Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thông điệp không thể bỏ qua từ các con số có trên hộp nhựa

Thứ sáu, 08:30 25/05/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các chuyên gia khuyến cáo, các chất độc thôi nhiễm từ các sản phẩm nhựa không gây hậu quả ngay mà “ăn mòn” dần dần trong cơ thể. Do đó, người tiêu dùng không nên “chưa thấy hậu quả gì” mà chủ quan. Đặc biệt, không dùng các lọ nhựa để ngâm rượu, đựng dấm hoặc ngâm các loại nước trái cây, nhất là các loại trái cây có tính axit cao từ năm này qua năm khác để tránh “rước” độc vào người.


Các chất hóa học từ bình nhựa dùng ngâm hoa quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.     Ảnh: TL

Các chất hóa học từ bình nhựa dùng ngâm hoa quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Ảnh: TL

Ngâm một lần, uống… vài năm

Chớm hè, chị Lê Quỳnh Tâm (ở Ứng Hòa, Hà Nội) lại hí hửng lôi các bình hoa quả ngâm ra để “giải nhiệt” cho cả nhà. Nào là sấu, mơ, dâu, atisô được đựng trong các lọ nhựa lớn, bé với màu sắc khác nhau. Chị Tâm cho biết, nước hoa quả ngâm đã trở thành một thức uống không thể thiếu đối với gia đình chị mỗi khi hè về. Và theo chị, ngâm càng lâu, nước uống sẽ càng ngon. “Lọ sấu tôi ngâm đã gần 3 năm nay, giờ uống vẫn ngon. Lọ mơ cũng thế. Đã gọi là nước ngâm, tất nhiên phải ngâm lâu thì nó mới “ngấu”, chị Tâm cho biết.

Theo lời chị Tâm, trước khi ngâm hoa quả, chị cũng cân nhắc giữa việc dùng bình thủy tinh hay dùng bình nhựa. Tuy nhiên, do bình thủy tinh nặng, dễ vỡ, bất tiện mỗi khi lấy ra lấy vào nên chị quyết định chọn bình nhựa. Khi chúng tôi thắc mắc về độ an toàn của việc ngâm hoa quả trong các lọ nhựa, chị Tâm quả quyết: “Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người làm thế (ngâm hoa quả trong lọ nhựa – PV). Các lọ nhựa, tôi đều mua trong siêu thị nên chắc là an toàn, không vấn đề gì”(!?).

Bàn về vấn đề này, TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật hóa học (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Về nguyên tắc hóa học, không nên dùng các đồ nhựa để đựng rượu, dấm ăn và để ngâm các loại trái cây có tính axit cao như chanh, sấu, me, mơ... Vì khi đó, các dung môi hữu cơ có trong rượu, dấm ăn và các axit trong các loại trái cây có thể hòa tan một phần các sản phẩm từ nhựa, nhất là thời gian ngâm càng lâu, khả năng hòa tan, thôi nhiễm nhựa vào sản phẩm càng nhiều, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Theo TS Trần Quang Tùng, để hiểu mức độ gây hại của chúng như thế nào, trước hết, người tiêu dùng nên hiểu rõ về nhựa. “Có rất nhiều loại nhựa khác nhau. Thông thường, trên các sản phẩm làm từ nhựa sẽ có ký hiệu dạng hình tam giác với các mũi tên và có đánh số ở giữa. Đây chính là dấu hiệu để người tiêu dùng phân biệt được các loại nhựa và cách thức sử dụng chúng cho phù hợp.

Cụ thể, có 7 loại nhựa khác nhau, được đánh số thứ tự từ 1 đến 7. Trong đó, có thể chia thành hai nhóm chính. Một là nhựa chỉ có Cacbon và Hydro hay còn gọi là Hydrocacbon. Nhóm nhựa này có thể nói là ít gây độc hại, thường là số 1, 2, 4, 5. Nhóm thứ hai được đánh các số 3, 6, 7. Cả ba loại nhựa này được cảnh báo là độc, phải hạn chế sử dụng trong các đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em. Đặc biệt, không được sử dụng chúng nhiệt độ cao. Vì khi ở nhiệt độ cao, khả năng phát tán chất độc sẽ tăng lên rất mạnh”, TS Trần Quang Tùng phân tích.

TS Trần Quang Tùng cũng cho biết thêm, ngay cả với nhựa không độc hại nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Bởi lẽ, khi tạo nên một sản phẩm nhựa nào đó, thường kèm ba yếu tố. Một là chất nhựa, hai là chất hóa dẻo, ba là chất tạo màu. Do đó, cứ cho là nhựa nguyên chất lành tính nhưng các chất hóa dẻo và chất tạo màu hóa học có trong sản phẩm nhựa đó hoàn toàn vẫn có nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

Chẳng hạn, theo TS Trần Quang Tùng, chất hóa dẻo thường là Este của các hợp chất hữu cơ như DBP. Theo một số nghiên cứu, DBP có khả năng gây quái thai và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Do đó, ở Mỹ, chất này bị cấm dùng trong các đồ chơi trẻ em và một số vật dụng trong gia đình. Còn phẩm màu hóa học thường chứa các kim loại nặng (chì, Mangan, Titan, Asen…) để tạo màu sắc bắt mắt. Khi bị ngộ độc kim loại nặng, người tiêu dùng có nguy cơ bị ung thư.

Hãy là người tiêu dùng thông minh

TS Trần Quang Tùng cho biết, các chất độc thôi nhiễm từ các sản phẩm nhựa không gây hậu quả ngay mà “ăn mòn” dần dần trong cơ thể. Do đó, người tiêu dùng không nên “chưa thấy hậu quả gì” mà chủ quan. Đặc biệt, không dùng các lọ nhựa để ngâm rượu, đựng dấm hoặc ngâm các loại nước trái cây, nhất là các loại trái cây có tính axit cao từ năm này qua năm khác để tránh “rước” độc vào người.

Ngoài ra, theo TS Trần Quang Tùng, nhiều người có thói quen tái sử dụng các loại chai, lọ nhựa không đúng với mục đích ban đầu của nhà sản xuất. Việc này tiềm ẩn nguy cơ gây hại. TS Tùng lấy ví dụ, một chai đựng nước lọc được đánh số 1, nghĩa là khi chai nhựa này chỉ dùng đựng nước ở nhiệt độ thường thì hoàn toàn không gây hại. Tuy nhiên, nếu đem tái sử dụng chai này để đựng rượu, dấm ăn hay các loại nước ngâm có tính axit cao thì khả năng gây hại hoàn toàn có thể xảy ra.

Do đó, TS Trần Quang Tùng khuyến cáo, người tiêu dùng nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn và tái sử dụng đồ nhựa. Khi chọn đồ nhựa, tốt nhất nên chọn các loại nhựa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi mua, nên chọn các sản phẩm không màu để hạn chế nhiễm độc từ chất tạo màu hóa học. Bên cạnh đó, nên lật phần đáy để quan sát các ký hiệu để nhận biết được thành phần hóa học trong sản phẩm nhựa. Nếu sản phẩm không có ký hiệu hình tam giác có mũi tên thì tốt nhất không nên chọn.

Ý nghĩa các ký hiệu trên sản phẩm nhựa

Số 1: Là loại nhựa Polyethylene Terephtalate hay còn được gọi là PET. Loại nhựa này nói chung là an toàn. Tuy nhiên, không nên dùng ở nhiệt độ cao.

Số 2: Là loại nhựa có tỷ trọng Polyethylene cao, hay còn được gọi là HDPE. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn và khả năng tích tụ vi khuẩn thấp.

Số 3: Là loại nhựa được làm từ Polyvinyl clorua hoặc PVC. Trong thành phần của nhựa PVC có chứa Phthalates - một trong những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của Hormone, do đó, nó được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, thông thường là đựng đồ ăn nóng hoặc nước nóng.

Số 4: Polypropylene (PP) là loại nhựa được xem là an toàn nhất trong các loại nhựa.

Số 5: Loại nhựa này được xem là an toàn và ngày càng được chấp nhận bởi chương trình tái chế.

Số 6: Nhựa Polystyren (PS) là loại đồ nhựa có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi đun nóng. Do đó, nên tránh xa các loại đồ nhựa mang nhãn số 6.

Số 7: Đây là sản phẩm từ hỗn hợp các loại chất dẻo, trong đó có Polycarbonate và chất BPA rất đáng sợ. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính... Rất khó để tái chế nhựa số 7 và các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Ăn thịt đỏ, đồ chiên rán, chế biến sẵn, ăn uống thất thường... tế bào ung thư có thể ghé thăm cơ thể bạn bất cứ lúc nào. Cần tránh xa những đồ ăn dù hấp dẫn, ngon miệng này.

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

5 loại thuốc có thể gây khô âm đạo và cách xử trí

Sống khỏe - 13 giờ trước

Khô âm đạo có thể gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, giảm hứng thú trong “cuộc yêu”, nhiễm trùng đường tiết niệu… Có nhiều nguyên nhân gây khô âm đạo, nhưng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này…

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Việc hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ăn kiêng cho khả năng sinh sản cũng rất cần thiết.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau khoai lang là "kho tàng vitamin", riêng lượng vitamin B2 trong rau khoai lang đã nhiều gấp 10 lần so với củ khoai lang. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa...

Top