ bảy, 07:00 05/05/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet – Việc lạm dụng corticoid để điều trị ho đã để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Trường hợp cháu bé 5 tuổi (Sơn La) phải cấp cứu vì bị suy thượng thận vừa qua là một trường hợp điển hình.

Vừa qua, cháu bé 5 tuổi, ở Sơn La được gia đình đưa đến BV Nội tiết Trung ương khám vì có tình trạng béo phì, tăng 4kg chỉ trong thời gian ngắn, mặt nặng, mọc rậm lông vùng mặt và ria mép.

Tại đây, bác sĩ đã chẩn đoán bé bị suy thượng thận do sử dụng corticoid.


Sau khi điều trị, tình trạng của bệnh nhi đang dần được cải thiện. Ảnh: Dân trí

Sau khi điều trị, tình trạng của bệnh nhi đang dần được cải thiện. Ảnh: Dân trí

Người nhà cho biết, trước thời điểm nhập viện 4 tháng, bé D. bị ho, sốt, sau khi thăm khám, bé được chẩn đoán viêm tiểu phế quản đã điều trị nhưng chưa khỏi hoàn toàn. Gia đình đã tự ý đưa trẻ tới phòng khám tư và được cho tiêm corticoid. Sau khi tiêm trẻ đỡ ho nhanh nhưng xuât hiện tình trạng tăng cân nhanh một cách nhanh chóng và mọc lông ở vùng mặt và ria mép.

Theo các chuyên gia cho biết, việc sử dụng corticoid không đúng liều lượng, liều lượng cao, kéo dài không có những biện pháp hỗ trợ điều trị để giảm bớt các độc tính của thuốc, corticoid có thể gây ra rất nhiều các tai biến nguy hiểm cho người bệnh như: suy tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, xẹp đốt sống, gù vẹo cột sống, tăng đường máu, tăng huyết áp, teo cơ, rối loạn tâm thần, trầm cảm, đục thủy tinh thể, suy giảm chức năng miễn dịch gây nhiễm trùng cơ hội… đặc biệt khi việc lạm dụng corticoid lại xảy ra ở trẻ em sẽ làm chậm quá trình phát triển trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Cũng theo các chuyên gia, không tự ý dùng corticoid dưới mọi hình thức nếu như chưa có chỉ định từ bác sĩ, đồng thời khi thấy các dấu hiệu bất thường trong cơ thể cần đến kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín và theo đúng chuyên khoa, không nên dễ dàng nghe theo những lời mách bảo thiếu căn cứ.

Một số sai lầm khi trị ho cho trẻ rất nhiều mẹ đang mắc phải

Tự ý dùng thuốc

Rất nhiều người cứ thấy biểu hiệu của ho hay nóng, sốt… (giống bệnh lần trước) là tự ý mua thuốc theo đơn cũ về dùng. Ngoài ra, nhiều người còn tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, thậm chí kháng sinh mạnh để “dập” bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng này rất nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, dùng thuốc cho trẻ cần hết sức cẩn thận. Tốt nhất là cần thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân gây bệnh trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.

Tự ý dùng thuốc ngậm ho

Một số người khi thấy có triệu chứng ho hay viêm đau họng là tự ý mua thuốc ngậm. Thuốc ngậm tuy có khả năng làm dịu đi các triệu chứng viêm họng tức thì nhưng lại vô tình bỏ lỡ cơ hội được điều trị.

Việc phải ngậm thuốc liên tục như vậy khiến bệnh nhân ngày một lệ thuộc vào thuốc, không chỉ thế, nó còn khiến đờm bị ứ lại mà không tiết được ra ngoài, nếu lâu ngày sẽ biến chứng thành viêm đường hô hấp mạn tính, vừa nguy hiểm khó điều trị dứt điểm.

Tự ý dừng thuốc khi triệu chứng ho giảm


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một liệu trình của kháng sinh ít nhất phải kéo dài từ 5 đến 7 ngày hoặc có thể dài hơn do chỉ định của bác sĩ. Rất nhiều người khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm là tự ý dùng thuốc với suy nghĩ dùng nhiều gây hại.

Theo các chuyên gia, điều này vô cùng nguy hiểm, và đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh”.

Kiêng ăn khi trẻ bị ho

Nhiều người cho rằng những thực phẩm tanh như cua, tôm, thịt gà… là những món cần kiêng khi bị ho. Tuy nhiên lại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh vấn đề này. Việc quá kiêng khem lâu ngày dễ dẫn đến cơ thể thiếu chất, mệt mỏi, sức đề kháng kém dễ nhiễm bệnh nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, cần xác định nguyên nhân ho để có chế độ ăn hợp lý, những người ho nhiều đờm thì cần kiêng ăn nhiều đồ nếp, còn những người bị ho do hen suyễn thì cần tránh những thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, sữa bò…

Lời khuyên của thầy thuốc về cách cho trẻ uống thuốc an toàn

- Lưu lại một danh sách tất cả các loại thuốc mà bé đang dùng.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, để thuốc xa tầm tay của trẻ...

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: liều lượng sử dụng, thời điểm dùng thuốc, đối tượng không được dùng thuốc, phản ứng phụ có thể xảy ra, các tương tác thuốc...

- Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bé sau khi sử dụng thuốc thì phải báo ngay cho bác sĩ.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 việc cần làm khi bị hôi miệng

5 việc cần làm khi bị hôi miệng

Bệnh thường gặp - 6 phút trước

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, nguồn gốc xuất phát từ trong khoang miệng. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại có sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin D là một loại hormone mà cơ thể tạo ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đóng nhiều vai trò quan trọng trong, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng cơ và thần kinh, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể…

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 18 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 19 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 23 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Top