Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nuốt dị vật, khi nào thì nội soi?

Thứ ba, 11:00 05/06/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Khi phát hiện trẻ nuốt phải dị vật, các bậc cha mẹ thường có tâm lý rất hoang mang, lo sợ. Đưa con đến viện, không ít người khẩn thiết chủ động đề nghị bác sĩ phải lấy ngay dị vật ra khỏi cơ thể con mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải trường hợp nào, can thiệp lấy dị vật cũng là cách tốt nhất cho trẻ.


Hình ảnh dị vật được nội soi gắp ra từ cơ thể bệnh nhi, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (ảnh do Bệnh viện cung cấp).

Hình ảnh dị vật được nội soi gắp ra từ cơ thể bệnh nhi, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (ảnh do Bệnh viện cung cấp).

Nuốt dị vật thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi

Mới đây, các bác sĩ Khoa Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vừa cấp cứu một bé trai 1 tuổi, quốc tịch Úc, nhập viện ngày 20/5 do nghi ngờ hóc dị vật sau ăn.

Theo người nhà bệnh nhi, trước khi nhập viện một ngày, sau khi ăn trẻ bị ho sặc sụa, thở rít nên đã được người nhà chuyển thẳng đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định nội soi tìm dị vật đường thở cho bé trai. Sau gần 10 phút nội soi, ê kíp phẫu thuật đã gắp ra được dị vật là đầu hạt ngô trong khí quản của bé trai.

Đầu tháng 5, bé N.X.D (5 tuổi, ở Bình Thạnh, TPHCM) do nuốt một viên sỏi ở hồ cá nên mẹ bé phải đưa con đi đến Bệnh viện Nhi đồng TPHCM khám gấp. Chị mong muốn rằng con mình phải được nội soi gắp dị vật ra ngay. Tuy nhiên, sau khi khám, chụp chiếu, các bác sĩ đề nghị chị đưa bé D về nhà theo dõi 2 ngày, hi vọng viên sỏi bé nuốt phải sẽ… tự đào thải ra khỏi cơ thể. Mẹ bé D rất lo lắng, sợ rằng viên sỏi làm “mưng mủ”, tổn thương đường tiêu hoá non yếu của bé, dù bé D chưa có biểu hiện đau bụng, nhưng bác sĩ vẫn cho bé về “tự theo dõi”.

Cách đây không lâu, một bé gái 4 tuổi ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) do nuốt phải cây kim dùng để lấy tuỷ răng (một đầu nhọn, một đầu có cán) nên phải đi viện gấp. Dị vật đã đi qua dạ dày và có thể gây nguy hiểm, có thể đâm thủng bất cứ vị trí nào của hệ tiêu hoá và gây nhiễm trùng, viêm phúc mạc, gây nguy hiểm tới tính mạng. Sau 24 giờ, bệnh nhân đã đi đại tiện ra dị vật, do đó, không phải can thiệp phẫu thuật nội soi…

Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Thực tế là bất kì vật gì nhỏ có thể đi qua được vùng hầu họng cũng có thể bị nuốt vào. ThS.BS Lê Thanh Chương, Khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: “Mỗi năm Bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện do hóc dị vật, có tuần tới 4-5 ca… Dị vật thường là đồng xu, đồ chơi, cúc áo, bi sắt, đồ ăn. Đặc biệt một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, đinh ghim… đe dọa gây thủng thực quản gây nguy hiểm đến tính mạng”.

Khi nào được nội soi gắp dị vật?

Khi nuốt phải dị vật, dị vật có thể đi vào hầu họng, thực quản, dưới thực quản, đi vào đường tiêu hoá… Trong đó, khoảng 60% dị vật bị mắc lại ở khu vực hầu họng (thường là ở ngang hoặc ngay dưới mức cơ nhẫn hầu). Dù rất dễ “dính chưởng” như vậy, nhưng mỗi bé lại có cách xử trí khác nhau. Có bé nội soi được, có bé phải vừa nội soi vừa mổ hở, có bé thì theo dõi… Trong đó, các bác sĩ cho biết, nội soi là một thủ thuật tương đối an toàn với người có kinh nghiệm, nhưng tốn kém, do đó nên tránh thực hiện khi không cần thiết.

Theo các bác sĩ ĐH Y Hà Nội, phần lớn các dị vật sẽ đi qua ruột và ra ngoài cùng với phân (những thứ đến được dạ dày có 80-90% cơ hội được thải ra ngoài, không phải can thiệp phẫu thuật, nội soi). Tuy nhiên, bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ theo dõi bé trong vòng vài ba ngày. Một số ít dị vật có thể gây tổn thương cho đường tiêu hóa hoặc gây tắc ruột. Bệnh nhân nuốt các dị vật thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể có các triệu chứng khác nhau, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng do tắc ruột cao hoặc bít tắc đường thở.

Nội soi cấp cứu là bắt buộc trong trường hợp có tắc nghẽn đường thở hoặc có biến chứng nặng. Nếu một người có bệnh sử rõ ràng của việc nuốt phải dị vật, như tăm xỉa răng, hoặc nắp chai, vòng nhôm… nội soi lấy dị vật là lựa chọn phù hợp vì khả năng bị biến chứng rất cao. Việc chỉ định nội soi khi dị vật là các vật sắc, không cản quang, dài, hoặc nuốt nhiều vật hay nuốt vật có nguy cơ cao gây tổn thương thực quản (như loại pin cúc áo). Nội soi cũng được chỉ định khi dị vật dạ dày hoặc đoạn gần tá tràng có đường kính trên 2cm, dài trên 5-7cm; hoặc dị vật méo mó, dễ làm thủng/giãn, ví dụ như kim băng đang mở…

Một số bé, khi dị vật nằm ở vùng dạ dày, tá tràng, bác sĩ chỉ định kết hợp cả hai kỹ thuật nội soi và mổ hở. Điều này áp dụng với bệnh nhi nuốt dị vật kích thước rất nhỏ, nhọn, đang gây áp xe nhiễm trùng. Bác sĩ phải nội soi để gắp dị vật ra trước, sau đó mới phẫu thuật làm vệ sinh ổ nhiễm trùng.

Đối với dị vật đường thở, theo BS Lê Thanh Chương, mọi lứa tuổi đều có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Khi bị sặc, hóc dị vật, nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng ho ra máu, gây viêm nhiễm hoặc áp xe quanh dị vật. Nguy hiểm hơn, khi bị sặc, dị vật chui vào đường thở, có thể bịt đường thở, gây suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong. Do vậy, trong trường hợp bị sặc, nhất là đối với trẻ nhỏ, nếu có biểu hiện tím tái, khó thở thì phải tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ bằng thủ thuật dùng tay ép chặt vào bụng nhằm tạo một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy dị vật ra khỏi đường hô hấp trên. Sau đó, phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời.

Những bệnh nhân ổn định, nuốt các vật nhỏ, trơn nhẵn, không có bằng chứng của việc tắc nghẽn thực quản, các kết quả chẩn đoán hình ảnh âm tính và không có bằng chứng của tổn thương thường được điều trị bảo tổn, theo dõi trong 24 giờ hoặc lâu hơn để đảm bảo tình trạng bệnh nhân vẫn ổn định; việc thải dị vật qua phân có thể cần vài ngày đến hàng tuần và bố mẹ trẻ nên theo dõi vấn đề này. Khi trẻ hóc dị vật đường thở, các bác sĩ cũng lưu ý, người lớn càng không nên xử trí bằng cách móc họng cho trẻ ói ra vì có thể gây trầy xước niêm mạc họng của bé, có nguy cơ làm dị vật lọt vào sâu hơn.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 25 phút trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 4 giờ trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 8 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 9 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

Top