Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ phát ốm vì đang nắng chang chang lại mưa rào

Thứ ba, 08:16 16/05/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các chuyên gia khuyến cáo, thời tiết nắng nóng kèm mưa lớn là điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển và lây lan nhanh trong cộng đồng. Chúng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là ở trẻ nhỏ như: Sốt xuất huyết; tay chân miệng; các bệnh về đường hô hấp; bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa…

Các chuyên gia khuyến cáo, kiểu thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” rất dễ khiến trẻ nhỏ bị mắc bệnh, các bậc phụ huynh cần chăm sóc bé chu đáo. ảnh: Chí Cường
Các chuyên gia khuyến cáo, kiểu thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” rất dễ khiến trẻ nhỏ bị mắc bệnh, các bậc phụ huynh cần chăm sóc bé chu đáo. ảnh: Chí Cường

Nhập viện vì thời tiết “sáng nắng, chiều mưa”

Gần đây, thời tiết miền Bắc thay đổi thất thường với những đợt nắng nóng gay gắt đan xen với những cơn mưa rào bất chợt khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Kiểu thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” này cũng khiến không ít gia đình có con nhỏ phải lao đao vì mắc bệnh. Đơn cử, vợ chồng chị Ngô Thị Huệ (trú tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa phải thay phiên nhau xin nghỉ làm để chăm sóc cậu con trai 16 tháng tuổi bị sốt phát ban. Chị Huệ cho biết, bé nhà chị bắt đầu có dấu hiệu bị sốt cao trên 38 độ từ một tuần trước. Sau 2 ngày cho con uống thuốc hạ sốt và lau mát, bé chuyển sang bị phát ban ở cổ, quanh mặt rồi dần dần lan xuống bụng và toàn thân. Do đó, vợ chồng chị phải cho bé cách ly với môi trường bên ngoài cả tuần liền để điều trị bệnh.

Tương tự, thời tiết "đỏng đảnh" cũng khiến cô con gái 3 tuổi của chị Vũ Thị Hoa (quê Nam Định) phải nhập viện vì bệnh viêm phế quản tái phát. Chị kể: “Hôm ấy vì trời nóng quá nên tôi quyết định cho con đến hồ bơi để hạ nhiệt. Lúc hai mẹ con đi thì trời vẫn còn nắng chang chang nên tôi cũng không chuẩn bị áo mưa, chỉ mang áo chống nắng cho hai mẹ con. Đến khi đi được nửa đường trời bỗng dưng mưa to, mưa xối xả khiến tôi không kịp trở tay. Bị dính nước mưa, tối đến, cháu bị tái phát viêm phế quản, ho, sốt và quấy khóc cả đêm. Sáng hôm sau, tôi phải cho con vào viện để điều trị. Đúng là khổ vì thời tiết”.

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), mùa hè, nhiệt độ tăng cao, kèm theo những cơn mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, mầm bệnh, virus phát triển, kể cả các côn trùng như ruồi muỗi. Điều này dẫn đến nguy cơ lây lan cao các bệnh về đường hô hấp; bệnh liên quan đến tiêu hóa; bệnh từ muỗi như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết... Ngoài ra, viêm da, dị ứng cũng là các bệnh dễ mắc trong thời tiết oi bức mùa hè. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh trên do sức đề kháng còn yếu. Khi môi trường có sự thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ không kịp thích nghi dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh.

Chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết thay đổi

PGS.TS Bùi Văn Huy cho biết, các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm phế quản, viêm xoang… là những bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ trong mùa hè. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần lưu ý đến bệnh tay chân miệng ở trẻ. Khi trẻ bị bệnh thường có biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú. Sau đó, xuất hiện các vết mẩn ở tay, chân hoặc miệng hay thậm chí ở cả tay chân miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng như viêm não, viêm tim, viêm phổi, rất nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, nắng nóng kèm mưa là điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển, trong đó đáng chú ý là loài muỗi. Do đó, sốt xuất huyết là một trong những bệnh trẻ nhỏ dễ mắc trong điều kiện thời tiết như hiện nay. Biểu hiện của bệnh thường là sốt, đau đầu, đau mỏi người, có thể xuất hiện nốt chấm xuất huyết. Có nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng đã bị biến chứng nặng như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, thậm chí nôn ra máu, rất nguy hiểm và gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Theo PGS.TS Bùi Văn Huy, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm cũng là những bệnh thường hay gặp khi thời tiết nắng nóng kèm mưa bất thường. Nguyên nhân chính là trẻ nhỏ ăn uống không bảo đảm vệ sinh, ăn phải đồ ôi thiu hoặc vệ sinh cá nhân không đầy đủ và không đúng cách…

Do đó, để phòng tránh các bệnh trong điều kiện thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để nâng cao sức đề kháng chống lại các virus, vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, phụ huynh nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay hàng ngày bằng xà phòng, xà bông có khả năng diệt khuẩn để nâng cao khả năng phòng bệnh cho trẻ.

Mặt khác, cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi và uống đủ lượng nước cần thiết. Hạn chế cho trẻ uống nhiều các loại nước ngọt đóng chai, nhất là các loại nước có gas. Hơn nữa, trong điều kiện các loại vi khuẩn, nấm mốc dễ sinh sôi, phát triển, phụ huynh nên chú ý đến việc vệ sinh ăn uống của trẻ. Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn bảo quản quá lâu trong tủ lạnh hoặc ăn các loại thức ăn bày bán tràn lan ngoài vỉa hè, lề đường, nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

Ngoài ra, phụ huynh nên giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ để hạn chế “nuôi” mầm bệnh trong nhà. Đồng thời, mùa hè, thời tiết buổi sáng thường khá dễ chịu, bố mẹ có thể cho trẻ đi bộ gần nhà vừa hít thở không khí trong lành, vừa giúp trẻ có thể hấp thụ tốt nhất lượng vitamin D. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, cũng nên hạn chế cho trẻ đến nơi tụ tập đông người để tránh bị lây nhiễm bệnh.

Hơn nữa, không cho trẻ chơi đùa hoặc vận động quá lâu dưới trời nắng vì có thể khiến trẻ mệt mỏi. Khi đó, các lỗ chân lông dãn nở làm trẻ tiết nhiều mồ hôi, nếu chẳng may bị dính nước mưa, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, trong thời tiết mùa hè, bố mẹ nên cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ nhàng, tránh những trò dùng quá nhiều sức. Mặt khác, khi trẻ vừa chơi đùa ngoài trời nắng, bố mẹ không nên tắm ngay cho trẻ mà phải để trẻ nghỉ ngơi “hồi sức”, tránh để trẻ bị cảm lạnh, gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Không nên cho trẻ nằm điều hòa quá nhiều

Theo PGS.TS Bùi Văn Huy – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), nếu trẻ nhỏ nằm điều hòa cả ngày kéo dài có thể gây nên các bệnh đường hô hấp vì khi đó, các niêm mạc mũi của trẻ dễ bị khô, yếu, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập. Do đó, với những gia đình có điều hòa, ban đêm, nếu nhiệt độ ngoài trời dịu mát, bố mẹ không nhất thiết phải sử dụng thiết bị này, chỉ nên bật điều hòa khi thời điểm nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, còn thời điểm mát hơn thì nên mở cửa thoáng. Nên để nhiệt độ phòng từ 27-29oC, không để chênh lệch nhiều quá so với môi trường để tránh trường hợp trẻ bị sốc nhiệt.

Mai Thùy

Cách làm bánh mì đen ngon tuyệt tốt cho sức khỏe

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 4 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 9 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cơ thể nữ giới luôn thay đổi, nhưng đôi khi những thay đổi lại là dấu hiệu bệnh ung thư ở phụ nữ.

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Top