Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêm phòng cho con, lợi đơn lợi kép!

Chủ nhật, 13:56 24/10/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - "Đầu tư cho sức khỏe con cái là đầu tư khôn ngoan nhất. Trong đầu tư vào sức khỏe, đầu tư vào vaccin là đầu tư hiệu quả nhất".

TS.BS Lê Thị Ánh Hồng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã chia sẻ như vậy trong buổi trò chuyện "Tiêm chủng - những điều cần biết" diễn ra sáng nay (24/10) tại tòa soạn báo Gia đình&Xã hội 138 A Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội).

Nói về các nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ, BS Ánh Hồng nhấn mạnh đầu tiên đến yếu tố "khách đến chơi nhà". Nhiều gia đình do ngại góp ý, nên để khách đến thăm ôm ấp, hôn, vuốt ve các cháu, dù chân tay chưa được vệ sinh sạch sẽ. Việc tiếp xúc không chọn lọc dễ gây nên nhiều nguy cơ cho trẻ. 
 
Bác sĩ Hồng cho biết, trẻ dưới 5 tuổi hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, cộng với quá trình tiếp xúc không có chọn lọc khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh và quá trình nuôi con trở nên nhọc nhằn hơn. Bởi vậy, rất cần thiết phải tăng cường chủ động phòng bệnh cho các cháu.
 

TS. BS Lê Thị Ánh Hồng chia sẻ kiến thức cần thiết cho các bà bầu.

 
Với trẻ ngay sau khi sinh
 
Cần thiết phải được tiêm phòng lao phổi (BCG).
 
Em bé ngay sau sinh phải có sự kháng thể chủ động vì ko còn ai bảo vệ bé nữa. Phòng lao cần tiêm ngay trong vòng 30 ngày đầu. Thời điểm tiêm tốt nhất là 1 - 2 tuần sau khi sinh. Nếu không có điều kiện, cha mẹ có thể tiêm cho trẻ muộn hơn tuy nhiên không nên để sau một tháng sau sinh.
 
Tiêm vaccin viêm gan siêu vi B (VGB).

Độc giả tham gia nghe tư vấn.

 
Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 10 bà mẹ có ít nhất 1 bà mẹ bị viêm gan B. Nguy cơ lan truyền rất cao tuy nhiên lại là không có nhiều bà mẹ thực sự quan tâm tới vấn đề này.
 
Sau khi sinh, một bên đùi của trẻ sẽ được tiêm kháng huyết thanh, một bên đùi tiêm vaccin. Cần thiết phải tiêm kháng VGB trong 24 giờ đầu, tuy nhiên thực tế làm việc của BS Hồng cho thấy rất nhiều bà mẹ bỏ qua mũi tiêm này vì sợ trẻ có thể tử vong do tiêm viêm gan B.
 
Bằng con mắt khoa học, BS Ánh Hồng phân tích, trẻ có thể bị sốc, bị tử vong nhưng là do các tác nhân khác của quá trình mang thai (như trẻ bị suy tim bẩm sinh…) chứ không phải do tiêm vaccin gây nên. BS Hồng nhấn mạnh, tiêm vaccin phòng viêm gan B hoàn toàn không nguy hiểm, rất cần cho em bé. Trong trường hợp không tiêm được trong vòng 24 giờ thì tiêm ngay sau đó thì càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi, cần thiết phải được tiêm phòng uốn ván.

Anh Đào Phúc Thành (74 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) đưa vợ là chị Vũ Quỳnh Hoa (có thai 4 tháng) chia sẻ:
 
Buổi nói chuyện rất bổ ích. Vợ mình đang mang thai con đầu lòng nên cả hai vợ chồng rất thiếu kinh nghiệm.
 
Mình tiếc là nghe buổi này muộn quá. Giá mà vợ chồng được nghe từ trước khi vợ có bầu thì mình chủ động hơn.
 
Mình muốn nghe cùng vợ để có gì vợ không nhớ mình còn nhắc nhở. Mình nghĩ các ông bố nên nghe để hỗ trợ thêm cho vợ.
Bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không gây tử vong thì có thể để lại biến chứng rất nặng nề cho trẻ. Vì thế, hãy tiêm vacxin DTP & Polio 3 liều tiêm, bắt đầu 2 tháng tuổi, mỗi liều cách nhau 1 - 2 tháng. Sau khi sinh 1 năm cần tiêm mũi thứ 3, mũi tiêm này có tác dụng kéo dài 10 năm.

Ngoài ra, để miễn dịch phòng uốn ván. BS Ánh Hồng cũng khuyến cáo các ông chồng cũng nên được tiêm mũi tiêm quan trọng này. Bác sĩ phân tích những va chạm trong quá trình tham gia giao thông hay các va chạm khác để lại vết thương cũng là “đường dẫn thuận lợi” của căn bệnh này nếu không được tiêm kịp thời.

Trẻ ở giai đoạn này cũng rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng do Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây ra. Trẻ có thể bị viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm nắp thanh quản, nhiễm trùng huyết.. Chúng sẽ để lại di chứng bại não, chậm phát triển tâm thần vận động… khi viêm màng não mủ không được chẩn đoán & điều trị kịp thời. Bởi vậy, các mẹ cần tiêm vaccin Hib cho trẻ bắt đầu từ 2 tháng tuổi, mỗi liều cách nhau 1 - 2 tháng.
 

Đối với trẻ 6 tháng tuổi: trẻ cần được tiêm vaccin phòng cúm 2 liều cách nhau 1 tháng và tiêm nhắc 1 liều mỗi năm.

Đối với trẻ 9 tháng tuổi: Bệnh truyền nhiễm có tính lây nhiễm và gây tử vong cao, dễ kéo theo các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp, tiêu chảy….. cho trẻ nhỏ. BS Hồng khuyến cáo, trẻ ở giai đoạn này cần phải được tiêm vaccin phòng sởi 1 liều, lúc 9 tháng tuổi.

Đừng chờ khi rảnh rỗi mới đưa con đi tiêm

Chị Lê Hồng Liên (Đội 6, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội) cũng được chồng đưa đến tòa soạn từ sớm chia sẻ:
 
Chúng tôi cưới nhau muộn, 34 tuổi, giờ mới có con lần đầu. Ở nông thôn không có điều kiện tiếp cận thông tin nên nghe những buổi như thế này rất bổ ích, tôi có thêm nhiều kiến thức mới.
 
Khi có thai, tôi đã rất lo lắng, nhưng nghe những buổi như thế này mới thấy là còn rất nhiều việc phải làm cả trước và trong khi có thai.
BS Hồng cho biết thực tế khám chữa của mình cho thấy có rất nhiều ông bố bà mẹ chỉ đưa con đi tiêm chỉ khi họ có thời gian mà không qua tâm tới sức khỏe, thể trạng của đứa con mình khi đó. Đây là một quan niệm rất sai lầm bởi tiêm vaccin chỉ có tác dụng khi trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Tiêm phòng là cần thiết nhưng không phải là cấp bách.
 
Trước đó, bố mẹ hãy tự làm bác sĩ cho con mình. Các cháu khỏe mạnh, trong tuần ăn ngủ tốt thì có thể đưa con đi tiêm. Khi đưa con đến tiêm cần nói rõ, chi tiết tình trạng sức khỏe, tiền sử sức khỏe của gia đình, các dấu hiệu cơ thể bất thường như dấu hiệu dị ứng cơ thể trẻ để bác sĩ tiên lượng sự cần thiết thời điểm phải tiêm cho trẻ.

Sau khi tiêm cho trẻ, nên để cháu ở lại tại phòng khám của bác sĩ tối thiểu 30 phút để thử phản ứng trước khi đưa các cháu về.

Một điểm cần lưu ý khác mà rất nhiều bà mẹ bỏ qua là tình trạng sức khỏe của con sau khi tiêm. Các mẹ nên nhớ cần tiếp tục theo dõi sát hơn về sinh hoạt của các cháu xem bé có sốt không, có khó chịu không… Khi thấy con nóng, cần thiết phải cặp nhiệt độ, không nên chủ quan. Với các bé mới sinh, cặp nhiêt độ vào hậu môn là chính xác nhất.

BS Hồng chia sẻ, thực tế có rất nhiều ông bố bà mẹ sau khi tiêm cho con dù đã rất để ý sức khỏe của trẻ nhưng lại quên mất việc dặn dò người thân, ông bà, người giúp việc thay mình để ý từng biểu hiện nhỏ của trẻ lúc vắng nhà để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho trẻ và sự ân hận day dứt suốt cả cuộc đời nhiều bố mẹ chỉ vì những phút bất cẩn.

Các mẹ nên nhớ, cần thiết phải theo dõi sức khỏe, biểu hiện của trẻ trong ba ngày liên tiếp. Lập đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp trẻ sốt cao, ho tím tái…

Ngoài ra, sau mũi tiêm đầu tiên, cha mẹ cần tuân thủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Không nên đưa trẻ đến sớm hơn lịch hẹn. Nếu không có điều kiện có thể lùi lại nhưng không nên để quá xa.

Nghi An
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 12 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 13 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top