Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tránh nguy hiểm khi sử dụng bếp cồn

Thứ hai, 15:13 23/09/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bếp cồn đang được nhiều gia đình sử dụng để thay thế bếp gas mini, nhưng do sử dụng không đúng cách mà không ít người đã bị bỏng.

Tránh nguy hiểm khi sử dụng bếp cồn 1

Chị N.T.N đang điều trị tại viện bỏng quốc gia. Ảnh P.Thuận

Các chuyên gia cho rằng, bỏng cồn sẽ để lại vết bỏng sâu, dễ gây biến chứng nặng so với các loại bỏng khác.

BS Trần Đình Hùng – Khoa Hồi sức cấp cứu (Viện Bỏng Quốc gia) cho biết, tai nạn bỏng từ bếp cồn không phải là hiếm gặp, chủ yếu là do ăn lẩu bằng bếp cồn, nướng mực bằng cồn. Có nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng bỏng nặng hơn 50% cơ thể.

Hiện khoa đang điều trị cho cháu L.T.Đ, 10 tuổi ở TP Ninh Bình (Ninh Bình) bị bỏng 20% diện tích cơ thể do bếp cồn. Nguyên nhân là gia đình có việc nên bữa đó dùng bếp cồn nướng mực. Cháu Đ đứng bên cạnh xem. Khi thấy bếp cháy gần hết, một người lấy bình cồn nước châm thêm vào. Bất ngờ bếp bốc cháy khiến cháu Đ bị bỏng ở tay, chân, đầu, cổ. Sau điều trị tích cực, cháu Đ đã qua cơn nguy hiểm nhưng sức khoẻ vẫn còn yếu.

Bếp cồn cũng là nguyên nhân khiến chị N.T.N ở Mê Linh (Hà Nội) phải nhập viện trong tình trạng vết bỏng chiếm diện tích 14% ở mặt, bụng, tay, đùi. Bệnh nhân cho biết, khi mọi người đang ăn lẩu, bếp gần hết cồn, chị cầm bình cồn đổ trực tiếp vào bếp vẫn còn lửa nhỏ. Song vừa chạm vào lửa thì bình cồn bắt lửa cháy bùng lên.

TS.BS Vũ Trọng Tiến – Phó Chủ nhiệm Khoa bỏng người lớn (Viện Bỏng Quốc gia) cũng cho biết, đa phần các vụ tai nạn do bếp cồn gây ra là do lỗi bất cẩn, chủ quan của người sử dụng. Đặc thù của lửa cồn là ngọn lửa xanh nên khó quan sát. Khi cồn cháy chưa hết, họ tưởng đã hết cồn, hết lửa liền đổ thêm cồn vào. Lửa sẽ bùng lên gây bỏng cho người cầm lọ cồn và người xung quanh nếu lọ cồn bắn tung tóe. Đáng lo ngại bỏng cồn thường khiến vết bỏng sâu, dễ gây biến chứng.

Không chỉ gây bỏng, người dùng bếp cồn còn có thể bị ngộ độc nếu cồn có thành phần khí methanol. Theo GS.TS Nguyễn Thị Dụ - nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), cồn khô nếu chiết xuất từ ethanol tinh khiết, độ cồn đạt từ 95% trở lên sẽ không ảnh hưởng sức khoẻ người dùng. Nhưng hiện có rất nhiều loại cồn không rõ nguồn gốc, được chiết xuất từ methanol nhằm thu nhiều lợi nhuận, do giá methanol chỉ bằng nửa ethanol. Hơi của methanol rất độc, có thể hấp thụ qua đường hô hấp gây nhức đầu, cay mắt, nặng có thể ảnh hưởng thị lực, hại thần kinh...

TS Vũ Trọng Tiến cho hay, có nhiều tác nhân gây bỏng khác nhau như: Bỏng điện, bỏng nước sôi, thức ăn nóng, bỏng axít… nhưng cách cấp cứu của từng loại bỏng là khác nhau. Bỏng cồn được xếp vào dạng bỏng lửa và có cách cấp cứu của bỏng lửa. Việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp cho bệnh nhân giảm biến chứng do bỏng.

Khi bị bỏng lửa cồn cần sơ cứu ban đầu như sau:

- Cởi bỏ quần áo, giày dép có tác nhân gây bỏng. Ngâm vào nước lạnh từ 16 – 20 độ ngay những giây phút đầu tiên, càng sớm càng tốt, nếu để từ 15 – 30 phút sau mới ngâm thì ít hoặc không có tác dụng nữa.

- Dùng băng gạc chặt chỗ bỏng và nhanh chóng chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa gần nhất để sơ cứu tránh dị tật về sau.

- Để tránh nhiễm khuẩn tuyệt đối không bôi dầu, mỡ, tương, nước mắm, đắp muối, bùn hay sơ cứu bằng rượu… lên vùng bỏng vì sẽ làm tăng tình trạng sốc, khả năng nhiễm khuẩn vết thương của bệnh nhân. Không làm vỡ các đám da phỏng nước.

Để tránh nguy hiểm từ bếp cồn, TS. BS Vũ Trọng Tiến khuyến cáo, sử dụng bếp cồn cần chú ý để bếp tắt hẳn rồi mới thêm cồn mới, nhất là với cồn nước vì dù không có khả năng gây nổ nhưng lại dễ cháy lan nhanh. Khi mồi lửa lại nên dùng giấy, thanh củi nhỏ, không nên dùng bật lửa quẹt trực tiếp vì dễ gây bỏng. Trong trường hợp bếp đang cháy nếu bỏ cồn vào bếp nên dùng kẹp sắt gắp cồn (cồn khô), bình châm cồn gắn vòi kim loại (cồn nước), không sử dụng bằng tay. Bếp cồn cũng cần mua loại bếp có chất lượng tốt, chắc chắn.    
 
Phương Thuận
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Cô gái 21 tuổi được ghép phổi 30 Tết đã xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau 50 ngày được chăm sóc hậu phẫu tại Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, người bệnh Phạm Anh Thư đã hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Đo huyết áp, huyết áp cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Nhiều người trẻ đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục quá tải bệnh nhân, trong đó nhiều người ở độ tuổi 32-45.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau nửa đầu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Đau nửa đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chứng bệnh này gây phiền toái đến sức khỏe cũng như đời sống của người mắc.

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Top 7 siêu thực phẩm giàu niacin giúp loại bỏ cholesterol xấu tự nhiên

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Niacin (hay vitamin B3), đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quản lý mức cholesterol cao.

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Bé gái 5 tuổi đang chơi bị chó cắn tới tấp, bác sĩ khuyến cáo cách phòng tránh bệnh dại từ vật nuôi

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bị chó cắn là tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vaccine phòng dại kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Ngăn ngừa bệnh tim mạch với thực phẩm rẻ và sẵn có

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc cải thiện chế độ ăn uống để bảo vệ trái tim không nhất thiết phải tốn kém. Một số thực phẩm rẻ và sẵn có dưới đây bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn cho người bị dị ứng thực phẩm

Sống khỏe - 12 giờ trước

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thức ăn và gây ra một số phản ứng có thể nghiêm trọng. Vậy người bị dị ứng thực phẩm nên ăn uống thế nào để phòng tránh dị ứng?

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Người phụ nữ bị suy tuyến thượng thận cấp, suýt chết vì dùng thuốc theo cách này

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ này thường xuyên uống Medrol liều cao để giảm đau, trong khi loại thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Top